Bước tới nội dung

Tuyển hầu xứ Hessen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tuyển hầu quốc Hesse
Tên bản ngữ
  • Kurfürstentum Hessen
1803–1807
1814–1866
Quốc kỳ Hesse-Kassel
Quốc kỳ
Quốc huy (1818) Hesse-Kassel
Quốc huy (1818)
Hesse-Kassel (đỏ) trong năm 1866, ngay trước Chiến tranh Áo-Phổ
Hesse-Kassel (đỏ) trong năm 1866, ngay trước Chiến tranh Áo-Phổ
Tổng quan
Vị thếNhà nước của Đế chế La Mã Thần thánh
Nhà nước của Bang liên Đức
Thủ đôKassel
Ngôn ngữ thông dụngGerman
Northern Hessian dialect
Tôn giáo chính
Kháng Cách (Thần học Calvin), Do Thái giáo
Chính trị
Chính phủQuân chủ chuyên chế
Tuyển đế hầu của Hesse 
• 1803–1821
Wilhelm I, Tuyển hầu xứ Hessen
• 1821–1847
William II, Tuyển đế hầu của Hesse
• 1847–1866
Frederick William, Tuyển đế hầu của Hesse
Lịch sử
Lịch sử 
• Thành lập
1803
• Nâng lên Tuyển hầu quốc
1803
1807
• Được tái lập
1814
• Sáp nhập vào Vương quốc Phổ
1866
Kinh tế
Đơn vị tiền tệthaler Hesse-Kassel (đến 1858)
vereinsthaler Hesse-Kassel (1858–1873)
Tiền thân
Kế tục
Bá quốc Hessen-Kassel
Vương quốc Westphalia
Vương quốc Westphalia
Tỉnh Hesse-Nassau
Hiện nay là một phần củaĐức


Tuyển hầu quốc Hesse (tiếng Đức: Kurfürstentum Hessen; tiếng Anh: Electorate of Hesse) còn được gọi là Hesse-Kassel hay Kurhessen, là một Phong địa bá quốc được Napoleon Bonaparte nâng lên hàng Tuyển đế hầu với quyền bầu chọn ra Hoàng đế La Mã Thần thánh.[1] Năm 1806, Thánh chế La Mã tan rả và chấm dứt tồn tại, nhưng người cai trị của Hesse là William I vẫn tiếp tục giữ lại tước hiệu Tuyển đế hầu, mặc dù không còn Hoàng đế để bầu chọn. Năm 1807, với Hiệp ước Tilsit[2], khu vực này được sáp nhập vào Vương quốc Westphalia, một quốc gia vệ tinh của Đệ Nhất Đế chế Pháp, nhưng vào năm 1814, Đại hội Viên đã khôi phục lại Nhà nước Hesse như cũ.

Hesse là Tuyển hầu quốc duy nhất trong Bang liên Đức.[3] Nó bao gồm một số lãnh thổ tách biệt ở phía Bắc của Frankfurt, tồn tại cho đến khi bị Vương quốc Phổ sáp nhập vào năm 1866 sau Chiến tranh Áo-Phổ.

Các tước hiệu chính thức của người cai trị Hessen gồm có: Tuyển đế hầu Hessen, Đại công tước Fulda, Thân vương xứ Hersfeld, Hanau, FritzlarIsenburg, Bá tước Catzenelnbogen, Dietz, Ziegenhain, Nidda, và Schaumburg, cũng là nhà cai trị Schmalkalden.[4]

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Bá quốc Hessen-Kassel ra đời vào năm 1567 với sự phân chia của Bá quốc Hessen giữa những người thừa kế của Philip I của Hesse sau khi ông qua đời. Con trai cả của Philip là William IV, nhận Hesse-Kassel, bao gồm khoảng một nửa diện tích của Bá quốc Hessen, gồm cả thủ đô Kassel. Những người anh em của William đã nhận được Hesse-Marburg và Hesse-Rheinfels, nhưng dòng dõi của họ đã tuyệt tự dòng nam và các lãnh thổ sau đó được hoàn nguyên về Bá quốc Hessen-KasselBá quốc Hessen-Darmstadt.

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Thus it was both a landgraviate and an electorate. A landgraviate is a kind of state; an electorate is such a state whose ruler also chooses the Emperor.
  2. ^ Georges Lefebvre, Napoleon: From 18 Brumaire to Tilsit, 1799–1807 (1969).
  3. ^ “German Confederation”. Encyclopædia Britannica.
  4. ^ Univerersity of Würzburg, Verfassungsurkunde für das Kurfürstentum Hessen 5. Januar 1831[liên kết hỏng]