Trận thành Phủ Sơn

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bao vây thành Phủ Sơn
Một phần của Chiến tranh Nhâm Thìn
The Siege of Busan Castle.
Quân Nhật công chiếm thành Phủ Sơn
Thời gian24 tháng 5 năm 1592[1]
Địa điểm
Kết quả

Quân Nhật chiến thắng

  • Thành Phủ Sơn bị cướp phá
Tham chiến
Nhật Bản (nhà Toyotomi) Vương quốc Triều Tiên
Chỉ huy và lãnh đạo
Lực lượng
16.700 lính[2] 600 lính[3] 8.000 thường dân[2].
Thương vong và tổn thất
Không rõ 1.200-8.500 chết[4][5]
200 bị bắt[4]
Quân Nhật cướp phá Phủ Sơn.

Trận thành Phủ Sơn (tức Busan) diễn ra vào ngày 24 tháng 5 năm 1592 giữa quân Nhật và quân Triều Tiên. Trận đánh tại Phủ Sơn cùng trận đánh tại trấn Đa Đại là hai trận mở màn của cuộc chiến tranh Nhật Bản-Triều Tiên (1592-1598).[6]

Bối cảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Quân Nhật gồm 400 tàu vận tải chở 18.700 lính dưới sự chỉ huy của Konishi Yukinaga khởi hành từ đảo Đối Mã (Tsushima) vào ngày 23 tháng 5 và đến cảng Phủ Sơn mà không gặp phải bất kỳ chướng ngại vật nào. Tướng giữ thành Phủ Sơn là Trịnh Bát (Yeong Bal) phát hiện hạm đội Nhật khi đang đi săn trên đảo Ảnh (Yeongdo) nằm ngoài khơi cảng Phủ Sơn và lập tức quay trở về thành chuẩn bị cho việc phòng thủ.[7] Daimyō đảo Đối Mã là Sō Yoshitoshi (người từng trong đoàn sứ giả sang Triều Tiên năm 1589) đích thân lên một chiếc thuyền mang thư đến cho Trịnh Bát, yêu cầu ông này ra lệnh cho binh sĩ của mình giải giáp, để cho quân Nhật hành quân sang Trung Quốc. Do không có câu trả lời, quân Nhật đổ bộ vào 4 giờ sáng ngày sau đó.[8]

Hạm đội 150 thuyền của Triều Tiên nằm bất động khi chỉ huy tả đạo của Khánh ThượngPhác Hoằng báo hữu đạo của Khánh Thượng là Nguyên Quân, nhưng ông này lầm tưởng hạm đội xâm lược chỉ là một hạm đội thuyền buôn.[9]

Các chỉ huy quân Nhật bao gồm Konishi, Sō, Matsura Shigenobu, Arima Harunobu, Ōmura YoshiakiGotō Mototsugu cũng như một số binh lính đều là tín hữu Cơ Đốc giáo.[10] Konishi dẫn một cánh quân nhỏ đánh trấn Đa Đại trong khi So dẫn đại quân công đánh thành Phủ Sơn.[7]

Trận chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Vào sáng ngày 24 tháng 5 năm 1492, Sō Yoshitoshi một lần nữa Trịnh Bát để cho quân Nhật đi qua, bảo đảm rằng ông ta cùng môn hạ của mình sẽ an toàn. Tuy nhiên, Trịnh Bát từ chối nói rằng bổn phận của ông là giữ thành, chỉ khi nào có chiếu chỉ từ Hán Thành thì ông mới mở thành. Không thuyết phục được Trịnh Bát, Sō Yoshitoshi hạ lệnh tấn công.[9] Ban đầu, quân Nhật cố gắng đánh chiếm cổng Nam nhưng gặp nhiều tổn thất phải đổi sang đánh cổng Bắc. Quân Nhật trèo lên một ngọn núi, dùng súng hỏa mai bắn vào quân Triều Tiên trong thành.[5] Quân Triều Tiên vốn chỉ dùng cung và giáo nên tầm bắn không bằng súng quân Nhật. Chẳng bao lâu, quân Triều Tiên hết tên, còn Trịnh Bát trúng đạn chết vào khoảng 9 giờ sáng. Biết tin chủ tướng đã tử trận, quân Triều Tiên đánh mất hết sĩ khí và thành Phủ Sơn thất thủ.[6]

