Wikipedia:Thái độ văn minh

Trang khóa hạn chế cho thành viên xác nhận mở rộng (khóa 30/500)
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Văn minh là một quy tắc ứng xử trên Wikipedia và là một trong năm cột trụ cơ bản của Wikipedia. Thiếu văn minh ở đây được định nghĩa là hành vi tạo ra một bầu không khí thiếu tôn trọng nhau, thù hằn, mâu thuẫncăng thẳng, quy định về văn minh yêu cầu mọi người phải cư xử với nhau theo đúng phép văn minh.

Cộng đồng Wikipedia chúng ta qua thông lệ đã hình thành nên một hệ thống không chính thức các nguyên tắc cơ bản — nguyên tắc đầu tiên là thái độ trung lập. Nguyên tắc thứ hai đòi hỏi một mức độ văn minh nhất định đối với người khác. Ngay cả khi "văn minh" chỉ là một quy tắc không chính thức, nó vẫn là cách thức phù hợp để phân biệt những ứng xử chấp nhận được với những ứng xử không chấp nhận được. Chúng ta không thể đòi hỏi con người phải quý mến, đề cao, nghe theo, hay thậm chí tôn trọng lẫn nhau. Song chúng ta vẫn có quyền yêu cầu sự văn minh với chính mình.

Vấn đề

Wikipedia một cách tổng quát thì không đòi hỏi sự nhã nhặn đặc biệt của các cộng tác viên. Nhưng ảnh hưởng sẽ tác động trực tiếp vào cộng đồng độc giả của Wikipedia. Bằng cách làm tổn thương cộng đồng, phẩm chất của bài viết có thể nào được cho là đạt hiệu quả hay không. Điều đó chỉ tạo nên một cái vòng bất lịch sự lẩn quẩn giống như con rắn cắn vào cái đuôi của chính nó, và trong nhiều trường hợp sự xung đột của vài cộng tác viên bị vượt ra khỏi khuôn khổ của một bài viết rồi lan sang những bài viết khác và có thể sang cả những cộng tác viên khác.

Ví dụ

Những ví dụ nhỏ đó là đóng góp vào môi trường một cách bất lịch sự:

  • Dùng từ ngữ khiếm nhã
  • Lên giọng kể cả khi phê bình việc soạn thảo (đại loại như "sửa mớ chính tả luộm thuộm này", "dẹp bỏ ba cái chuyện tào lao này")
  • Hạ bệ cộng tác viên chỉ vì kỹ năng ngôn ngữ hoặc cách dùng từ
  • Xét nét lỗi: phải như thế này – như thế kia
  • Thấy lỗi sai của người khác nhưng liên tục nói bằng giọng "ra vẻ ta đây am hiểu"

Những ví dụ trầm trọng hơn gồm có:

  • Công kích người khác
    • Bôi nhọ đặc trưng sắc tộc, chủng tộc, và tín ngưỡng
    • Báng bổ trực tiếp vào một cộng tác viên khác
  • Dối trá
  • Bôi xoá các trang cá nhân của người sử dụng
  • Hô hào tẩy chay và cấm đoán
  • Khởi sự bình phẩm: "Đừng làm ra vẻ ông này, nhưng..."
  • Cố ý gây "war" khi người khác nói hay làm gì sai mà chưa ảnh hưởng đến mình

Bất lịch sự xảy ra khi bạn đang lặng lẽ tạo một trang mới thì có một người khác bảo bạn: Nếu đã viết một trang vô nghĩa, ít nhất phải đánh vần cho đúng.

"Bàn phím chiến" xảy ra khi bạn trả miếng: Lo chuyện của ông đi.

Hay như một ví dụ khác khi bạn đi đến một biểu quyết xóa bài về một ban nhạc, thấy người khác ghi: Giữ, ban nhạc này từng nổi tiếng nhất thời.

Bạn trả miếng lại bằng hàng đống câu hỏi: Thế bạn có biết ban nhạc được giải gì không?, Ban nhạc đó có bài nào hit không?,....

