Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (Trường Đại học Công thương Thành phố Hồ Chí Minh) | |
---|---|
Địa chỉ | |
Thông tin | |
Tên khác | HCMC University of Food Industry |
Loại | Đại học công lập |
Khẩu hiệu | Nhân văn - Đoàn kết - Tiên phong - Đổi mới. |
Thành lập | 1982 |
Hiệu trưởng | PGS. TS. Nguyễn Xuân Hoàn |
Website | [1] |
Thông tin khác | |
Viết tắt | HUFI |
Tổ chức và quản lý | |
Phó hiệu trưởng | PGS. TS. Lê Thị Hồng Ánh; TS. Thái Doãn Thanh |
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh (tiếng Anh: Ho Chi Minh City University of Food Industry) là một là một đơn vị giáo dục trực thuộc Bộ Công Thương, đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, đa cấp độ chuyên đào tạo về các nhóm ngành kỹ thuật, có thế mạnh trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm, được thành lập ngày 9 tháng 9 năm 1982.[1]
Lịch sử phát triển[sửa | sửa mã nguồn]
Trường được thành lập trên cơ sở nâng cấp Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, trực thuộc Bộ Công thương, là cơ sở giáo dục Đại học công lập theo cơ chế tự chủ.
Năm 1982: Trường được thành lập theo quyết định số 986/CNTP, ngày 9/9/1982 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm với tên gọi: Trường Cán bộ Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh;
Năm 1987: Trường được đổi tên thành Trường Trung học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 25 CNTP/TCCB ngày 3/5/1987 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp Thực phẩm;
Năm 2001: Trường được nâng cấp lên Trường Cao đẳng Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh theo quyết định số 18/QĐ-BGD&ĐT -TCCB ngày 2/1/2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo;
Năm 2010: Trường chính thức trở thành Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh theo Quyết định số 284/QĐ-TTg, thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh của Thủ tướng Chính phủ.
Đến năm 2035, phát triển Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh theo định hướng ứng dụng hàng đầu của quốc gia, có vị thế trong khu vực và quốc tế, luôn tiên phong trong lĩnh vực khoa học và công nghệ thực phẩm.
Ngày 19 tháng 10 năm 2022, Bộ Công Thương đã có văn bản chấp thuận đề xuất của Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TPHCM đổi tên thành Trường Đại học Công Thương TPHCM.[2]
Các Đơn vị trong Trường[sửa | sửa mã nguồn]
Các Khoa (14)[sửa | sửa mã nguồn]
- Khoa công nghệ thực phẩm
- Khoa sinh học và môi trường
- Khoa công nghệ hóa học
- Khoa công nghệ thông tin
- Khoa công nghệ điện - điện tử
- Khoa may - thiết kế thời trang
- Khoa công nghệ cơ khí
- Khoa tài chính kế toán
- Khoa ngoại ngữ
- Khoa quản trị kinh doanh
- Khoa khoa học ứng dụng
- Khoa chính trị - luật
- Khoa giáo dục thể chất và quốc phòng, an ninh
- Khoa du lịch và ẩm thực
Các Phòng ban, Viện (10)[sửa | sửa mã nguồn]
- Phòng công tác sinh viên và thanh tra giáo dục
- Phòng quản trị thiết bị
- Phòng kế hoạch tài chính
- Phòng tổ chức hành chính
- Phòng đào tạo
- Phòng khoa học công nghệ
- Phòng sau đại học và hợp tác quốc tế
- Viện nghiên cứu chiến lược
- Viện nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao công nghệ
- Viện nghiên cứu chuyển đổi số
Các Trung tâm (10)[sửa | sửa mã nguồn]
- Trung tâm quản lý chất lượng
- Trung tâm công nghệ thông tin
- Trung tâm thông tin thư viện
- Trung tâm thí nghiệm thực hành
- Trung tâm phân tích quốc tế
- Trung tâm giáo dục phổ thông
- Trung tâm dịch vụ
- Trung tâm tuyển sinh & truyền thông
- Trung tâm tư vấn pháp luật HUFI
- Trung tâm bồi dưỡng và khảo thí ngoại ngữ
Các Công ty (03)[sửa | sửa mã nguồn]
- Công ty FoodTech
- Công ty du lịch HUFI
- Công ty dịch vụ tài chính kế toán HUFI
Đào tạo[sửa | sửa mã nguồn]
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh là một cơ sở giáo dục đại học công lập đa ngành các ngành. Trường có quy mô đào tạo trên 20.000 học sinh – sinh viên – học viên.
