Vụ va chạm máy bay tại triển lãm hàng không Dallas 2022

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Vụ va chạm máy bay tại triển lãm hàng không Dallas 2022
Tập tin:Dallas mid-air collision.png
Vài giây sau vụ va chạm giữa không trung, cả hai máy bay vỡ thành nhiều mảnh, có thể nhìn thấy ở đây rơi
Tai nạn
Ngày12 tháng 11 năm 2022 13:22 CST
Mô tả tai nạnVa chạm giữa không trung tại triển lãm hàng không Wings over Dallas, đang điều tra
Địa điểmSân bay Dallas Executive (RBD), Dallas, Texas, Hoa Kỳ
Số người chết6 (tất cả)
Máy bay thứ nhất

N7227C, chiếc B-17G bị nạn, thời điểm tháng 10 năm 2019
DạngBoeing B-17G-95-DL/PB-1W Flying Fortress
TênTexas Raiders
Hãng hàng khôngAmerican Airpower Heritage Flying Museum
Số đăng kýN7227C
44-83872 (s/n)
77235 (BuNo)
Xuất phátSân bay Dallas Executive, Dallas, Texas
Số người5
Phi hành đoàn5
Tử vong5
Sống sót0
Máy bay thứ hai

N6763, chiếc Bell P-63F bị nạn, thời điểm tháng 10 năm 2019
DạngBell P-63F-1-BE Kingcobra
Hãng hàng khôngAmerican Airpower Heritage Flying Museum
Số đăng kýN6763
43-11719 (s/n)
Xuất phátDallas Executive Airport, Dallas, Texas
Số người1
Phi hành đoàn1
Tử vong1
Sống sót0

Ngày 12 tháng 11 năm 2022, hai chiếc B-17 Flying FortressBell P-63 Kingcobra thời thế chiến II, va chạm giữa không trung và rơi trong triển lãm hàng không Wings Over Dallas tại Sân bay Dallas Executive ở Dallas, Texas, Hoa Kỳ.[1] Vụ va chạm xảy ra vào lúc 1h22 tối, giờ địa phương (CST, UTC−6). Buổi triển lãm hàng không, trùng với lễ kỷ niệm ngày cựu chiến binh, được tổ chức bởi Lực lượng Không quân Kỷ niệm.

Cả hai máy bay đều bị phá hủy hoàn toàn. Các quan chức báo cáo rằng B-17 có phi hành đoàn 5 người trong khi P-63 chỉ có một người; cả 6 đều được xác nhận là đã chết bởi Giám định y tế quận Dallas.[2][3]

Máy bay[sửa | sửa mã nguồn]

Máy bay B-17 bị nạn là Texas Raiders, một chiếc máy bay do Douglas-Long Beach sản xuất B-17G-95-DL với số đăng ký N7227C, được đưa vào hoạt động lần đầu tiên vào năm 1945 và được điều hành bởi Bảo tàng Di sản Hàng không Hoa Kỳ. Nó là một trong số ít những chiếc máy bay máy bay B-17 Flying Fortress B-17 còn sử dụng được.[4][5] Chiếc máy bay thứ hai bị nạn là một chiếc P-63F-1-BE Kingcobra số đăng ký N6763, mà cũng đã được điều hành bởi Bảo tàng bay Di sản của Không quân Hoa Kỳ. Chiếc máy bay này là một trong hai biến thể P-63F từng được chế tạo và là một trong năm chiếc P-63 duy nhất còn hoạt động trên không. Nó không có tên và được sơn bằng dấu kiểm tra "X" ban đầu.[6][7][8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “2 aircraft collide and crash during WWII airshow in Dallas”. ABC News. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Jenkins, Clay [@JudgeClayJ]. “According to our Dallas County Medical Examiner, there are a total of 6 fatalities from yesterday's Wings over Dallas air show incident. Authorities will continue working today on the investigation & identification of the deceased. Please pray for their families and all involved” (Tweet) (bằng tiếng Anh). Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022 – qua Twitter.
  3. ^ Otero, LM; Bleed, Jill (ngày 13 tháng 11 năm 2022). “6 killed after vintage aircraft collide at Dallas air show”. Boston.com. AP. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  4. ^ “Two aircraft collide, crash during Dallas air show”. The Washington Post (bằng tiếng Anh). ISSN 0190-8286. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  5. ^ Riess, Rebekah; Tucker, Emma (ngày 12 tháng 11 năm 2022). “Vintage military aircraft collide mid-air at Dallas air show”. CNN.com. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  6. ^ Ranter, Harro. “Accident Bell P-63F Kingcobra N6763, 12 Nov 2022”. aviation-safety.net. Truy cập ngày 12 tháng 11 năm 2022.
  7. ^ “Warplane Survivors USA: Texas (Book)”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 2 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.
  8. ^ “Horrific Tragedy At Dallas Airshow As Fighter Collides With B-17 Bomber”. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2022.