Bước tới nội dung

Wikipedia:Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống hay ngụy biện có nghĩa là dùng các quy định và hướng dẫn của Wikipedia với ý đồ xấu, cố ý cản trở mục tiêu của Wikipedia và quy trình hoạt động sửa đổi của cộng đồng. Chơi trò luẩn quẩn với hệ thống là một sự lạm dụng quy trìnhphá hoại. Những thuật ngữ liên quan như ngụy biện wikilý sự vụn vặt, được dùng để chỉ những sự diễn giải quá chính xác theo từng từ ngữ của quy định để vi phạm đến tinh thần của quy định.

Một thành viên viết bài chơi trò với hệ thống luôn tìm cách sử dụng quy định với ý đồ xấu, bằng cách soi mói từng câu chữ, biện hộ rõ ràng cho các hành động phá hoại và những thái độ mà quy định rõ ràng không hề có ý định ủng hộ. Để làm điều này, người chơi trò này sẽ tách các quy định và hướng dẫn ra khỏi vị trí đúng đắn của nó là phương tiện để chứng minh cho sự đồng thuận của cộng đồng, và cố gắng dùng chúng một cách chọn lọc để phục vụ cho mục đích cá nhân.

Đôi khi chơi trò luẩn quẩn với hệ thống được dùng để đưa ra quan điểm cá nhân. Cũng có lúc, nó dùng trong các cuộc bút chiến, hoặc để ép người khác phải thừa nhận một quan điểm không trung lập nào đó. Trong tất cả những mục đích này, chơi trò luẩn quẩn là sử dụng sai quy định, và nó bị cấm. Sự chống lại một quy định mà không phản ánh được ý nghĩa thực và tinh thần của quy định là một cách sử dụng sai quy định đó.

Ý nghĩa của "chơi trò với hệ thống"

[sửa | sửa mã nguồn]

Quy định và hướng dẫn của Wikipedia tồn tại là để tổng kết lại ý kiến của cộng đồng về cách hoạt động của Wikipedia, và nó là nền tảng nguyên lý. Cố gắng dùng những quy định này để làm chệch các quy trình Wikipedia, hoặc để tuyên bố ủng hộ cho một quan điểm rõ ràng trái ngược với những quy định đó, hoặc để tấn công một lập trường dựa trên quy định một cách đúng đắn bằng cách áp dụng sai các quy định Wikipedia một cách có chủ đích, là "chơi trò luẩn quẩn với hệ thống", một dạng sửa đổi phá hoại. Chơi trò thường bao gồm:

  • Chống lại (hoặc tuyên bố ủng hộ điều đó) một quy định đối với một hành động hoặc thái độ nào đó, mà thành viên đó biết rằng nó không phản ánh ý đồ và tinh thần thực của quy định, hoặc
  • Xuyên tạc quy định theo cách mà thành viên đó biết sẽ làm hại đến Wikipedia hoặc môi trường sửa đổi trên thực tế.

Trong từng trường hợp, sự cố ý hoặc hiểu biết là quan trọng. Sử dụng sai các quy định, hướng dẫn hoặc tiền lệ không phải là chơi trò luẩn quẩn nếu nó dựa trên một sai sót thực sự. Nhưng rất có thể nó là chơi trò, nếu nó là cố ý, khi thành viên cứ liên tục suy diễn quy định thậm chí khi đã rõ ràng là không có cách nào để họ nói là họ không ý thức được điều đó.

Sự phá hoại sai quy cách ở bất cứ hình thức nào đều có thể bị một quản lý cấm. Vi phạm tinh thần của các hướng dẫn hành xử Wikipedia có thể ảnh hưởng đến thành kiến của người quản lý hoặc Hội đồng Trọng tài khi quyết định.

Các ví dụ

[sửa | sửa mã nguồn]

Các ví dụ (chưa đầy đủ) về chơi trò luẩn quẩn bao gồm:

