Vin vào tự nhiên

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vin vào tự nhiên (tiếng Anh: appeal to nature) là lập luận hoặc lối tu từ cho rằng "bởi thứ nào đó 'tự nhiên' nên nó tốt", hay "bởi vì thứ nào đó 'không tự nhiên' nên nó xấu".[1] Những lập luận này thường được coi là không logic vì tiền đề chính yếu ngầm định "Cái gì tự nhiên thì tốt" ở đây không liên quan đến vấn đề bàn luận, không có ý nghĩa vững chắc trong thực tiễn.[cần dẫn nguồn]

Hình thức[sửa | sửa mã nguồn]

Dạng phổ quát của kiểu lập luận này có thể được trình bày theo tam đoạn luận như sau:

Cái gì mà tự nhiên thì tốt.
N tự nhiên.
Do đó, N tốt hoặc đúng.

Cái gì mà không tự nhiên thì xấu hoặc sai.
U không tự nhiên.
Do đó, U xấu hoặc sai.[2]

Trong một số hoàn cảnh, "tự nhiên" là một từ ngữ rất mơ hồ, có thể vô hình trung gây liên đới ngoài ý muốn đến những khái niệm khác. Bản thân cái từ "tự nhiên" nó cũng có thể là "từ ngữ gài" (loaded term), vì nhiều khi có những nhận định chủ quan được cài cắm trong đó. Thành thử, "vin vào tự nhiên" trong trường hợp như này là ngụy biện "mặc nhận kết luận" (beg the question), bởi vì kết luận đã được hàm chứa ngay trong tiền đề rồi.[2]

Có nhiều ý kiến khác nhau về "vin vào tự nhiên" trong lập luận lý tính. Theo một số góc nhìn dễ dãi hơn thì đôi khi nó có thể được coi là quy tắc ngón cái (phương pháp ước chừng) hữu ích trong một số lĩnh vực hạn hẹp nhất định, mặc dù vẫn thừa nhận những ngoại lệ nào đó. Khi áp dụng nguyên tắc kiểu như vậy, người ta có thể dựa vào thực kiện 'tự nhiên' để suy định được cái gì là tốt, và tương tự người ta có thể dựa vào thực kiện 'phi tự nhiên' để suy định được cái gì là xấu, trừ phi có bằng chứng ngược lại. Nếu trong lĩnh vực hạn hẹp mà lại xem quy tắc ngón cái như thể là nguyên tắc không có ngoại lệ thì đôi khi có thể sa vào ngụy biện ngẫu lệ (fallacy of accident).[2][3]

Julian Baggini giải thích góc nhìn chuẩn về lý do khiến lập luận này là ngụy biện như sau: "Kể cả khi chúng ta có thể đồng ý rằng có cái thì tự nhiên và có cái thì không, thì kế sau đó là gì? Câu trả lời là: chả có gì cả. Không có lý do bằng thực kiện nào để cho rằng cái gì tự nhiên thì tốt (hay chí ít là tốt hơn) và cái gì không tự nhiên thì xấu (hay chí ít là xấu hơn) cả."[4]

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Ý nghĩa và tầm quan trọng của những cách hiểu và khái niệm khác nhau về "tự nhiên" đã đang là chủ đề thảo luận dai dẳng suốt chiều lịch sử cả trong khoa học lẫn triết học. Ở Hy Lạp cổ đại, "luật của tự nhiên đều được xem không chỉ là bản mô tả khái quát hóa về cái thực sự xảy ra trong thế giới tự nhiên... mà đúng hơn thì nó là những quy chuẩn mà người ta nên làm theo... Thành thử, "vin vào tự nhiên" có khuynh hướng có nghĩa là "vin vào bản tính tự nhiên của con người", được xem là nguồn gốc của chuẩn mực ứng xử. Với người Hy Lạp, sự "vin" này... biểu trưng cho việc thăm dò ý thức và khám phá vào một khu vực mà nằm trong đó, y theo cả truyền thống tư tưởng của họ, là nguồn gốc chân chính cho chuẩn mực ứng xử."[5]

