Trương Hoằng Phạm
Trương Hoằng Phạm 張弘範 | |
---|---|
Hoài Dương vương | |
Tên chữ | Trọng Trù |
Thụy hiệu | Võ Lược; Hiến Võ; Trung Võ; Võ Liệt |
Binh nghiệp | |
Phục vụ | Nguyên Mông |
Tham chiến | |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | |
Ngày sinh | 1238 |
Quê quán | huyện Định Hưng |
Mất | |
Thụy hiệu | Võ Lược |
Ngày mất | 1280 |
Giới tính | nam |
Gia quyến | |
Thân phụ | Trương Nhu |
Hậu duệ | Trương Khuê |
Nghề nghiệp | nông dân |
Quốc tịch | nhà Nguyên |
Truy phong | |
Thụy hiệu | |
Võ Liệt 1280, bởi Nguyên Thế Tổ | |
Trung Võ 1311, bởi Nguyên Vũ Tông | |
Hiến Võ 1319, bởi Nguyên Nhân Tông | |
Tước hiệu | |
Tề quốc công 1311, bởi Nguyên Vũ Tông | |
Hoài Dương vương 1319, bởi Nguyên Nhân Tông | |
Trương Hoằng Phạm (giản thể: 张弘范; phồn thể: 張弘範; bính âm: Zhāng Hóngfàn; Wade–Giles: Chang Hung-fan, 1238–1280) là một viên tướng lãnh người Hán[1] dưới trướng của nhà Nguyên Mông vào thế kỷ thứ XIII trong lịch sử Trung Quốc. Trương Hoằng Phạm là viên tướng chỉ huy đợt tấn công truy đuổi hoàng gia nhà Tống trong trận đánh cuối cùng ở Nhai Sơn trong trận Nhai Môn, với chiến thắng quyết định của Trương Hoằng Phạm, nhà Tống chấm dứt tồn tại, nhà Nguyên cai trị toàn bộ Trung Hoa.[2] Trương Hoằng Phạm cũng được biết đến là người đã tổ chức bắt gọn Văn Thiên Tường, một nhân vật đề kháng cuối cùng của nhà Tống.[3]
Xuất thân
[sửa | sửa mã nguồn]Trương Hoằng Phạm sinh vào năm thứ 10 thời Oa Khoát Đài (1238), là con trai thứ 9 của danh tướng Trương Nhu - một trong bốn vị tướng người Hán đi theo phò tá Thành Cát Tư Hãn. Tuy xuất thân nhà võ quan, nhưng Trương được cho là có khí chất thi nhân.[4] Năm Trung Thống thứ 3 (1262), Trương làm Hành quân tổng quản, tham gia thảo phạt tướng Lý Đàn ở Tế Nam. Năm Chí Nguyên thứ 6 (1269), Trương 3 lần đến Tương Dương tham dự trận Phàn Thành.
Chiến công
[sửa | sửa mã nguồn]Vào năm 1279, lực lượng truy đổi của Trương Hoằng Phạm được tăng viện nhờ quân của Lý Hằng. Chỉ huy quân Tống là Trương Thế Kiệt cho xích cả ngàn con thuyền của quân Tống lại với nhau nhằm che chở cho chiếc thuyền của Tống Đế Bính nằm ở trung quân, quân Tống có lực lượng đông tới 200.000 người (nhưng thực tế trong số này có rất nhiều quan lại, người hầu). Các thuyền chiến của quân Tống đều được trát bùn để chống hỏa công.
Đứng trước lực lượng hùng hậu của đối phương, Trương Hoằng Phạm quyết định không tấn công trực tiếp mà bao vây khu vực Nhai Môn, cắt đứt hoàn toàn mọi đường liên lạc và tiếp tế của quân Tống với bên ngoài. Ngày 18 tháng 3 năm 1279, Trương Hoằng Phạm bắt đầu lập kế hoạch tấn công quân Tống, ông quyết định không dùng đại bác công phá vì cho rằng nó sẽ phá vỡ chuỗi xích gắn liền các thuyền Tống với nhau khiến chúng dễ dàng chạy thoát.
Ngày 19 tháng 3 năm 1279, Trương Hoằng Phạm chia quân Nguyên ra làm bốn phần trong đó 3 phần tấn công quân Tống từ các hướng Đông, Bắc và Nam còn đích thân Trương Hoằng Phạm chỉ huy một đội chiến thuyền dự bị. Lực lượng ô hợp và mệt mỏi của quân Tống nhanh chóng bị quân Nguyên thiện chiến áp đảo, kết quả là đội hình chiến thuyền Tống trở nên hỗn loạn và dần dần thất bại.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Jay, 594.
- ^ Giles, Herbert (1898). “Chang Hung-fan”. A Chinese Biographical Dictionary. London: Bernard Quaritch.
- ^ Jay, 592.
- ^ 《元史·張弘範傳》:"張弘範,字仲疇,柔第九子也。善馬槊,頗能為歌詩"
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- Jay, Jennifer W. "Memoirs and Official Accounts: The Historiography of the Song Loyalists," Harvard Journal of Asiatic Studies (Volume 50, Number 2, 1990): 589–612.
- Giles, Herbert (1898). "Chang Hung-fan". A Chinese Biographical Dictionary. London: Bernard Quaritch.