Sau trận chiến[sửa | sửa mã nguồn]

Sau khi vào thành, quân Nhật ra sức chém giết. Cả "đàn ông, đàn bà lẫn chó mèo đều bị chặt đầu".[4] Theo sử Nhật, quân Nhật đã giết tổng cộng 8.500 người tại Phủ Sơn và bắt 200 người làm tù binh.[9]

Chỉ huy Hải quân Tả đạo Khánh Thượng Bak Hong theo dõi Phủ Sơn thất thủ từ xa. Ông cho đánh đắm hạm đội gồm 100 tàu của mình, trong đó bao gồm hơn 50 tàu chiến được trang bị pháo cũng như phá hủy vũ khí và lương thảo để chúng không rơi vào tay người Nhật. Từ bỏ binh sĩ của mình, ông ta chạy về Hán Thành.[4]

Ngày hôm sau, Konishi hợp quân rồi tiến đánh thành Đông Lai nằm cách Phủ Sơn khoảng 10 km về phía đông bắc trên trục đường chính tới Hán Thành.[11]

Hậu quả[sửa | sửa mã nguồn]

Với việc cảng Phủ Sơn rơi vào tay quân Nhật, khu vực này trở thành địa điểm đổ bộ của những lần triển khai tiếp theo của quân Nhật tới Triều Tiên trong suốt thời gian cuộc chiến, đáng chú ý là đội quân lớn do Kato Kiyomasa chỉ huy và quân đội nhỏ dưới sự chỉ huy của Kuroda Nagamasa. Đây cũng là địa điểm trung chuyển lương thảo chính của quân Nhật trong cuộc chiến.