  1. Ngụy biện Wiki một cách ác ý - suy diễn từ ngữ của quy định để đi ngược lại tinh thần của quy định.
  2. Sử dụng từ ngữ của quy định để tuyên bố bảo vệ, bào chữa hoặc ủng hộ cho một quan điểm hoặc lập trường rõ ràng mâu thuẫn với quy định.
    Ví dụ, giả vờ như ủng hộ WP:DONGTHUAN hoặc WP:TDTL ngăn một thảo luận chính đáng không cho tiến triển. (Lợi dụng sự đồng thuận bằng các kiểu con rối hoặc rối thịt nhằm tạo ra đồng thuận ảo.)
  3. Vặn vẹo quy định để chống lại quy định khác.
    Ví dụ: "chú thích gây tranh cãi này [WP:CHUTHICH] không xóa được dù nó có vấn đề, vì nó được những người viết bài đồng thuận [WP:DONGTHUAN]." (in this case the appeal to consensus is also incorrect, as WP:CONSENSUS doesn't actually say what is claimed)
  4. Dựa trên câu chữ của quy định để bào chữa khi vi phạm tinh thần của quy định.
    Ví dụ dễ thấy ở đây đó là quy định ba lần lùi sửa, trong đó giới hạn các thành viên chỉ được lùi sửa 3 lần trong vòng 24 giờ. Mục đích của 3RR là để ngăn chặn 'chiến tranh lùi sửa'. Một thành viên lùi sửa ba lần trong khoảng thời gian 24 giờ và ngay lập tức lùi thêm lần nữa vào ngày hôm sau, hoặc cứ liên tục mỗi ngày lùi hai lần, vẫn có thể bị quy là vi phạm, thể theo tinh thần của 3RR, và người đó đã tấn công vào điều mà quy định này đang bảo vệ cho Wikipedia.
  5. Hiểu sai hành động của thành viên khác, rồi cho rằng người ta không biết điều, không đúng mực, hoặc đáng bị phạt.
    Ví dụ: Không cung cấp một địa chỉ web cụ thể nào hoặc không cung cấp dẫn chứng chi tiết (hoặc chỉ đưa ra chi tiết mù mờ), rồi nói rằng một thành viên khác đang gây khó dễ cho mình vì liên tục đặt câu hỏi. Trong trường hợp này, một yêu cầu liên tục nhưng chính đáng nhằm đòi hỏi thông tin mà bị cho là "gây khó dễ" là sai. Nếu bạn không cung cấp đầy đủ chi tiết để các thành viên khác dễ dàng tìm thấy nguồn chính xác, tức là bạn đã không thỏa mãn được kỳ vọng của quy định WP:CHUTHICH do cộng đồng đặt ra, nhằm chỉ ra một cách chính xác để các thành viên khác có thể kiểm chứng được.
  6. Lượm lặt từ ngữ trong một quy định (hoặc lấy một quy định đem áp dụng mà cố tình bỏ qua quy định khác) nhằm ủng hộ một quan điểm mà trên thực tế quan điểm đó không phù hợp với quy định.
    Ví dụ về kiểu lượm lặt quy định: ủng hộ cho một sửa đổi vì nó có thể kiểm chứng được [WP:KIEMCHUNG] và có chú thích [WP:CHUTHICH], trong khi lảng tránh lo ngại của các thành viên khác là nó không dựa trên nguồn uy tín [WP:NGUONUYTIN] hoặc chỉ nó chỉ thể hiện quan điểm một chiều [WP:TDTL]. (Xem: WP:NPOV#Neutrality and Verifiability)
  7. Tìm cách áp dụng một cách diễn dịch không đúng đối với một quy định, hoặc vin vào một quan điểm mới lạ của ai khác làm "tiêu chuẩn áp dụng" thay vì quan điểm của cả cộng đồng.
    Ví dụ có liên quan đến WP:NDTC: "Nguồn X không đủ tin cậy đối với bài viết về âm nhạc này - tác giả chưa từng có bài báo khoa học nào được kiểm định chéo trong tạp chí âm nhạc nào cả!" Nói chung, ví dụ này cho ta thấy người này tìm cách bỏ hoặc hạ thấp một quan điểm nổi bật (vi phạm WP:QDTL) dựa trên cơ sở rằng nguồn được chú thích không thỏa mãn tiêu chuẩn do người viết tự đặt ra [dù nó có thỏa mãn tiêu chuẩn chung].Wikipedia:Nguồn đáng tin cậy đã thấy trước được rằng vẫn có thể tồn tại những nguồn đáng tin cậy với các cấp độ tin cậy và nguồn gốc khác nhau cùng tồn tại, và các nguồn đáng tin cậy có thể kiểm chứng được của thông tin cần tham chiếu thường có ở nhiều dạng nguồn khác nhau, chứ không chỉ một hoặc hai nguồn do một thành viên cụ thể đưa ra. Không phải mọi quan điểm đáng chú ý về âm nhạc đều được ghi lại trong một tạp chí âm nhạc; không phải mọi quan điểm đáng chú ý về chủ đề khoa học đều được ghi lại trong các tạp chí khoa học. Độ tin cậy được xác định một cách trung tính, bằng cách dùng WP:NDTC và bằng chứng về quan điểm của cộng đồng. Mục đích cơ bản của WP:NDTC là để làm rõ và hướng dẫn các quan điểm chung về độ tin cậy của các nguồn khác nhau, chứ không phải hỗ trợ cho việc đòi hỏi đơn phương về một cách định nghĩa "đáng tin cậy" hẹp hòi vô lý của một cá nhân nào nhằm loại bỏ các nguồn tương ứng nêu lên quan điểm đối nghịch nhưng đáng chú ý.
  8. Bất hợp tác - cản trở thảo luận, hoặc liên tục quay lại tuyên bố một thành viên tốt một thời gian dài trước đó đã bị xử lý hoặc mất uy tín, nhằm ngưng cuộc thảo luận hoặc cản trợ thi hành một quyết định dựa trên quy định.
    Xem thêm: WP:IDIDNTHEARTHAT.
  9. Borderlining (tạm dịch là "vượt qua giới hạn") - thường xuyên vượt qua giới hạn quy định hoặc vi phạm quy định ở mức độ thấp, nhằm khiến người khác khó quy tội.

