Bước tới nội dung

Vương quốc Fazughli

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vương quốc Fazughli
k. 1500–1685
Vùng màu đỏ là ước đoán về lãnh thổ Vương quốc Fazughli
Vùng màu đỏ là ước đoán về lãnh thổ Vương quốc Fazughli
Thủ đôKhông xác định
Ngôn ngữ thông dụngNubia và các ngôn ngữ Đông Sudan khác.
Tôn giáo chính
Chính thống giáo Copt
Chính trị
Chính phủQuân chủ
Lịch sử
Thời kỳCận đại
• Thành lập
k. 1500
• Bị Vương quốc Hồi giáo Funj chinh phục
1685
Tiền thân
Kế tục
Alodia
Vương quốc Hồi giáo Funj
Hiện nay là một phần của Sudan
 Ethiopia

Vương quốc Fazughli là một quốc gia thời tiền thuộc địa ở khu vực ngày nay là đông nam Sudan và miền tây Ethiopia. Truyền thống truyền khẩu khẳng định nước này được thành lập bởi những người tị nạn đến từ vương quốc Alodia của người Nubia, sau khi thủ đô Soba của nó rơi vào tay người Ả Rập hay người Funj trong khoảng năm 1500. Tập trung quanh vùng núi Fazughli trên sông Nile Xanh và đóng vai trò là vùng đệm giữa Vương quốc Hồi giáo FunjĐế quốc Ethiopia, vương quốc này tồn tại cho đến khi được sáp nhập vào vương quốc Funj vào năm 1685.

Lịch sử

[sửa | sửa mã nguồn]

Hình thành

[sửa | sửa mã nguồn]

Thời Trung Cổ, phần lớn miền trung và nam Sudan bao gồm cả khu vực Fazughli trên biên giới với Ethiopia, do vương quốc Alodia của người Nubia theo Thiên chúa giáo kiểm soát.[1] Kể từ thế kỷ 12, Alodia đã suy tàn;[2] điều này trở nên trầm trọng hơn trong giai đoạn k. 1300.[3] Vào thế kỷ 14 và 15, các bộ lạc Bedouin Ả Rập thống trị phần lớn Sudan,[4] tiến xa về phía nam đến tận đảo Aba.[5] Đến nửa sau của thế kỷ 15, người Ả Rập đã sinh sống tại phần lớn Alodia ngoại trừ khu vực xung quanh Soba, thủ phủ của Alodia tại ngã ba sông Nin XanhNin Trắng.[6] Người Ả Rập hoặc người Funj cuối cùng chinh phục thành phố, theo sử sách Sudan là vào thế kỷ thứ 9 sau thời kỳ Hijra (khoảng 1396–1494),[7] cuối thế kỷ 15,[8] hoặc các năm 1504[9] và 1509.[10] Sau đó người Funj thành lập một vương quốc với kinh đô tại Sennar, rồi bành trướng ra xa về phía bắc đến ghềnh thứ ba của sông Nin.[11]

Nhà sử học Jay Spaulding cho rằng Alodia vẫn tồn tại sau khi Soba sụp đổ. Ông tin rằng "Vương quốc Soba" mà lữ khách Do Thái David Reubeni đề cập vào năm 1523 ám chỉ Alodia và tin rằng nó nằm ở đâu đó trên bờ đông của sông Nin Xanh. Vương quốc này mất khoảng 10 ngày để đi hết lãnh thổ và bao gồm "vương quốc Al Ga'l", được miêu tả là chư hầu của sultan Funj Amara Dunqas.[12] "Al Ga'l" có lẽ ám chỉ bộ tộc Ả Rập Jaalin.[13] Từ lịch sử truyền miệng, Spaulding tiếp tục lập luận rằng người Alodia cuối cùng đã từ bỏ lãnh thổ mà họ vẫn nắm giữ ở vùng hạ lưu sông Nin và rút lui về vùng núi Fazughli ở phía nam, nơi họ tái lập vương quốc của mình.[12] Chẳng hạn, một tư liệu truyền miệng được thu thập vào thế kỷ 19 cho rằng:

Các vị vua của Fazughli, với quyền thống trị rộng rãi, bao trùm một phần lớn bán đảo Sennar (Gezira), cùng một trong những thủ đô của họ là Soba cổ đại, đã bị buộc phải nhường đường cho những kẻ mới đến...người Funj...và lui về vùng núi của họ...Ở đó...họ định cư... [Do đó] Đế quốc Fazughli nổi lên từ những tàn dư của vương quốc Soba.[14]

Bản sao của một hòn đá hình cầu được phát hiện ở Mahadid, giống với những viên đá Soba được các dân tộc GuleBertha dùng để làm nghi lễ. Vì chúng mang tên Soba, thủ đô của Alodia, nên chúng có thể là "tư liệu hiện vật về một xứ sở cổ xưa ở thượng nguồn sông Nin Xanh".[15]

Lịch sử truyền miệng trong vùng cũng nhắc đến những cuộc di cư của người Alodia tới Fazughli.[16] Là nơi có người Nubia lưu vong, Fazughli cũng được đề cập trong Biên niên sử Funj, được biên soạn vào khoảng năm 1870.[17] Một nền văn hóa khảo cổ học mang tên "tín ngưỡng Jebel Mahadid",[18] tập trung quanh vùng MahadidQwara, miền tây Ethiopia, với kiến ​​trúc đồ sộ và đồ gốm tương tự như ở Soba, gần đây được cho là của những người tị nạn Alodia này. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy họ có thể đã bắt đầu đến vùng biên giới Ethiopia-Sudan vào thế kỷ 14. Do đó, họ sẽ đến Fazughli khi Alodia vẫn còn tồn tại, nhưng đã suy yếu mạnh mẽ.[19]

