Nếu bạn bị cấm vì một việc gì đó bạn đã thực hiện, bạn không nên tạo một tài khoản mới để nộp đơn kháng cáo hoặc tiếp tục chỉnh sửa. Điều này được coi là dùng tài khoản rối và tài khoản mới thường cũng sẽ bị cấm. Khiếu nại liên quan đến một án cấm hiện có nên được gửi như mô tả dưới đây.
Điều này có nghĩa là gì?
Cấm là gì?
Cấm là một phương cách được dùng để bảo vệ Wikipedia tránh khỏi việc sử dụng sai trái, hoặc sự sửa đổi vi phạm quy định về soạn thảo. Một khi hết hạn cấm, những lần cấm đó sẽ trở thành lịch sử trừ phi có vấn đề xảy ra. Lệnh cấm có thể áp dụng cho thành viên đã có tài khoản, một địa chỉ IP, hoặc một dải các IP. Một số tính năng tự động sẽ xác định các cách sử dụng chưa bị cấm mà rõ ràng nên bị cấm; điều này có thể nhanh chóng được sửa chữa nếu có sai sót.
Những nguyên nhân thường gặp nhất
Vấn đề với hành vi hoặc chỉnh sửa của bạn tại Wikipedia (dưới bất kỳ tài khoản hoặc địa chỉ IP nào) - Tài khoản của bạn hoặc địa chỉ IP kết nối đến tài khoản đã bị dùng một cách sai trái và có một mối quan hệ liên quan đến chỉnh sửa của bạn. Lý do có thể được nêu trong hộp ở trên.
Vấn đề với tên người dùng của bạn - tên người dùng của bạn không phù hợp và đã bị chặn, bạn cần phải chọn một tên khác trước khi tiếp tục.
Vô tình kích hoạt hệ thống chống phá hoại - Địa chỉ IP của bạn đã được một tài khoản bị cấm khác sử dụng. Hãy hỏi để biết thêm thông tin và/hoặc yêu cầu bỏ cấm. Một Bảo quản viên hoặc checkuser sẽ điều tra và xem xét liệu có khả năng điều này đã xảy ra hay không.
Sử dụng VPN hoặc dịch vụ proxy ẩn danh khác - bạn đang sử dụng VPN hoặc một dịch vụ khác sử dụng proxy. Chúng có thể bị cấm trong khoảng thời gian vô hạn để bảo vệ an toàn cho trang web. Vui lòng ngắt kết nối khỏi dịch vụ trước khi cố gắng sửa đổi trên Wikipedia. Bạn có thể cần phải định cấu hình lại cài đặt proxy trên máy tính hoặc bộ định tuyến của mình. Nếu bạn cần sử dụng proxy mở để truy cập Wikipedia, hãy yêu cầu miễn cấm IP. Nếu bạn không sử dụng dịch vụ proxy, hãy làm theo hướng dẫn bên dưới để gửi kháng nghị.
Tôi phải làm gì bây giờ?
Nếu hướng dẫn được đưa ra ở trên trong thông báo cấm, hãy làm theo.
Nếu bạn có tài khoản, hãy đảm bảo bạn đã đăng nhập. Nếu bạn chưa bao giờ chỉnh sửa trên Wikipedia trước đây và/hoặc không có tài khoản, bạn có thể cần phải tạo một tài khoản nếu muốn chỉnh sửa vì điều này thường sẽ cho phép bạn chỉnh sửa kể cả khi địa chỉ IP của bạn đã bị cấm. Nếu bạn hiện đang bị chặn và không thể tạo tài khoản (kể cả ở nơi khác) trong tương lai gần, hãy xem xét làm theo một số hướng dẫn trong mục Chưa đăng ký? bên dưới phần Thông tin thêm. Nếu những điều đó không giúp được bạn, nên yêu cầu một tài khoản tại Wikipedia:Yêu cầu tạo tài khoản. Yêu cầu bỏ chặn địa chỉ IP của bạn ngay cả khi bạn vô tội thường sẽ không được chấp nhận. Chúng tôi xin lỗi vì sự bất tiện này, nhưng bạn phải đăng nhập bằng tài khoản để chỉnh sửa. Điều này là cần thiết để ngăn chặn người dùng lạm dụng có mục đích xấu có thể đang sử dụng một địa chỉ IP tương tự giống bạn.
Bạn có nhiều cách khác để chống lại việc cấm hoặc thời hạn cấm. Nếu bạn muốn chống án cấm hoặc bạn tin rằng bạn đã bị chặn do nhầm lẫn hay sai sót, vui lòng xem phần dưới.
Bị cấm trực tiếp
Chống lại quyết định cấm bằng cách yêu cầu một bảo quản viên khác xem xét lại việc cấm. Để làm như vậy, hãy sử dụng bản mẫu bỏ cấm ở cuốitrang thảo luận thành viên của bạn (nơi bạn vẫn có thể sửa đổi khi bị cấm, trừ phi nó cũng bị khóa) để yêu cầu bỏ cấm. Bạn sẽ cần phải đưa ra lý do cho điều này, và việc cấm khi đó sẽ được thảo luận công khai.
IP bị cấm?
