Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki

Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki
Bản đồ hiển thị vị trí của Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki
Vị trí tại Trung Phi
Vị trí Trung Phi
Thành phố gần nhấtNola
Tọa độ2°30′B 16°10′Đ / 2,5°B 16,167°Đ / 2.500; 16.167
Diện tích1.143,26 km2 (441,42 dặm vuông Anh)
Thành lập1990

Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki là vườn quốc gia nằm ở khu vực cực tây nam của Cộng hòa Trung Phi. Được thành lập vào năm 1990, vườn quốc gia này có diện tích 1.143,26 km2 (441,42 dặm vuông Anh).[1] Nó được chia thành hai khu vực không liên tục là Dzanga ở phía bắc (công viên Dzanga) rộng 49.500 ha (122.000 mẫu Anh) và Ndoki ở phía nam (công viên Ndoki)[2] rộng 72.500 ha (179.000 mẫu Anh). Đáng chú ý ở Dzanga là quần thể Khỉ đột đất thấp phía Tây quý hiếm với mật độ 1,6 cá thể/km vuông là một trong những nơi có mật độ cao nhất loài này.[3]

Giữa hai khu vực của vườn quốc gia là Khu bảo tồn đặc biệt Dzanga-Sangha rộng 335.900 ha (830.000 mẫu Anh). Cả vườn quốc gia và khu bảo tồn đặc biệt được quản lý riêng biệt, đều là một phần của Tổ hợp khu bảo tồn Dzanga-Sangha (DSPAC).[4][5]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki nằm ở cực tây nam của Cộng hòa Trung Phi trong một phần hình tam giác của đất nước. Con sông chính chảy qua vùng này là sông Sangha.[6] Biên giới chuẩn giữa Cộng hòa Trung Phi và Cameroon, Cộng hòa Congo nằm trên sông Sangha có tọa độ là 2°13′14″B 16°11′31″Đ / 2,22056°B 16,19194°Đ / 2.22056; 16.19194 cũng chính là ranh giới tận cùng phía tây nam của vườn quốc gia.

Vườn quốc gia có độ cao dao động từ 340 đến 615 m (1.115 đến 2.018 ft) so với mực nước biển. Toàn bộ vườn quốc gia là bãi cát phù sa. Dọc theo những con suối, rừng có thể được tìm thấy với những vùng đất trũng lầy lội được gọi là "bai".[7] Dzanga Bai dịch ra có nghĩa là "ngôi làng của voi" là một vũng muối cát có kích thước 250 nhân 500 m (820 nhân 1.640 ft). Nó được cắt qua bởi một con suối.[4][8] Từ năm 1997, Bai Hokou có cơ sở nghiên cứu tập tính khỉ đột núi và cho khách du lịch tham quan.[9]

Nhật ký ghi chép vào những năm 1980 trong khu vực Dzanga nhưng không phải ở Ndoki là nơi có rừng nguyên sinh. Amis Kamiss đã viết vào năm 2006 khi đến thăm 15 địa điểm khai thác kim cương ở khu vực sông Lobé nằm ở phía tây bắc của vườn quốc gia.[10]

Động thực vật[sửa | sửa mã nguồn]

Có ba kiểu rừng tại Dzanga-Ndoki chủ yếu là trên đất khô cằn là rừng bán thường xanh, rừng đầm lầy dọc theo các con sông và rừng Gilbertiodendron dewevrei tán khép kín. Rừng khô là một khu rừng mở, tán hỗn hợp bị chi phối bởi các loài họ TrômDu, phía dưới thấp là dày đặc các loài họ DongGừng.

