Vương quốc Shilluk
Vương quốc Shilluk (Chollo)
|
|||||||||||
---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|---|
Tên bản ngữ
| |||||||||||
Thế kỷ 15–1861 | |||||||||||
Vương quốc Shilluk (vàng) và các nước láng giềng | |||||||||||
Tổng quan | |||||||||||
Thủ đô | Fashoda (từ cuối thế kỷ 17)[1] | ||||||||||
Thành phố lớn nhất | Fashoda | ||||||||||
Ngôn ngữ thông dụng | Tiếng Shilluk | ||||||||||
Tôn giáo chính | Sùng bái hoàng gia Tôn giáo bản địa châu Phi | ||||||||||
Chính trị | |||||||||||
Chính phủ | Quân chủ linh thiêng | ||||||||||
Rädh | |||||||||||
• 1490–1517 | Nyikaangø | ||||||||||
• Thế kỷ 17 | Odaagø Ocøllø[2] | ||||||||||
• Thế kỷ 17 | Rädh Tugø[2] | ||||||||||
Lịch sử | |||||||||||
Thời kỳ | Hậu kỳ Trung Cổ đến cận đại | ||||||||||
• Thành lập | Thế kỷ 15 | ||||||||||
• Giải thể | 1861 | ||||||||||
Dân số | |||||||||||
• (thập niên 1900) | 200000 (ước tính) | ||||||||||
| |||||||||||
Hiện nay là một phần của | Nam Sudan Sudan |
Vương quốc Shilluk do người Shilluk thống trị nằm dọc theo tả ngạn sông Nin Trắng, ở khu vực ngày nay là Nam Sudan và miền nam Cộng hòa Sudan. Kinh đô của vương quốc là thị trấn Fashoda. Theo lịch sử dân gian Shilluk và các ghi chép lân cận, vương quốc do Nyikang, người có lẽ sống vào nửa sau của thế kỷ 15, thành lập. Là một dân tộc Nin, người Shilluk đã cố gắng thành lập một vương quốc tập trung hóa đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 18 và đầu thế kỷ 19, trong thời kỳ suy tàn của Vương quốc Hồi giáo Funj phía bắc. Vào thế kỷ 19, người Shilluk bị ảnh hưởng bởi các cuộc tấn công quân sự từ Đế quốc Ottoman, khiến vương quốc bị tàn phá vào đầu những năm 1860. Vua Shilluk hiện không phải là một nhà lãnh đạo chính trị độc lập mà là một thủ lĩnh truyền thống trong chính phủ Nam Sudan và Sudan. Vị vua hiện tại của Shilluk là Đức vua Reth Kwongo Dak Padiet, lên ngôi năm 1993.[3]
Chế độ quân chủ (Reth) có bản chất chính trị và tôn giáo. Nhà vua đảm bảo trật tự xã hội; sức khỏe của ông và của quốc gia gắn liền với nhau. Việc thờ cúng được thực hiện trong các nghi lễ lấy cảm hứng từ thần thoại quốc gia về Nyikang, vị Reth đầu tiên. Chế độ quân chủ Shilluk và tín ngưỡng của người dân đã được Charles Seligman nghiên cứu vào năm 1911 và bởi nhà nhân chủng học người Anh James George Frazer trong The Golden Bough sau đó năm năm. Seligman mô tả hình thức chính quyền Shilluk là một "vương quyền linh thiêng".[4]
Địa lý và con người
[sửa | sửa mã nguồn]Vương quốc nằm trên một dải đất dọc theo cả hai bờ sông Nin Trắng và sông Sobat, từ hồ No đến khoảng 12° vĩ độ bắc. Người Shilluk có quan hệ gần gũi với các nhóm dân tộc Nam Sudan đông hơn, Nuer và Dinka (lần lượt là láng giềng của họ ở phía nam và phía đông). Ngôn ngữ của họ có liên quan đến thứ tiếng của người Anuak gần sông Baro và Pibor.
Cái tên Shilluk bắt nguồn từ tiếng Ả Rập, trong khi người Shilluk tự gọi là Cøllø hoặc Chollo. Điều này (và theo niềm tin của nhiều người Shilluk) cho thấy nguồn gốc chung với người Acholi, một sắc dân khác sống trên biên giới Uganda-Nam Sudan và các dân tộc Luo ở Tanzania, Kenya, CHDC Congo, Tchad, Cộng hòa Trung Phi và Ethiopia (Anuak).