Trong thời hiện đại, các nhà triết học đã thách thức lại cái ý niệm rằng 'địa vị của con người là hữu thể tự nhiên' nên quyết định hoặc chỉ bảo cho hữu thể quy phạm của mình. Ví dụ, Rousseau đã nổi tiếng đưa ra câu nói là "Chúng ta không biết bản tính tự nhiên của chúng ta cho phép chúng ta là gì."[6] Gần đây hơn, Nikolas Kompridis đã áp dụng tiên đề của Rousseau để tranh luận về 'can thiệp di truyền' (hoặc các loại can thiệp khác) vào cơ sở sinh học của sự sống con người, viết:

Có một cái miền của tự do con người mà không bị bản tính tự nhiên sinh học của chúng ta quyết định, song lại khiến chúng ta không yên lòng bởi vì nó bỏ ngỏ một cách gây khó chịu đó là rồi con người có thể trở thành loại hữu thể gì đây... Nói cách khác: Chúng ta sẵn lòng cho phép bản tính tự nhiên của chúng ta là cái gì? Và chúng ta nên cho phép dựa trên cơ sở gì?[7]

Kompridis viết rằng 'quan điểm tự nhiên chủ nghĩa' về các sinh vật sống (được một nhà khoa học có tên là Rodney Brooks minh định là "máy móc được cấu thành từ các thành phần sinh hóa")[8] có nguy cơ trở thành cách hiểu khả dĩ duy nhất về con người. Ông viết, "Khi chúng ta xem mình là 'máy móc được cấu thành từ các thành phần sinh hóa' vậy, tức là chúng ta không chỉ giả định là chúng ta biết bản chất tự nhiên của chúng ta cho phép chúng ta là gì, mà còn biết kiến thức này cho phép chúng ta trả lời câu hỏi cái gì sẽ xảy đến với chúng ta nữa... Đây không phải là câu hỏi dành cho chúng ta trả lời, mà, đúng hơn, là câu hỏi mà chúng ta phải luôn giữ cái tâm thế có thể trả lời."[9]

Ví dụ[sửa | sửa mã nguồn]

Giá kệ siêu thị với bốn thương hiệu khác nhau đều tự quảng cáo mình là đồ "tự nhiên".

Có thể thấy một số ví dụ phổ biến của "vin vào tự nhiên" trên nhãn mác và quảng cáo cho thức ăn, quần áo, phương pháp điều trị bằng thảo dược theo y học thay thế, và nhiều lĩnh vực khác.[4][10] Nhãn mác có thể sử dụng cụm từ "hoàn toàn tự nhiên", ngụ ý rằng sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn. Tuy nhiên, việc sản phẩm có phải là "tự nhiên" hay không thì bản thân nó không quyết định được tính an toàn hoặc hiệu quả của sản phẩm.[4][11] Ví dụ, nhiều chất độc nguy hiểm đều là các hợp chất tìm được trong tự nhiên.

Người ta cũng hay mang lý lẽ "vin vào tự nhiên" vào việc dùng thuốc, cho rằng nếu thuốc mà "không tự nhiên" thì không nên dùng.[10] Lý luận này cũng được vận dụng để chống lại việc tiêm vắc-xin.[12]