Nếu bạn không bị cấm trực tiếp (nhật trình cấm của bạn (kiểm tra thông qua lịch sử đóng góp của bạn) không liệt kê ra lần cấm nào hiện tại), địa chỉ IP hoặc dải IP của bạn đã bị “khóa cứng” do bị lạm dụng bởi người nào đó trước đây.
Đừng làm điều này nếu bạn bị cấm trực tiếp; thay vào đó, mời xem đề mục “Bị cấm trực tiếp” ở trên.
Xin chú ý: Xin hãy nhận thức rằng việc lạm dụng quy trình chống án, dùng đi dùng lại bản mẫu bỏ cấm dù đã bị khước từ, tấn công cá nhân, hoặc cư xử bất lịch sự, thường dẫn tới việc khóa luôn trang đó để ngăn chặn việc tiếp tục dùng bản mẫu bỏ cấm.
Thông tin thêm
Chưa đăng ký?
MediaWiki, phần mềm mà Wikipedia sử dụng để vận hành, xác định các thành viên không có tài khoản thông qua địa chỉ IP của họ. Tuy nhiên, một số IP do nhiều người cùng chia sẻ, và kết quả là các thành viên chưa đăng ký đôi khi bị cấm vì hành vi sai trái của một thành viên khác. Vì bảo quản viên không có cách nào để biết chính xác thành viên nào là thành viên vô tội, thành viên nào là người phá hoại nặc danh, chúng tôi khuyến nghị bạn tạo tài khoản. Điều này sẽ vẫn cho phép các thành viên đã đăng nhập được tiếp tục sửa đổi, cung cấp cho bạn một lịch sử đóng góp của riêng mình, mà nhờ đó bảo quản viên có thể xác định xem bạn có phải là một thành viên đáng tin cậy đã vô tình bị cấm hay không.
Nếu hiện nay bạn bị cấm không được tạo tài khoản, có thể là vì một số lí do sau:
Mục tiêu cấm - Nếu bạn đã chỉnh sửa trên Wikipedia trước đó và tin rằng lệnh cấm đó là kết quả của việc chỉnh sửa của bạn, bạn không thể tạo tài khoản hoặc yêu cầu tạo tài khoản cho bạn. Thay vào đó, bạn nên kháng cáo lệnh cấm của bạn. Trang thảo luận IP của bạn có thể chứa nhiều thông tin hơn về lệnh cấm. Hãy thử lại sau khi quyết định cấm đối với địa chỉ IP của bạn hết hạn.
Bị chặn ở Trường học, Thư viện hoặc Tổ chức của tôi - Các trường học, thư viện, tổ chức và những nơi khác mà nhiều người kết nối Internet đôi khi phải bị chặn vì sự phá hoại liên tục của những người dùng mạng khác. Nếu lệnh cấm không liên quan đến hành động của bạn và bạn có quyền truy cập Internet ở một nơi khác, hãy thử tạo một tài khoản ở đó (ví dụ tại nhà) rồi đăng nhập lại những nơi bị cấm.
Sử dụng các thủ thuật/công cụ để truy cập Wikipedia - Để tránh việc lạm dụng, các biên tập viên kết nối qua trình tăng tốc web, proxy mở rộng, VPN hoặc nút thoát Tor không được phép chỉnh sửa trang hoặc tạo tài khoản mà không được cấp quyền đặc biệt. Một số trình duyệt, như Opera Mini, có thể tự động kết nối qua proxy. Trước khi yêu cầu tài khoản, vui lòng thử tạo tài khoản từ một trình duyệt khác hoặc tắt proxy của bạn. Tuy nhiên, bạn có thể yêu cầu một tài khoản nếu bạn không thể truy cập Wikipedia mà không có proxy (ví dụ: vì kiểm duyệt internet). Có thể dùng máy chủ an toàn của Wikimedia tại https://secure.wikimedia.org/; cách này có thể vượt qua máy chủ proxy của mạng.
Nếu hiện nay bạn không bị cấm mà vẫn không thể tạo tài khoản, có thể là vì một số lí do sau:
Đôi khi bạn sẽ cần khởi động lại máy tính, cập nhật lại trình duyệt và hệ điều hành của bạn do lỗi thời, vô hiệu hóa mọi tiện ích bổ sung cho trình duyệt, phần mềm chặn cửa sổ bật lên và mọi phần mềm khác lọc các trang web, nội dung trang web, tên miền hoặc kết nối vì nó chặn truy cập vào Wikipedia hoặc việc hệ điều hành hay trình duyệt lỗi thời khiến việc hiển thị trang đăng ký tài khoản không đúng và bị lỗi.
Kết nối với một nhà cung cấp internet hoặc mạng khác (như dữ liệu di động của thiết bị di động của bạn hoặc kết nối đến WiFi khác)
Nhờ một người bạn đáng tin cậy ở một mạng khác tạo tài khoản cho bạn. Đừng quên đổi mật khẩu vào lần đầu tiên bạn đăng nhập vào tài khoản.
Dùng một thiết bị hoặc máy tính khác (chẳng hạn như thiết bị di động của bạn hoặc máy tính của thành viên trong gia đình).
Tên người dùng của bạn có vấn đề - đôi khi không thể tạo tài khoản có thể nằm ở lí do tên tài khoản đã có người dùng, tên sai quy cách, tên nằm trong danh sách đen và tên quá giống với một người khác. Xem thêm các tên người dùng không được phép tại Wikipedia:Tên người dùng.