Giống như hầu hết các dân tộc Nin ở Nam Sudan (chẳng hạn như người Nuer và Dinka), người Shilluk chăn nuôi gia súc bán du mục tự cung tự cấp và trồng ngũ cốc.[5] Hệ thống xã hội của họ nhìn chung bình đẳng, khi đàn gia súc có giá trị biểu tượng lớn. Lối sống của người Shilluk hiện đại cũng tương tự nhưng sở hữu ít con hơn. Họ định canh định cư vì đất đai dọc theo sông Nin Trắng màu mỡ hơn những nơi khác trong vùng. Việc trồng cây durra, một loại lúa miến, giúp họ trở thành một dân tộc nông nghiệp tương đối thịnh vượng trừ những đợt hạn hán kéo dài. Dân số người Shilluk ngày nay được ước tính là 1,7 triệu nhân khẩu vào năm 2005; trong thế kỷ 19, ước tính họ có khoảng 200.000 người sống ở hàng trăm ngôi làng.[2] Vương quốc được chia thành hai tỉnh: Gher (Gärø) ở phía bắc và Luak (Lwagø) ở phía nam, được chia thành các khu.
Lịch sử
[sửa | sửa mã nguồn]Nguồn gốc và di cư
[sửa | sửa mã nguồn]Theo truyền thuyết của dân tộc Shilluk, vương quốc được thành lập vào năm 1490 khi người cai trị huyền thoại đầu tiên ("Reth") là anh hùng mang tên Nyikang. Ông tự nhận mình là nửa người nửa cá sấu và có thể sai khiến được mưa. Nyikang là con trai của vị vua Okwa, người cai trị một quốc gia nằm ở "phương nam xa xôi, gần một hồ nước lớn". Đây có thể là hồ Albert, nơi người Acholi sinh sống. Sau khi Okwa băng hà, Nyikang gây chiến với anh trai mình là Duwadh, người kế vị ngai vàng hợp pháp. Chấp nhận thất bại, Nyikang rời quê hương cùng đoàn tùy tùng và di cư về phía đông bắc đến Wau (gần Bahr el Ghazal, "sông linh dương" trong tiếng Ả Rập). Tại đây (được người Shilluk gọi là Pothe Thuro) Nyikang kết hôn với con gái của vị pháp sư địa phương Dimo. Sau một cuộc xung đột với Dimo Nyikang di cư về phía bắc (băng qua Bahr el Ghazal) đến Acietagwok (một ngôi làng Shilluk cách làng Tonga khoảng 30 kilômét (19 mi) về phía tây) vào khoảng năm 1550. Nyikang sau đó đến Nyilual, một vùng không có người ở phía tây thành phố Malakal ngày nay.[6] Cuối cùng, truyền thuyết cho rằng Nyikang đã biến mất trong một cơn lốc giữa trận chiến.[7]
Vương quốc
[sửa | sửa mã nguồn]Xung đột biên giới
[sửa | sửa mã nguồn]Trong thế kỷ 17, để đảm bảo nguồn tài nguyên dư thừa, người Shilluk đã đột kích và cướp bóc các khu dân cư lân cận ở phía bắc và phía nam dọc theo sông Nin Trắng. Những người đứng đầu podh (cụm làng) thường cầm đầu các toán cướp này. Vua Shilluk (Reth) cũng không ngoại lệ, khi vị Reth ở phía nam sẽ cử các chiến binh Shilluk ngược dòng đến vùng đất Dinka. Giành phần lớn nhất trong số tiền cướp được, Reth gia tăng tài sản và ảnh hưởng đối với đất nước Shilluk nhờ đội quân Bath Reth của mình. Thời gian của những sự kiện này vẫn chưa rõ ràng và không rõ liệu Reth là một nhân vật từ một triều đại duy nhất hay một số Reth cùng tồn tại. Nếu giả thiết thứ hai là đúng, có thể đã có hàng chục triều đại khác nhau.[8]
Tôn giáo và huyền thoại
[sửa | sửa mã nguồn]Giống như các dân tộc Nin khác, người Shilluk không coi trọng vũ trụ học. Họ tập trung vào một nhân vật đã sống cách đây rất lâu, cuộc đời chủ yếu mang tính thần thoại: Vua Nyikang.[9] Nguồn gốc của ông được coi là thần thánh, khi một con bò trắng tên là Dean Aduk (Dhyang Adugø) mang một quả bầu. Khi quả bầu bị xé nát, một người đàn ông tên là Kolo (Köölø, Pöölø) xuất hiện. Kolo sinh ra Omaro (Omaarø), người này sinh ra Wat Mol (Wäd Möölø), rồi Wat Mol sinh ra Okwä.[10][a]
Okwa được cho là đã đến thăm một bờ sông và nhìn thấy hai phụ nữ trẻ đẹp, Nyakayo (Nyikaayø) và Ongwak, từ dưới nước bước lên. Họ có mái tóc dài và một phần cơ thể có hình cá sấu. Okwa dùng vũ lực bắt lấy họ; nhưng họ hét lên báo động cho người cha, Dunyel Ju'Okwa đang ở gần đó. Dunyel có phần thân bên phải là người còn bên trái là cá sấu. Sau một hồi bàn bạc, Dunyel đồng ý gả hai cô con gái của mình cho Okwa (Okwä) với giá làm dâu cao. Nyakayo (Nyikaayø) và Okwa sinh nhiều con; Nyikang được một số người coi là con trai cả của ông, nhưng theo những người khác ông lại là con út. Một truyền thống khác nói rằng anh trai song sinh của Nyikang là Duwat (Dïwäädɔ).[11] Theo một niềm tin phổ biến, hợp lưu của sông Sobat và sông Nin Trắng chính là quê hương của Nyakayo.[11]
Cuộc lưu vong
[sửa | sửa mã nguồn]Cái chết của Okwa (Okwä) bắt đầu mối thù giữa Nyikang (Nyikaangø) và anh trai Duwat (Dïwäädø) về việc kế vị ngai vàng. Duwat lên làm vua, nhưng Nyikang từ chối thề trung thành với người anh, quyết định cùng gia quyến chuyển đi nơi khác. Câu chuyện này có nhiều dị bản với tên gọi khác nhau, chủ yếu là Omoli Ju (Omööli Ju) hoặc Ju Nya Okwä.