Về động vật, vườn quốc gia là nơi có một số quần thể động vật hoang dã nguyên vẹn gồm khỉ đột đất thấp phía Tây, voi rừng châu Phi, tinh tinh, lợn rừng lớn, lợn lông đỏ, linh dương Sitatunga, linh dương Bongo[11] trâu rừng rậm châu Phi và 6 loài linh dương hoẵng.[12] Đáng chú ý khi trong khu vực Dzanga là nơi có mật độ khỉ đột núi 1,6 cá thể/km² là một trong những nơi có mật độ cao nhất từng được báo cáo cho loài khỉ đột đất thấp phía tây.[3]

Vườn quốc gia Dzanga-Ndoki được chỉ định là vùng chim quan trọng (#CF008). Nó tiếp giáp với hai vùng chim quan trọng khác là Lobéké của Cameroon (#CM033) và Nouabalé-Ndoki của Congo (#CG001). Hơn 350 loài chim đã được báo cáo tại vườn quốc gia, trong đó ít nhất 260 loài sinh sản, trong đó có loài Cổ đỏ rừng Sangha (Stiphrornis sanghensis) đã được mô tả là một loài mới chỉ được ghi nhận trong Dzanga-Sangha nhưng đang được điều tra thêm[7] vì nó cũng có thể có mặt ở các khu vực lân cận thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo, CameroonCộng hòa Congo.[13]

Vào tháng 5 năm 2013, việc giết hại 26 cá thể voi rừng châu Phi bởi những kẻ săn trộm trong khu vực Dzanga Bai, một khu bảo tồn nằm trong khu vực di sản thế giới Sangha Trinational[14] (Ngã ba quốc gia sông Sangha) đã nhận được sự quan tâm của các nhà bảo tồn trên toàn thế giới.[15]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ World Database on Protected Areas[liên kết hỏng]
  2. ^ Riley, Laura; Riley, William (2005). Nature's strongholds: the world's great wildlife reserves. Princeton University Press. tr. 42. ISBN 0-691-12219-9.
  3. ^ a b Almasi, A.; Blom, A.; Heitkönig, I.M.A.; Kpanou, J.B.; Prins, H.H.T. (2001). “A survey of the apes in the Dzanga-Ndoki National Park, Central African Republic: A comparison between the census and survey methods of estimating the gorilla (Gorilla gorilla gorilla) and chimpanzee (Pan troglodytes) nest group density”. African Journal of Ecology. 39: 98–105. doi:10.1046/j.0141-6707.2000.00280.x. ISSN 0141-6707.
  4. ^ a b “Central African Republic”. Africa's Eden. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 3 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  5. ^ Balinga, Michael; Moses, Sainge; Fombod, Eunice (tháng 8 năm 2006). “A Preliminary Assessment of the Vegetation of the Dzanga Sangha Protected Area Complex, Central Africa Republic” (PDF). World Wildlife Fund, Smithsonian Institution. tr. 6–7. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  6. ^ “The Sangha River Tri-national Protected Area (STN)”. Dzanga-Sangha. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 9 năm 2018. Truy cập ngày 18 tháng 9 năm 2010.
  7. ^ a b “BirdLife IBA Factsheet CF008 Dzanga-Ndoki National Park”. Downloaded from the Data Zone at http://www.birdlife.org. BirdLife International. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010. Liên kết ngoài trong |work= (trợ giúp)
  8. ^ Kamiss, Amis; Turkalo, Andrea K. (ngày 30 tháng 11 năm 1999). “Elephant Crop Raiding in the Dzanga-Sangha Reserve, Central African Republic” (PDF). The African Elephant Specialist Group (AfESG). tr. 2. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 12 tháng 3 năm 2012. Truy cập ngày 14 tháng 6 năm 2020.
  9. ^ “Field research”. Max Planck Institute for Evolutionary Anthropology, Department of Primatology. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 10 năm 2010. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010.
  10. ^ Chupezi, Tieguhong Julius; Ingram, Verina; Schure, Jolien. Impacts of artisanal gold and diamond mining on livelihoods and the environment in the Sangha Tri-National Park landscape. CIFOR. tr. 31. ISBN 978-602-8693-14-1.
  11. ^ “The endangered bongo antelope in Dzanga Ndoki National Park Central”. Encyclopædia Britannica. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010.
  12. ^ “Dzangandoki”. dzangandoki.com. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2011. Truy cập ngày 19 tháng 9 năm 2010.
  13. ^ Bản mẫu:Author=BirdLife International
  14. ^ World Heritage Site: Sangha Trinational
  15. ^ Welch, Adam (ngày 10 tháng 5 năm 2013). “Poachers kill 26 elephants at central African world heritage site”. The Guardian. Truy cập ngày 22 tháng 6 năm 2013.