Chơi trò luẩn quẩn đôi khi trùng lắp với các quy định khác:

  • Sử dụng sai quy trình của Wikipedia để đưa thành viên khác vào một tình thế gây ác cảm, chứng minh một quan điểm, hoặc làm rối trí trong một cuộc tranh luận, cũng có thể xem là chơi trò. Tuy nhiên nó thường liệt vào dùng Wikipedia để chứng minh quan điểm hoặc lạm dụng quy trình hơn.
  • Sử dụng quy định và hướng dẫn để tạo ra (hoặc thúc đẩy) một vụ việc giả tạo rằng một thành viên nào đó đang sửa đổi với hàm ý xấu, với 'bằng chứng' cho việc này ngay bản thân nó cũng đã là một cách diễn dịch có ý đồ xấu về hành động của người khác. Điều này thường được xem là vi phạm quy định WP:GTY, và cụ thể hơn, liên tục đưa ra các "cảnh cáo" không hợp lý cũng có thể bị xem là vi phạm thái độ văn minh.
  • Nếu việc chơi trò luẩn quẩn được cố tình sử dụng làm nền tảng để công kích thành viên khác hoặc quy cho họ là thành viên có ý đồ xấu, thì nó có thể vi phạm quy định về tấn công cá nhân.

Chú ý rằng các hành động tương tự thế này nhưng không có bằng chứng là có ý định hành động sai trái, thì không được xem là chơi trò luẩn quẩn. Cái cốt lõi của chơi trò luẩn quẩn là biết sai nhưng vẫn cố tình dùng sai quy định.

Pháp lý giả tạo

[sửa | sửa mã nguồn]

Có những kẻ vào đây và coi Wikipedia như toà án, nhưng đây không phải tòa án, do đó các quy trình tố tụng và thuật ngữ pháp lý không có nghĩa lý gì trên đây. Wikipedia không chấp nhận các hành vi lươn lẹo, lắt léo với hệ thống quy định và hướng dẫn, cắt câu lấy chữ, lờ đi tinh thần cốt lõi của quy định, xuyên tạc quy định nhằm có lợi cho mình. Những kẻ này thường bày vẽ quy trình tố tụng và bằng chứng giống với toà án, ra điều bào chữa như luật sư nhưng thực chất không am hiểu về pháp lý / công việc bào chữa hoặc chỉ đang cãi cùn. Mục đích là để né vấn đề, hình phạt hoặc ngăn không cho hình thành giải pháp.

Ví dụ, tuy thường không thể xác định chính xác người nào đứng đằng sau các con rối, nó không phải là sự biện hộ rằng mọi con rối xuất hiện đều không được liệt kê trong yêu cầu phân xử.

Lạm dụng quy trình

[sửa | sửa mã nguồn]

Lạm dụng quy trình có liên quan đến chơi trò luẩn quẩn. Đó là việc cố tình sử dụng sự đồng thuận của cộng đồng hoặc các quy trình chuẩn được mô tả trong quy định nào đó, nhằm thúc đẩy một mục đích mà rõ ràng chúng không nhằm mục đích đó. Lạm dụng quy trình là phá hoại, và tùy vào từng huống mà có thể xem là chơi trò luẩn quẩn với hệ thống, tấn công cá nhân, hoặc phá hoại nhằm chứng minh quan điểm. Các quy trình do cộng đồng đồng thuận nhằm sử dụng với thiện ý và chỉ dùng vì lý do tốt đẹp.