Nằm giữa Sennar và Ethiopia

[sửa | sửa mã nguồn]

Vương quốc Fazughli nằm giữa Vương quốc Hồi giáo Sennar và Đế quốc Ethiopia, đóng vai trò là vùng đệm giữa hai quốc gia này.[20] Nhà nghiên cứu văn hóa châu Phi Alessandro Triulzi miêu tả lãnh thổ gần đúng của vương quốc như sau:

Về phía đông, nó bao gồm lãnh thổ của người Gumuz, sinh sống giữa Gallabat và sông Nile Xanh, với trung tâm là Gubba. Về phía tây nó bao gồm vùng đất của người Burun với trung tâm là Jebel Gule, được cho là đã mở rộng về phía nam đến tận Kaffa ở miền nam Ethiopia. Về phía nam nó chủ yếu bao gồm lãnh thổ của người Bertha, dọc theo thung lũng Tumat chứa nhiều vàng, trải dài đến Fadasi, vùng ngoại ô nơi người Oromo sinh sống.[21]

Người dân Fazughli nói các ngôn ngữ Đông Sudan.[22] Theo Spaulding, quốc gia này duy trì đức tin Cơ đốc, ít nhất là trong giới cầm quyền.[23] Theo ông, tầng lớp thượng lưu Alodia này sẽ được gọi là Hamaj.[23] Tuy nhiên, có thể trên thực tế phần lớn dân số Fazughli đã tạo thành Hamaj.[24]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Zarroug 1991, tr. 97.
  2. ^ Welsby & Daniels 1991, tr. 9.
  3. ^ O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 19.
  4. ^ Hasan 1967, tr. 176.
  5. ^ Hasan 1967, tr. 162.
  6. ^ Hasan 1967, tr. 128.
  7. ^ Vantini 1975, tr. 786–788.
  8. ^ Hasan 1967, tr. 133.
  9. ^ Vantini 1975, tr. 784.
  10. ^ Vantini 2006, tr. 487–489.
  11. ^ Hasan 1967, tr. 134.
  12. ^ a b Spaulding 1974, tr. 13–14.
  13. ^ O'Fahey & Spaulding 1974, tr. 29.
  14. ^ Spaulding 1974, tr. 13.
  15. ^ Gonzalez-Ruibal 2014, tr. 176.
  16. ^ Spaulding 1974, tr. 14.
  17. ^ Vantini 1975, tr. 788.
  18. ^ Gonzalez-Ruibal & Falquina 2017, tr. 12.
  19. ^ Gonzalez-Ruibal & Falquina 2017, tr. 16–18.
  20. ^ Spaulding 1974, tr. 18.
  21. ^ Triulzi 1981, tr. 61.
  22. ^ Zarroug 1991, tr. 25.
  23. ^ a b Spaulding 1974, tr. 22.
  24. ^ Triulzi 1981, tr. 66.

Thư mục

[sửa | sửa mã nguồn]
  • Gonzalez-Ruibal, Alfredo; Falquina, Alvaro (2017). “In Sudan's Eastern Borderland: Frontier Societies of the Qwara Region (ca. AD 600–1850)”. Journal of African Archaeology. Brill. 15 (2): 173–201. doi:10.1163/21915784-12340011. ISSN 1612-1651.
  • Gonzalez-Ruibal, Alfredo (2014). An Archaeology of Resistance: Materiality and Time in an African Borderland. Archaeology in Society. ISBN 978-1442230903.
  • Hasan, Yusuf Fadl (1967). The Arabs and the Sudan. From the seventh to the early sixteenth century. Edinburgh University. OCLC 33206034.
  • O'Fahey, R.S.; Spaulding, Jay L. (1974). Kingdoms of the Sudan. Methuen Young Books. ISBN 0416774504.
  • Paez, Pedro (2011). Isabel Boavida; Hervé Pennec; Manuel Joao Ramos (biên tập). Pedro Páez's History of Ethiopia, 1622. 1. Hakluyt Society. ISBN 978-1908145000.
  • Spaulding, Jay (1974). “The Fate of Alodia” (PDF). Meroitic Newsletter. Académie des Inscriptions et Belles-Lettres. 15: 12–30. ISSN 1266-1635.
  • Spaulding, Jay (1985). The Heroic Age in Sennar. Red Sea. ISBN 1569022607.
  • Triulzi, A. (1981). Salt, Gold and Legitimacy: prelude to the history of a no-man's land Bela Shangul, Wallagga, Ethiopia (1800–98). Istituto di Studi Orientale. OCLC 10273177.
  • Vantini, Giovanni (1975). Oriental Sources concerning Nubia. Heidelberger Akademie der Wissenschaften. OCLC 174917032.
  • Vantini, Giovanni (2006). “Some new light on the end of Soba”. Trong Alessandro Roccati and Isabella Caneva (biên tập). Acta Nubica. Proceedings of the X International Conference of Nubian Studies Rome 9–ngày 14 tháng 9 năm 2002. Libreria Dello Stato. tr. 487–491. ISBN 88-240-1314-7.
  • Welsby, Derek; Daniels, C.M. (1991). Soba. Archaeological Research at a Medieval Capital on the Blue Nile. The British Institute in Eastern Africa. ISBN 1872566022.
  • Zarroug, Mohi El-Din Abdalla (1991). The Kingdom of Alwa. University of Calgary. ISBN 0-919813-94-1.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]