Từ cô
Rau Mác | |
---|---|
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Plantae |
(không phân hạng) | Angiospermae |
(không phân hạng) | Monocot |
Bộ (ordo) | Alismatales |
Họ (familia) | Alismataceae |
Chi (genus) | Sagittaria |
Loài (species) | S. sagittifolia |
Danh pháp hai phần | |
Sagittaria sagittifolia L., 1753 | |
Danh pháp đồng nghĩa[1] | |
|
Từ cô[2] hay còn gọi rau mác (danh pháp khoa học: Sagittaria sagittifolia) là một loài thực vật có hoa trong họ Alismataceae. Loài này được Carl Linnaeus miêu tả khoa học đầu tiên năm 1753.[3]
Đây là loài bản địa các khu vực đất ngập nước phần lớn của châu Âu từ Ireland và Bồ Đào Nha sang Phần Lan và Bulgaria, cũng như ở Nga, Ukraina, Siberia, Nhật Bản, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Quốc, Úc, Việt Nam và vùng Kavkaz. Loài này được trồng làm cây lương thực ở một số nước khác. Ở Anh nó là loài Sagittaria bản địa duy nhất [4][5].
Sagittaria sagittifolia là một loại cây thân thảo lâu năm, mọc trong nước sâu từ 10–50 cm. Các lá trên mặt nước là có đầu hình mũi tên, phiến lá dài 15–25 cm và rộng 10–22 cm, trên một cuống dài giữ lá lên đến 45 cm so với mặt nước. Cây này cũng có lá thẳng hẹp chìm dưới nước, dài tới 80 cm và rộng 2 cm. Hoa rộng 2-2,5 cm, với ba lá đài nhỏ và ba cánh hoa màu trắng, và nhiều nhị hoa màu tím.
Sử dụng
[sửa | sửa mã nguồn]Lá non và củ có thể sử dụng trong ẩm thực.[2]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ The Plant List
- ^ a b Mục loài 8981, Cây cỏ Việt Nam; Giáo sư Phạm Hoàng Hộ; Nhà xuất bản Trẻ - 2000
- ^ The Plant List (2010). “Sagittaria sagittifolia”. Truy cập ngày 16 tháng 7 năm 2013.
- ^ Kew World Checklist of Selected Plant Families, Sagittaria sagittifolia
- ^ IUCN Red List of Threatened Plant Species, Sagittaria sagittifolia
Liên kết ngoài
[sửa | sửa mã nguồn]- Tư liệu liên quan tới Sagittaria sagittifolia tại Wikimedia Commons
- Dữ liệu liên quan tới Sagittaria sagittifolia tại Wikispecies
- Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Sagittaria sagittifolia”. International Plant Names Index.
- Chi Từ cô
- Thực vật được mô tả năm 1753
- Thực vật Bắc Mỹ
- Thực vật châu Á
- Thực vật châu Âu
- Thực vật châu Phi
- Thực vật Madagascar
- Thực vật Nam Mỹ
- Thực vật Nhật Bản
- Thực vật thủy sinh
- Thực vật Trung Mỹ
- Thực vật ăn được
- Thực vật Armenia
- Thực vật Úc
- Thực vật Azerbaijan
- Thực vật Trung Quốc
- Thực vật Gruzia
- Thực vật Nga
- Thực vật Thổ Nhĩ Kỳ
- Thực vật Việt Nam
- Sơ khai Bộ Trạch tả