Và như thường lệ, người kia sẽ nói: Tất nhiên biết chứ, nhà tôi mấy ông anh tôi có đĩa của họ, mà cái đĩa đó nó trước năm sinh của bạn mấy năm. Bạn sinh sau mấy năm làm gì biết. Bạn không biết họ thì cũng có gì phải lồng lộn lên vậy, bạn ghét họ vì điều gì, họ đã làm gì bạn. Không biết cái đòi xóa, ha ha...

"Bàn phím chiến" sẽ lại xảy ra khi bạn đáp trả: Đấy là bạn biết về họ chứ thử hỏi những người khác xem họ có biết không đã. Suy cho cùng thì ban nhạc này 0 độ nổi bật.

Ứng xử giữa các thành viên Wikipedia theo kiểu này chỉ làm chán các người khác, quấy rối những người có các việc quan trọng hơn và làm suy yếu toàn thể cộng đồng.

Và cũng vì cách ứng xử này sẽ chỉ khiến bạn giống một đứa "trẻ trâu" hay ra vẻ ta đây am hiểu và thích gây "war", và người thiệt nhất trong "Cuộc chiến bàn phím" vẫn luôn là bạn.

Khi nào và tại sao lại có những hành vi thiếu văn minh?

  • Khi viết bài về chiến tranh, người ta có nhiều ý kiến khác nhau, hoặc khi có mối xung đột vượt quá giới hạn cho phép
  • Khi cộng đồng phát triển rộng lớn hơn. Từng cộng tác viên không còn nhận biết tất cả mọi người và không thể hiểu được tầm quan trọng của mỗi phân đoạn của một dự án – cho nên họ không bận tâm những mối tương quan khác có tồn tại hay không. Tai tiếng không kể xiết so với những cộng đồng nhỏ hơn.
  • Đôi khi, cũng có những kẻ vô lễ nhảy vào dự án.

Phần lớn những lần những vậy, buông lời lăng mạ sẽ giống như "dầu đổ vào lửa" trong một cuộc xung đột kéo dài. Cần phải có cách chấm dứt cuộc cãi vã. Thông thường kẻ lỡ lời sẽ thấy hối tiếc về sau vì những lời lẽ như thế. Điều này là lý do tuyệt vời để rút lời (hoặc phục chế) những từ ngữ ấy.

Những trường hợp khác, kẻ vi phạm thực hiện điều đó với mục đích: phá rối "đối thủ" bằng "tờ rơi", hoặc chỉ đơn giản đưa đẩy họ bỏ cuộc theo đuổi bài viết và dự án, hoặc xô đẩy họ rơi vào cạm bẫy đánh mất phép lịch sự, cuối cùng là bị tẩy chay hoặc bị cấm chỉ. Trong những trường hợp như vậy, kẻ vi phạm sẽ không tỏ ý hối tiếc hoặc cũng chẳng mở lời xin lỗi.

Điều này lưu ý rằng những người soạn bài nên cân nhắc sao cho đừng xô đẩy người khác vào điểm bất lịch sự, kiểu như không cần bàn cãi vì họ tự đoạn giao.

Tại sao lại không nên?

  • Bởi vì nó làm người ta không vui, đưa đến sự nản lòng và bỏ đi
  • Bởi vì nó làm người ta giận dữ, đưa đến sự bất hợp tác (non-constructive) hoặc trở nên bất lịch sự, hoặc hóa nên hồ đồ
  • Bởi vì người ta mất niềm tin, đưa đến sự suy giảm năng lực để giải quyết xung đột lúc đó -- hoặc lúc khác