Bàn về chủ đề tiêu thụ thịt, Peter Singer cho rằng bảo ăn thịt là 'điều có thể chấp nhận về mặt đạo đức' chỉ vì điều đó là một phần của "đạo tự nhiên" thì là ngụy biện, vì cách con người và các động vật khác hành xử trong tự nhiên thì không dính dáng đến việc chúng ta nên hành xử như thế nào. Theo đó, Singer nhận định rằng, việc ăn thịt được phép hay không được phép về mặt đạo đức phải được đánh giá dựa trên phúc đức của chính việc đó, chứ không phải bằng cách vin vào mấy cái "tự nhiên".[13]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Edward Moore, George (1922). Principia Ethica. Cambridge: Cambridge University Press. tr. 45.
  2. ^ a b c Curtis, Gary N. “Appeal to Nature”. The Fallacy Files. Truy cập ngày 12 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ Groarke, Leo (2008). “Informal Logic”. Trong Zalta, Edward N. (biên tập). Stanford Encyclopedia of Philosophy . Informal logic is sometimes presented as a theoretical alternative to formal logic. This kind of characterization may reflect early battles in philosophy departments which debated, sometimes with acrimony, whether informal logic should be considered "real" logic. Today, informal logic enjoys a more conciliatory relationship with formal logic. Its attempt to understand informal reasoning is usually (but not always) couched in natural language, but research in informal logic sometimes employs formal methods and it remains an open question whether the accounts of argument in which informal logic specializes can in principle be formalized.
  4. ^ a b c Baggini, Julian (2004). Making Sense: Philosophy Behind the Headlines. Oxford University Press. tr. 181–182. ISBN 978-0-19-280506-5. (...) even if we can agree that some things are natural and some are not, what follows from this? The answer is: nothing. (...) There is no factual reason to suppose that what is natural is good (or at least better) and what is unnatural is bad (or at least worse).
  5. ^ Saunders, Jason Lewis (26 tháng 10 năm 2008). “Western Philosophical Schools and Doctrines: Ancient and Medieval Schools: Sophists: Particular Doctrines: Theoretical issues.”. Encyclopædia Britannica. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 5 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 2 năm 2011. (…) the laws of nature were regarded not as generalized descriptions of what actually happens in the natural world (…) but rather as norms that people ought to follow (…) Thus the appeal to nature tended to mean an appeal to the nature of man treated as a source for norms of conduct. To Greeks this (…) represented a conscious probing and exploration into an area wherein, according to their whole tradition of thought, lay the true source for norms of conduct.
  6. ^ Jean-Jacques Rousseau, Emile: or, On education, USA: Basic Books, 1979, p. 62. "We do not know what our nature permits us to be."
  7. ^ Kompridis, Nikolas (2009). “Technology's Challenge to Democracy: What of the human?” (PDF). Parrhesia. 8: 20–33. (...) there is a domain of human freedom not dictated by our biological nature, but it is somewhat unnerving because it leaves uncomfortably open what kind of beings human beings could become. (...) Put another way: What are we prepared to permit our nature to be? And on what basis should we give our permission?
  8. ^ "The current scientific view of living things is that they are machines whose components are biochemicals." Rodney Brooks, "The relationship between matter and life", Nature 409 (2010), p. 410.
  9. ^ Kompridis, Nikolas (2009). “Technology's Challenge to Democracy: What of the human?” (PDF). Parrhesia. 8: 20–33. When we regard ourselves as 'machines whose components are biochemicals,' we not only presume to know what our nature permits us to be, but also that this knowledge permits us to answer the question of what is to become of us. (...) This is not a question we were meant to answer, but, rather, a question to which we must remain answerable.
  10. ^ a b Meier, Brian P.; Dillard, Amanda J.; Lappas, Courtney M. (2019). “Naturally better? A review of the natural-is-better bias”. Social and Personality Psychology Compass (bằng tiếng Anh). 13 (8): e12494. doi:10.1111/spc3.12494. ISSN 1751-9004.
  11. ^ Flew, Antony (1998). How to Think Straight: An Introduction to Critical Reasoning. Prometheus Books. ISBN 978-1-57392-239-5.
  12. ^ Gavura, Scott (13 tháng 2 năm 2014). “False "balance" on influenza with an appeal to nature”. Science-Based Medicine. Truy cập ngày 30 tháng 1 năm 2019.
  13. ^ Singer, Peter (2011). Practical Ethics (ấn bản 3). Cambridge University Press. tr. 60–61. ISBN 978-0521707688. There would still be an error of reasoning in the assumption that because this process is natural it is right.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]