Để tưởng niệm trận chiến, chính quyền Hàn Quốc đã cho dựng một bức tượng của Trịnh Bát bên cạnh lãnh sự quán Nhật tại Phủ Sơn.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Turnbull 2008, tr. 10.
  2. ^ a b Luís Fróis《historia de japam》
  3. ^ 조선왕조실록 (Veritable Records of the Joseon Dynasty) 명종실록 (Annals of King Myeongjong) 12권(volume 12), 명종 6년 10월 24일 무인 1번째기사| A record of the size and number of troops in the Busanjin garrison.
  4. ^ a b c d Hawley 2005, tr. 145.
  5. ^ a b Swope 2009, tr. 89.
  6. ^ a b Turnbull 2008, tr. 23-24.
  7. ^ a b c Turnbull 2008, tr. 23.
  8. ^ Hawlely 2005, tr. 235-245.
  9. ^ a b c Hawlely 2005, tr. 142.
  10. ^ Hawlely 2005, tr. 241.
  11. ^ Turnbull 2008, tr. 24.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Alagappa, Muthiah (2003), Asian Security Order: Instrumental and Normative Features, Stanford University Press, ISBN 978-0-8047-4629-8
  • Arano, Yasunori (2005), The Formation of a Japanocentric World Order, International Journal of Asian Studies
  • Brown, Delmer M. (tháng 5 năm 1948), “The Impact of Firearms on Japanese Warfare, 1543–1598”, The Far Eastern Quarterly, 7 (3): 236–53
  • Eikenberry, Karl W. (1988), “The Imjin War”, Military Review, 68 (2): 74–82
  • Ha, Tae-hung; Sohn, Pow-key (1977), 'Nanjung Ilgi: War Diary of Admiral Yi Sun-sin, Yonsei University Press, ISBN 978-89-7141-018-9
  • Haboush, JaHyun Kim (2016), The Great East Asian War and the Birth of the Korean Nation
  • Hawley, Samuel (2005), The Imjin War, The Royal Asiatic Society, Korea Branch/UC Berkeley Press, ISBN 978-89-954424-2-5
  • Jang, Pyun-soon (1998), Noon-eu-ro Bo-nen Han-gook-yauk-sa 5: Gor-yeo Si-dae (눈으로 보는 한국역사 5: 고려시대), Park Doo-ui, Bae Keum-ram, Yi Sang-mi, Kim Ho-hyun, Kim Pyung-sook, et al., Joog-ang Gyo-yook-yaun-goo-won. 1998-10-30. Seoul, Korea.
  • Kim, Ki-chung (Fall 1999), “Resistance, Abduction, and Survival: The Documentary Literature of the Imjin War (1592–8)”, Korean Culture, 20 (3): 20–29
  • Kim, Yung-sik (1998), “Problems and Possibilities in the Study of the History of Korean Science”, Osiris, 2nd Series, 13: 48–79, JSTOR 301878
  • 桑田忠親 [Kuwata, Tadachika], ed., 舊參謀本部編纂, [Kyu Sanbo Honbu], 朝鮮の役 [Chousen no Eki] (日本の戰史 [Nihon no Senshi] Vol. 5), 1965.
  • Neves, Jaime Ramalhete (1994), “The Portuguese in the Im-Jim War?”, Review of Culture, 18: 20–24
  • Niderost, Eric (tháng 6 năm 2001), “Turtleboat Destiny: The Imjin War and Yi Sun Shin”, Military Heritage, 2 (6): 50–59, 89
  • Niderost, Eric (tháng 1 năm 2002), “The Miracle at Myongnyang, 1597”, Osprey Military Journal, 4 (1): 44–50
  • Park, Yune-hee (1973), Admiral Yi Sun-shin and His Turtleboat Armada: A Comprehensive Account of the Resistance of Korea to the 16th Century Japanese Invasion, Shinsaeng Press
  • Rockstein, Edward D. (1993), Strategic And Operational Aspects of Japan's Invasions of Korea 1592–1598 1993-6-18, Naval War College
  • Sadler, A. L. (tháng 6 năm 1937), “The Naval Campaign in the Korean War of Hideyoshi (1592–1598)”, Transactions of the Asiatic Society of Japan, Second Series, 14: 179–208
  • Sansom, George (1961), A History of Japan 1334–1615, Stanford University Press, ISBN 978-0-8047-0525-7
  • Sohn, Pow-key (April–June 1959), “Early Korean Painting”, Journal of the American Oriental Society, 79 (2): 96–103, JSTOR 595851
  • Stramigioli, Giuliana (tháng 12 năm 1954), “Hideyoshi's Expansionist Policy on the Asiatic Mainland”, Transactions of the Asiatic Society of Japan, Third Series, 3: 74–116
  • Strauss, Barry (Summer 2005), “Korea's Legendary Admiral”, MHQ: The Quarterly Journal of Military History, 17 (4): 52–61
  • Swope, Kenneth M. (2006), “Beyond Turtleboats: Siege Accounts from Hideyoshi's Second Invasion of Korea, 1597–1598”, Sungkyun Journal of East Asian Studies, 6 (2): 177–206
  • Swope, Kenneth M. (2005), “Crouching Tigers, Secret Weapons: Military Technology Employed During the Sino-Japanese-Korean War, 1592–1598”, The Journal of Military History, 69: 11–42
  • Swope, Kenneth M. (tháng 12 năm 2002), “Deceit, Disguise, and Dependence: China, Japan, and the Future of the Tributary System, 1592–1596”, The International History Review, 24 (4): 757–1008
  • Swope, Kenneth M. (2009), A Dragon's Head and a Serpent's Tail: Ming China and the First Great East Asian War, 1592–1598, University of Oklahoma Press
  • Turnbull, Stephen (2002), Samurai Invasion: Japan's Korean War 1592–98, Cassell & Co, ISBN 978-0-304-35948-6
  • Turnbull, Stephen (2008), The Samurai Invasion of Korea 1592-98, Osprey Publishing Ltd
  • Turnbull, Stephen (1998), The Samurai Sourcebook, Cassell & Co, ISBN 978-1-85409-523-7
  • Villiers, John (1980), SILK and Silver: Macau, Manila and Trade in the China Seas in the Sixteenth Century (A lecture delivered to the Hong Kong Branch of the Royal Asiatic Society at the Hong Kong Club. 10 June 1980). The HKUL Digital Initiatives Liên kết ngoài trong |title= (trợ giúp)
  • Yi, Min-woong (2004), Imjin Wae-ran Haejeonsa: The Naval Battles of the Imjin War [임진왜란 해전사], Chongoram Media [청어람미디어], ISBN 978-89-89722-49-6

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]