Đề nghị chung

Tránh những hành vi thiếu văn minh trong Wikipedia

  • Ngăn những cuộc "bàn phím chiến" do mâu thuẫn chỉ đơn thuần của những cá nhân (bằng cách buộc phải viết theo yêu cầu của đề án hoặc của cộng đồng)
  • Hạn chế truy cập Wikipedia cho những người chỉ thuần công kích (thui chột tính cởi mở)
  • Buộc trì hoãn giữa các bên để có họ thời gian bình tâm và tránh nâng cao một mối xung đột (các trang bảo vệ, hoặc tạm khóa những soạn giả đang cơn xung đột)
  • Dùng phản hồi tích cực (khen ngợi những soạn giả không phản ứng bất lịch sự)
  • Dùng phản hồi tiêu cực (đề nghị một soạn giả: nếu không muốn giải quyết mâu thuẫn thì nên chia tay với Wikipedia; hoặc đơn giản chấp nhận người đó rút lui – dù người đó đã có hay không vấp phạm hoặc làm cớ vấp phạm cho người khác – theo trình tự làm giảm thiểu mâu thuẫn)
  • Áp dụng xả sức ép (tránh bất mãn với từng khiếm lỗi hoặc bất nhã xảy ra)
  • Giải quyết nguyên nhân mâu thuẫn giữa kẻ vi phạm với những soạn giả khác hoặc trong cộng đồng -- hoặc tìm cách dàn xếp.
  • Khóa chặt những người dùng nào đã soạn ra các trang gây bất lịch sự.
  • Tạo ra và thi hành những thông lệ mới -- dựa trên cách dùng từ nào đó – như vậy có thể khóa tạm hoặc đình chỉ tạm thời soạn giả nào vấp vào thông lệ đó nhiều hơn số lần đã qui định.
  • Yêu cầu dùng tên đã đăng nhập để buộc các soạn giả nhận lấy trách nhiệm về hành vi của họ (mặc dù điều này - nói chung - không phải là những gì đáng mong đợi trong Wikipedia)
  • Lọc các điện thư của kẻ vi phạm, hoặc điện thư dựa vào một số từ khóa và loại bỏ các điện thư đó để liệt vào danh sách điện thư vi phạm (hoặc Wikipedia:Liệt thư).
  • Đi đến một quyết định rằng: bất lịch sự và khiếm nhã là điều không thể tránh được trong một dự án, và chấp nhận chúng tồn tại.

Hạn chế ảnh hưởng

  • Cân bằng từng câu chỉ trích bất nhã bằng cách cung cấp một cách phê bình nhẹ nhàng và mang tính xây dựng
  • Không bao giờ đáp trả mọi lời công kích sỉ nhục. Quên nó đi. Xí xóa cho kẻ nào đã viết ra. Không bao giờ chạy đua xung đột (với kẻ tiểu nhân).
  • Phớt lờ sự khiếm nhã. Hoạt động như thể kẻ phá rối không hề tồn tại. Dựng một "bức tường ảo" giữa kẻ phá rối và cộng đồng.
  • Che phủ bài viết bằng cách dùng "mã vô hình" (&bot=1) đục bỏ bớt để giảm tác động của các lời lẽ xấu và đưa chúng vào phầm tóm tắt soạn thảo (hộp góp ý)
  • Đi đến một quyết định rằng: bất lịch sự và khiếm nhã là điều không thể tránh được trong một dự án, và chấp nhận chúng tồn tại.

Xoá bỏ những bình luận thiếu văn minh

  • Đục bỏ những lời lẽ công kích hoặc thay thế chúng bằng những từ ngữ ôn hòa trong trang thảo luận (điều này giống như tranh luận hoặc phục chế từ ngữ của người khác)
  • Đục bỏ những lời chỉ trích trong trang thảo luận (chúng vẫn còn tồn tại trong trang lịch sử, ai cũng có thể tìm thấy hoặc tham khảo sau này)
  • Che phủ nội dung xấu bằng mã &bot=1, như vậy bài viết phá rối sẽ bị tàng hình trong mục Thay đổi gần đây (Cũng có thể làm như vậy đối với IP của các thành viên, buộc phải yêu cầu trợ giúp kỹ thuật khi người dùng đó đăng nhập)
  • Hủy bỏ (toàn bộ và vĩnh viễn) một phiên bản soạn thảo tạo bởi kẻ gây rối (yêu cầu trợ giúp kỹ thuật)
  • Hủy bỏ vĩnh viễn chỉ trích gây rối khỏi danh sách điện thư (yêu cầu trợ giúp kỹ thuật)
  • Thay thế lời bình gay gắt bằng phiên bản có lời lẽ ôn hòa hơn của một người khác (yêu cầu trợ giúp kỹ thuật)

Giữ sự văn minh trong quá trình hòa giải

Nhiều người đôi khi cố đi đến một thỏa hiệp trong khi có những người thì không. Ví như, một chủ đề nào đó gây ra tranh cãi (Wikipedia:Giải quyết mâu thuẫn), gây ra đám mây u ám bởi những lời lẽ có thể làm tổn thương lẫn nhau của cả các phía. Cách tốt nhất là người quản trị ngăn lại càng sớm càng tốt để những người tranh luận tìm lại sự quân bình của chính họ.