Trường có 34 ngành đào tạo trình độ đại học, bao gồm:
1. Công nghệ thông tin;
2. An toàn thông tin;
3. Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử;
4. Công nghệ điều khiển và tự động hoá;
5. Công nghệ kỹ thuật cơ điện tử;
6. Công nghệ chế tạo máy;
7. Công nghệ kỹ thuật hóa học;
8. Công nghệ vật liệu;
9. Công nghệ thực phẩm;
10. Đảm bảo chất lượng & an toàn thực phẩm;
11. Khoa học dinh dưỡng và ẩm thực;
12. Khoa học nấu ăn;
13. Công nghệ chế biến thủy sản;
14. Khoa học thủy sản;
15. Công nghệ sinh học;
16. Công nghệ kỹ thuật môi trường;
17. Quản lý tài nguyên và môi trường;
18. Công nghệ dệt may;
19. Quản trị dịch vụ du lịch lữ hành;
20. Quản trị dịch vụ nhà hàng ăn uống;
21. Quản trị khách sạn;
22. Kế toán;
23. Tài chính ngân hàng;
24. Quản trị kinh doanh;
25. Marketing;
26. Kinh doanh quốc tế;
27. Ngôn ngữ Anh;
28. Ngôn ngữ Trung Quốc;
29. Luật kinh tế.
30. Kỹ thuật nhiệt;
31. Quản lý năng lượng;
32. Kỹ thuật hóa phân tích;
33. Kinh doanh may, thời trang;
34. Quản trị kinh doanh thực phẩm.
Trường đào tạo 10 ngành trình độ thạc sĩ, bao gồm:
1. Công nghệ thực phẩm;
2. Kỹ thuật cơ khí;
3. Kỹ thuật hoá học;
4. Kỹ thuật điện;
5. Kỹ thuật môi trường;
6. Công nghệ Sinh học;
7. Quản trị kinh doanh;
8. Tài chính;
9. Công nghệ thông tin;
10. Quản trị khách sạn và dịch vụ nhà hàng.
Trường đào tạo 03 ngành trình độ tiến sĩ, bao gồm:
1. Công nghệ thực phẩm;
2. Quản trị kinh doanh;
3. Khoa học môi trường.
Cơ sở vật chất[sửa | sửa mã nguồn]
- Cơ sở chính: 140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này có diện tích 11.000 m², bao gồm 93 phòng học, 1 giảng đường (sức chứa 500 chỗ), 27 phòng làm việc, 1 phòng khách, 1 thư viện, 18 phòng thực hành tin học, 1 phòng Big data.
- Cơ sở 2: 93 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này có diện tích 5.000 m² bao gồm 120 phòng thí nghiệm, thực hành dành cho khối hoá, thực phẩm, môi trường, công nghệ sinh học, thủy sản, dinh dưỡng.
- Cơ sở 3: 337 Tân Kỳ Tân Quý, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này thuộc Trung tâm Giáo dục phổ thông quản lý.
- Cơ sở 4: 31 Chế Lan Viên, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Cơ sở này thuộc Khoa Công nghệ Điện-Điện tử, Khoa Công nghệ Cơ Khí, Khoa May - Thiết kế thời trang, Khoa Du lịch và Ẩm thực.
- Cơ sở 5: 73/1 Nguyễn Đỗ Cung, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh thuộc Khoa giáo dục thể chất và Quốc phòng An ninh quản lý.
- Cơ sở 6: 15 Lương Minh Nguyệt, P. Tân Thới Hòa, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh. Đây là cơ sở đào tạo cao đẳng và Trung học phổ thông thuộc Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở 7: Ấp Giồng Trôm, tỉnh Trà Vinh có diện tích 18 ha, phục vụ công tác đào tạo nguồn nhân lực cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
- Khu Ký túc xá: Diện tích 1.430 m2, 8 tầng gồm 96 phòng tại 102-104-106 Nguyễn Quý Anh, P. Tân Sơn Nhì, Q. Tân Phú, Tp Hồ Chí Minh.
Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]
- Website Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh
- Hình ảnh công bố Quyết định Thành lập Trường Đại học Công nghiệp Thực Phẩm Tp.HCM
- [2]
- http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30085&cn_id=389972
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ “ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM”.
- ^ “Bộ Công Thương đồng ý đề xuất đổi tên Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM”. laodong.vn. 19 tháng 10 năm 2022. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2022.
Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]
Dữ liệu liên quan tới Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh tại Wikispecies