Vịt Pất Lài

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vịt Pất Lài, còn gọi là vịt Đốm, vịt Nàng, là giống vịt kiêm dụng trứng - thịt, có nguồn gốc từ Lạng Sơn, được công nhận là một trong 59 giống vật nuôi được bảo tồn và phát triển ở Việt Nam[1].

Đặc điểm ngoại hình[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc mới nở, vịt có màu lông vàng nhạt, phớt đen ở đầu và đuôi; mỏ và chân vàng, có con hơi xám hoặc xám đen. Vịt mái trưởng thành có lông màu hoa mơ nhạt; mỏ và chân màu vàng hoặc vàng nhạt, có con màu hơi xám. Vịt trống trưởng thành có lông xanh đen ở đầu, cổ và dọc lưng có màu giống màu con cò lửa, đuôi có 2-3 lông móc cong; con trống có mỏ màu xám xanh hoặc vàng; chân màu vàng. Đầu to vừa phải, cổ dài trung bình. Vịt trưởng thành có cơ thể vững chắc, thân hình chữ nhật, dáng đứng tạo góc 30 - 450 so với mặt đất.

Năng suất[sửa | sửa mã nguồn]

Năng suất sinh sản[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi đẻ của vịt là 23 tuần tuổi. Khối lượng vào đẻ đạt 1.680 g/con - 1.934 g/con. Tỷ lệ đẻ 39,13 - 46,94%; năng suất trứng 142,43 - 170,85 quả/mái/năm; tiêu tốn thức ăn từ 4,29 đến 5,47 kg thức ăn/10 quả trứng giống. Trứng của vịt Đốm: 68,04 g/quả; hơi dài: chỉ số hình thái là 1,49; tỷ lệ lòng đỏ, lòng trắng và vỏ tương ứng là: 31,50; 52,07 và 16,43%; đơn vị Haugh đạt 79,48. Tỷ lệ trứng có phôi đạt trên 90% và tỷ lệ nở trên 85% so với trứng có phôi.

Khả năng cho thịt[sửa | sửa mã nguồn]

Tuổi giết thịt là 10 tuần tuổi, tương ứng với khối lượng 1,8 - 1,9 kg/con. Tỷ lệ thịt xẻ cao, từ 67 - 71%, tỷ lệ thịt lườn 14,5 - 15,5%; thịt đùi từ 13 - 14%. Tiêu tốn thức ăn 2,65 - 2,8kg/kg tăng khối lượng.[2] [3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Vũ Văn Tám (1 tháng 7 năm 2015). “Thông tư số 25/2015/TT-BNNPTNT ngày 01/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam”. http://thuvienphapluat.vn. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Truy cập 17 tháng 5 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)
  2. ^ Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp. Một số đặc điểm sinh học, khả năng sản xuất của vịt Đốm (Pất Lài) và con lai giữa vịt Đốm với vịt T14 (CV. Super M3). Trang 34
  3. ^ Tạp chí Khoa học và Phát triển số 05, tập 12, năm 2014, trang 697 - 703. (13 tháng 8 năm 2014). “Năng suất, chất lượng thịt của các tổ hợp lai giữa vịt Đốm và vịt T14” (PDF). http://www.vnua.edu.vn. Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 24 tháng 6 năm 2016. Truy cập 17 tháng 5 năm 2016. Liên kết ngoài trong |website= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)