Giải thích hành vi thiếu văn minh

Nhiều người bị sốc bởi những từ ngữ khiếm nhã đối với họ và không thể tập trung vào việc phân định đúng sai cho chính mình. Tốt hơn hết là nên chỉ ra cho họ những từ ngữ không nên dùng, ghi nhận và trân trọng những đóng góp có ích của họ.

Người hiếu chiến có thể nhận ra từ ngữ mà họ dùng không phải lúc nào cũng hợp văn hóa và có thể quyết định từ bỏ và quên chúng trong thời gian ngắn sau đó.

Khi được chỉ ra những vấp phạm phép lịch sự sẽ rất hữu ích, mặc dù làm vậy có khi chạm vào tự ái, nhưng có thể giúp cho các bên đang tranh luận tái chú ý vào vấn đề (bàn cãi).

Diễn đạt lại những lời bình gây tranh luận

Trong lúc tiến hành hòa giải, một nhóm trung dung sẽ tiếp xúc với cả hai phía tranh luận, để bắc nhịp cầu liên kết giữa họ. Vai trò của người hòa giải là để thúc đẩy thảo luận hợp tình hợp lý giữa các bên. Vì vậy, sẽ rất hữu ích khi tháo gỡ cung giọng gay gắt của phía này, phục chế thành lời góp ý rồi mang đến phía kia, và ngược lại.

Thí dụ, nếu người dùng thứ nhất và người dùng thứ nhì "phóng hoả" lẫn nhau bằng điện thư thông qua người hòa giải, thì cách hay nhất là hãy sửa ngay lập tức câu nói "Tôi từ chối không để cho giới Tân - Quốc xã tràn vào Wikipedia" trở thành "Người dùng thứ nhất quan ngại rằng bạn có thể đang quá phóng đại sự việc từ một góc nhìn nào đó."

Diễn đạt lại những tranh cãi xảy ra trước và trong quá trình hòa giải

Vào giai đoạn cuối của cuộc hòa giải, người hòa giải có thể đề nghị các bên trang luận đồng ý tháo gỡ những lời lẽ gay gắt còn đang tồn tại trong các trang người dùng và những đoạn thảo luận. Các soạn giả phải bằng lòng xoá bỏ trang nào đã được dùng đặc biệt để lăng mạ hoặc phóng hỏa phía kia, và/hoặc tháo gỡ toàn bộ nội dung phóng hỏa không phù hợp với bài thảo luận, và/hoặc phục chế bài thảo luận. Điều này giúp cho các bên tha thứ và bỏ qua điều xúc phạm một cách nhanh chóng.

Tương tự, mỗi bên phải bằng lòng xin lỗi lẫn nhau.

Hành động xin lỗi

Người hòa giải thường mang vạ khi một bên cãi cọ cảm thấy bên kia xúc phạm mình. Lời biện bạch là hành vi cho thấy tuy rằng chẳng giải quyết ngay sự cố và chưa đàm phán tức thời, và nó cũng chẳng làm trọng tài. Chẳng qua, nó chỉ là một dạng của quá trình thay đổi giữa các bên, trong đó lời lẽ sẽ nói lên rằng họ chấp nhận giảng hòa. Trong ngữ cảnh hòa giải, lời biện bạch miêu tả một cơ hội dự báo cho biết rằng mối quan hệ sẽ được cải thiện.

Đối với một số người, đó có thể là quyết định để chấp nhận một lời xin lỗi đối với những ai đã xúc phạm họ. Vì lý do này, lời biện bạch chân thành thường là chìa khoá để qiải quyết mối xung đột: một lời biện bạch là một dấu hiệu của sự tha thứ. Lời biện bạch rất đáng được đề nghị khi một người nhận thấy có sự khiếm nhã đã xúc phạm đến người khác.

Xem thêm: Wikipedia:Quy tắc ứng xử

Xem thêm

Liên kết ngoài