Tái Sinh Duyên (tiểu thuyết)

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Tái Sinh Duyên, là tên phiên âm Hán-Việt (tiếng Trung: 再生緣, bính âm: Zai sheng yuan) của một tiểu thuyết nổi tiếng của Trung Quốc, được lưu truyền trong dân gian, và chuyển thể thành nhiều thể loại kịch, tuồng cải lương[1], phim ảnh. Tiểu thuyết còn có tên gọi là "Sự tích Mạnh Lệ Quân".

Nhân vật[sửa | sửa mã nguồn]

Chính[sửa | sửa mã nguồn]

Nhân vật Thông tin
Mạnh Lệ Quân Khi giả trai lấy tên là Lệ Minh Đường.

Mạnh tiểu thơ →Lệ thừa tướng → Bảo Hòa Công Chúa

Con gái của Mạnh Sĩ Nguyên

Vợ của Hoàng Phủ Thiếu Hoa.

Hoàng Phủ Thiếu Hoa Con trai của Hoàng Phủ Kính .

Em trai của Hoàng Phủ Trưởng Hoa

Chồng của Mạnh Lệ Quân, Lưu Yến Ngọc và Tô Ánh Tuyết

Lưu Yến Ngọc Lưu Quận Chúa → Tây Viện nhất phẩm phu nhân

Con gái của Lưu Tiệp. Lưu Yến Châu, Lưu Khuê Bích, Lưu Khuê Quang em gái cùng cha khác mẹ.

Vợ của Hoàng Phủ Thiếu Hoa.

Kiếp trước: Phần Hương nữ

Tô Ánh Tuyết Mạnh Lệ Quân thị nữ → Quận chúa Tố Hoa → Đông Viện nhất phẩm phu nhân

Vợ của Hoàng Phủ Thiếu Hoa.

Kiếp trước: Bỉnh Khuê nữ

Lưu gia[sửa | sửa mã nguồn]

Mạnh gia[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Phủ gia[sửa | sửa mã nguồn]

Hoàng Cung[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng thức chuyển thể[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Việt Nam Tái Sanh Duyên nhiều lần được chuyển thể thành cải lương

Tên tuồng Tác giả Mạnh Lệ Quân Hoàng Phủ Thiếu Hoa Lưu Yến Ngọc Tô Ánh Tuyết
Mạnh Lệ Quân Bạch Mai Ngọc Huyền Chí Linh / Tiểu Linh Hồng Nhung Vân Hà
Mạnh Lệ Quân Thanh Tòng Lệ Thủy Minh Vương Ngân Hà Tài Linh
Mạnh Lệ Quân Bạch Mai Phượng Mai Kim Tử Long Vân Hà Thoại Mỹ
Mạnh Lệ Quân Bạch Mai Thanh Thanh Tâm Chí Linh Thanh Uyên Vân Hà
Mạnh Lệ Quân Bạch Mai Ngọc Huyền /Tú Sương Kim Tử Long Bình Tinh Trinh Trinh

Bản dịch[sửa | sửa mã nguồn]

Hiện ấn bản dịch tiếng Việt lưu hành thông dụng là của dịch giả Mộng Bình Sơn. Bản dịch gồm 74 hồi.

Thông tin khác[sửa | sửa mã nguồn]

Theo ấn bản dịch của truyện, nhân vật Mạnh Lệ Quân là nữ giới nhưng được mô tả như một người có quan hệ đồng tính nữ, sống giống một người đàn ông, cũng lấy vợ (lấy Tô Yến Tuyết) dù vào thời điểm đó việc giả trai đi học đi thi, đỗ đạt (trong xã hội phong kiến còn nặng tư tưởng "trọng nam khinh nữ") được coi là hành vi lừa dối (phạm tội), thậm chí còn làm đến chức Thừa tướng. Trong truyện có đoạn:

"Tố Hoa nhìn đi nhìn lại Lệ Minh Đường một hồi rồi nói:

- Ngày nay trông tiểu thơ có phần mỹ lệ hơn trước nhiều.

Nói rồi với tay ôm Lệ Minh Đường vừa hôn vừa nói:

- Cái dung nhan của tiểu thơ thật khiến cho người ta đổ quán xiêu đình chớ chẳng chơi.

Nói xong, hai người lặng lẽ cởi áo ngoài ra ngã mình xuống chiếu ôm choàng nhau an giấc, cái tình âu yếm, vẻ mặn nồng xem còn vui thú hơn vợ chồng thiệt nữa là khác."[2]

Ở đây Tố Hoa chính là Tô Yến Tuyết, và tên gọi Lệ Minh Đường để chỉ Mạnh Lệ Quân. Cuối truyện, Mạnh Lệ Quân bị lột mặt nạ và vẫn cưới Hoàng Phủ Thiếu Hoa làm chồng (theo tư tưởng Nho giáo phong kiến).

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Danh mục các kịch bản cải lương Nam Bộ trước năm 1945”. Khoa Văn học Ngôn ngữ - Trường Đại học KHXH và NV - Đại học Quốc gia TP.HCM.
  2. ^ Trích hồi thứ 30, trang 238, bản dịch tiếng Việt của dịch giả Mộng Bình Sơn