Khi Nyikang rời đi, Duwat yêu cầu ông nhìn ra đằng sau rồi ném một cây gậy dài và sắc nhọn về phía người em cùng cha khác mẹ của mình. Với hành động này, Duwat muốn cấm những người di cư quay trở lại mảnh đất của ông ta. Tuy nhiên, Nyikang đã lấy cây gậy và dùng nó để trồng trọt.
Sau hành trình kéo dài ngày qua ngày, đoàn người di cư đặt chân đến vùng đất do thầy phù thủy Dim (Dïmø) cai trị. Nyikang kết hôn và đẻ ra một người con trai tên là Dak (Daagø). Những người tị nạn định cư gần nơi sông Sobat chảy vào sông Nin Trắng, và thành lập Vương quốc Shilluk.[6]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]Ghi chú
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Tài liệu của DS Oyler viết rằng con bò đã sinh ra Omaro (Omaarɔ), Omaro sinh ra Kolo (Köölø, Pöölø), Kolo sinh ra Okwa Mol (Okwä Möölø) chứ không phải Kolo là người sáng lập.
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ Mercer 1971, tr. 407–408.
- ^ a b c Ogot, B. A. biên tập (1999). “Chapter 7: The Sudan, 1500–1800”. General History of Africa. V: Africa from the Sixteenth to the Eighteenth Century. Berkeley, CA: University of California Press. tr. 89–103. ISBN 9780520067004.
- ^ https://ich.unesco.org/doc/src/00147-EN.pdf
- ^ Seligman, Charles Gabriel (1934). Egypt and Negro Africa: A Study in Divine Kingship. Routledge and Sons.
- ^ "Shilluk." Encyclopedia of the Peoples of Africa and the Middle East, Volume 1 Infobase Publishing, 2009
- ^ a b Oyler 1918, p. 108
- ^ Martell 2018, tr. 18.
- ^ Graeber 2010, pp. 13–14
- ^ Graeber 2010, p. 18-21
- ^ Westermann 1912, p. XL
- ^ a b Westermann 1912, p. XLI
Thư mục
[sửa | sửa mã nguồn]- Beswick, Stephanie (2014). “The Role of Slavery in the Rise and Fall of the Shilluk Kingdom”. Trong Souad T. Ali; và đồng nghiệp (biên tập). The Road to the Two Sudans. Cambridge Scholars. tr. 108–142. ISBN 9781443856324.
- Graeber, David (2011). “The Divine Kingship of the Shilluk”. HAU: Journal of Ethnographic Theory. University of Chicago. 1 (1): 1–62. doi:10.14318/hau1.1.002. ISSN 2575-1433. S2CID 159850613.
- Martell, Peter (2018). First Raise a Flag. London: Hurst & Company. ISBN 978-1849049597.
- Mercer, Patricia (1971). “Shilluk Trade and Politics from the Mid-Seventeenth Century to 1861”. The Journal of African History. Cambridge University. 12 (3): 407–426. doi:10.1017/s0021853700010859. S2CID 154445649.
- Ogot, Bethwell Allan (1998). Histoire générale de l'Afrique: V. L'Afrique du XVIe au XVIIIe siècle (bằng tiếng Pháp). UNESCO. ISBN 9789232024978. Truy cập ngày 19 tháng 11 năm 2013.
- Oyler, D. S. (1918). “Nikawng and the Shilluk migration”. Sudan Notes and Records. I.
- Pumphrey, M. E. C. (1941). “The Shilluk tribe”. Sudan Notes and Records. XXIV, part I.
- Westermann, Diedrich (1912). The Shilluk People, Their Language and Folklore.