Wikipedia:Mệnh đề cầu tuyết

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Địa ngục. Chú ý rằng không có quả cầu tuyết nào ở đây.

Mệnh đề cầu tuyết (tiếng Anh: snowball clause) là cách mà các biên tập viên được khuyến khích thực hành lẽ thường và tránh hành vi phá rối, quan liêu. Mệnh đề này phát biểu rằng:

"Nếu một vấn đề nào đó không có khả năng được thừa nhận bởi một quy trình nhất định, việc rượt qua toàn bộ quy trình đó là không cần thiết."[1]

Mệnh đề cầu tuyết được thiết kế để ngăn các biên tập viên khỏi bị vướng vào những cuộc thảo luận dài dòng, nhức óc, quan liêu về những thứ mà kết quả đã được định sẵn. Ví dụ, nếu một bài viết bị xóa nhanh với lý do không đúng (không thuộc tiêu chí xóa nhanh), nhưng đồng thời cũng không có cơ hội sống sót qua quy trình xóa bài thông thường, việc phục hồi lại bài viết đó và buộc mọi người thực hiện hành động xóa bài một lần nữa là điều vô nghĩa.

Mệnh đề cầu tuyết không phải là quy định, và đôi khi vẫn có lý do chính đáng để vẫn tiếp tục đến cùng; ít nhất là, một vài quả cầu tuyết hiếm hoi đã vượt qua được hỏa ngục và đi đến đích.[2] Mệnh đề này nên được xem là một yêu cầu lịch sự để không lãng phí thời gian của mọi người.

Mệnh đề cầu tuyết không phải là...[sửa | sửa mã nguồn]

Một trận chiến cam go đến đâu thì vẫn có khả năng chiến thắng. Trong trường hợp có tranh chấp thực sự trong cộng đồng Wikipedia, cách tốt nhất là giải quyết tranh chấp thông qua thảo luận và tranh luận. Điều này không nên được thực hiện chỉ để xoa dịu những than phiền rằng quy trình không được tuân thủ, mà là để tạo ra kết quả chính xác, một việc vốn thường đòi hỏi phải tuân thủ toàn bộ quy trình. Việc để một quy trình tiếp tục đi đến kết thúc có thể cho phép diễn ngôn hợp lý hơn, đảm bảo rằng tất cả các lập luận đều được xem xét đầy đủ, và duy trì cảm giác công bằng. Tuy vậy, quy trình vì lợi ích của chính nó không phải là một phần của quy định Wikipedia.

Tuyết lở[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi sự ủng hộ cho một đề xuất quá áp đảo hoặc quá rõ ràng đến mức nó không có khả năng thất bại. Những đề xuất như thế này có thể được cân nhắc đóng sớm tương tự như khi đóng đề xuất không thành công theo mệnh đề cầu tuyết nêu trên.

Bài kiểm tra cầu tuyết[sửa | sửa mã nguồn]

Bài kiểm tra này chỉ có thể được áp dụng cho một hành động sau khi nó được thực hiện, vì việc không có quả cầu tuyết trong địa ngục không phải là tuyệt đối,[3][4][5] và do đó có tầm hữu ích cho việc học hỏi kinh nghiệm.

  • Nếu một vấn đề được giải quyết thông qua một số quy trình và quyết định cuối cùng là nhất trí, thì đó có thể là một ứng viên cho mệnh đề cầu tuyết.
  • Nếu một vấn đề đã bị "cầu tuyết" và ai đó sau đó đưa ra phản đối hợp lý, thì đó có thể không phải là ứng viên sáng giá cho mệnh đề cầu tuyết. Tuy nhiên, nếu phản đối đưa ra là không hợp lý hoặc trái quy định, thì cuộc tranh luận cần phải được tập trung lại, và biên tập viên có thể được khuyên tránh phá rối Wikipedia để chứng minh quan điểm.

Lưu ý cảnh báo[sửa | sửa mã nguồn]

Đôi khi, số phận của quả cầu tuyết có thể không rõ ràng và đoán trước được ngay lập tức cho đến khi nó thực sự được đặt trong điều kiện địa ngục. Điều này đòi hỏi một thí nghiệm phải được tiến hành đầy đủ.

Mệnh đề cầu tuyết có thể không phải lúc nào cũng phù hợp nếu một kết quả cụ thể chỉ đơn thuần là "rất có khả năng xảy ra", đồng thời có cơ sở chính đáng và hợp lý cho sự bất đồng. Đó là do thảo luận không phải là bỏ phiếu (trừ một số trường hợp nhất định); điều quan trọng là phải chắc chắn rằng không có khả năng vô tình loại trừ ý kiến hoặc quan điểm quan trọng, hoặc thay đổi trọng lượng của các quan điểm khác nhau, nếu đóng sớm. Đặc biệt, người đóng thảo luận nên cẩn thận khi diễn giải "nội dung thêm vào trước" là nhất thiết cho thấy một cuộc thảo luận sẽ kết thúc như thế nào. Tình trạng này đôi khi có thể xảy ra khi một chủ đề thu hút mức độ chú ý cao từ những người tương tác nhiều (hoặc có quan điểm cụ thể) nhưng lại thu hút sự chú ý chậm hơn từ các biên tập viên khác (có khi với quan điểm khác). Đôi khi, việc cho phép thêm một vài ngày sẽ là tốt hơn ngay cả khi cuộc thảo luận hiện tại có vẻ như đã nghiêng hẳn về một góc nhìn nhất định, để chắc chắn rằng nó thực sự sẽ là cầu tuyết và như một phép lịch sự để đảm bảo rằng không có ý kiến đóng góp quan trọng nào sẽ bị loại trừ nếu đóng quá sớm. Tuy nhiên, những trường hợp như thế này thiên về óc phán đoán hơn là quy tắc.

Ý tưởng đằng sau mệnh đề cầu tuyết là để không lãng phí thời gian của biên tập viên, nhưng điều này cũng phải được cân bằng với việc trao quyền cho các biên tập viên trong trình tự công bằng thiểu số. Hãy thận trọng với việc áp dụng mệnh đề trên đối với các cuộc thảo luận vốn thường diễn ra trong một khoảng thời gian nhất định, đã có hoạt động gần đây, hoặc có kết quả không phải gần như nhất trí.

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Dịch nghĩa từ cụm từ tiếng Anh: snowball's chance in hell, nghĩa đen là "làm quả cầu tuyết ở địa ngục lửa", nghĩa bóng là "không có cơ hội làm gì đó, làm điều gì đó vô vọng". Y Vân (24 tháng 1 năm 2016). “Những cụm từ 'lạnh mà không lạnh' trong tiếng Anh”. VnExpress. Truy cập ngày 17 tháng 8 năm 2023.
  2. ^ A Lucky Snowman (Dilbert comic strip 2003-07-05)
  3. ^ “Snowballs in Hell”. Physics News Graphics. American Institute of Physics. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2012. reported by Schwegler et al., in Physical Review Letters, 13 March 2000
  4. ^ David A. Paige, "Chance for snowballs in hell", Nature 369, 182 (19 tháng 5 năm 1994); doi:10.1038/369182a0
  5. ^ Toynbee, Paget Jackson (1898). A dictionary of proper names and ... The Clarendon Press.