Bước tới nội dung

Zingiber tenuiscapus

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Zingiber tenuiscapus
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Plantae
(không phân hạng)Angiospermae
(không phân hạng)Monocots
(không phân hạng)Commelinids
Bộ (ordo)Zingiberales
Họ (familia)Zingiberaceae
Phân họ (subfamilia)Zingiberoideae
Tông (tribus)Zingibereae
Chi (genus)Zingiber
Loài (species)Z. tenuiscapus
Danh pháp hai phần
Zingiber tenuiscapus
Triboun & K.Larsen, 2014[1]

Zingiber tenuiscapus là một loài thực vật có hoa trong họ Gừng. Loài này được Pramote Triboun và Kai Larsen miêu tả khoa học đầu tiên năm 2014.[1] Tên gọi thông thường trong tiếng Thái là phlai pa (ไพลปา).[1]

Mẫu định danh[sửa | sửa mã nguồn]

Mẫu định danh: Triboun P. 3343 thu thập ngày 15 tháng 7 năm 2002 ở cao độ 800-1.000 m, tọa độ 16°45′42″B 98°43′17″Đ / 16,76167°B 98,72139°Đ / 16.76167; 98.72139, rừng lá sớm rụng hỗn hợp tại huyện Mae Sot, tỉnh Tak, miền tây Thái Lan. Holotype lưu giữ tại Văn phòng Bảo vệ các loại Thực vật ở Băng Cốc, Thái Lan (BK); các isotype lưu giữ tại Đại học Aarhus, Đan Mạch (AAU) và Đại học Khon Kaen ở Khon Kaen, Thái Lan (KKU).[1][2]

Phân bố[sửa | sửa mã nguồn]

Loài này có tại tỉnh Tak, miền tây Thái Lan.[1][3] Môi trường sống là rừng lá sớm rụng hỗn hợp ở cao độ 700-1.000 m.[1]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Nó là một thành viên của nhóm Z. montanum; bao gồm Z. corallinum, Z. griffithii, Z. idae, Z. montanum, Z. neesanum, Z. purpureum, Z. tenuiscapus.[4][5]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Các chồi lá mọc thẳng đứng hay cong xuống, cao 1-1,5 m, với 20-25 lá. Các bẹ lá nhẵn nhụi, màu xanh lục với gân mịn. Bẹ không phiến lá 4-5, màu hồng nhạt. Phiến lá thẳng với các gân mịn song song, 27-33 × 3-3,3 cm, đỉnh nhọn thon, đáy hình nêm. Cuống lá dài 2–5 mm, có lông. Lưỡi bẹ dạng giấy, 2 thùy với các bẹ cắt cụt, ~8 × 6 mm, đỉnh nhọn hoặc tù, nhẵn nhụi. Cụm hoa 1-2, từ thân rễ gần chồi lá. Cuống cụm hoa thẳng đứng, thanh mảnh, dài 30–35 cm, với 6-10 bẹ; 2-3 bẹ dưới màu hồng nhạt, các bẹ trên màu xanh lục nhạt, nhẵn nhụi. Cành hoa bông thóc hình elipxoit hoặc hình trụ, ~8 × 2,5 cm, đỉnh nhọn, với 14-25 lá bắc hoa. Lá bắc ~3 × 2,6 cm, màu xanh lục ánh nâu hoặc đỏ ánh nâu, nhẵn nhụi cả hai mặt. Lá bắc con ~1,7 × 1,5 cm, rậm lông ở mặt ngoài gần đáy. Đài hoa hình ống, ống dài ~1 cm, có lông tơ; các thùy dài ~7 mm, đỉnh 2 răng. Tràng hoa màu kem; thùy tràng lưng ~2,3 × 1,3 cm; các thùy tràng bên ~2,3 × 0,8 cm. Cánh môi dài ~2,4 cm, hình tròn, cắt cụt, có khía răng cưa hoặc hơi chẻ đôi ở đỉnh; thùy giữa ~1,7 × 2 cm, màu vàng nhạt với 2 dải màu ánh hồng gần đáy; các thùy bên ~9 × 6 mm, màu vàng nhạt với 1 dải màu ánh hồng gần đáy. Bao phấn ~1,2 × 0,3 cm, màu nâu nhạt với dải màu hồng nhạt trên nửa dưới mặt lưng, không cuống hoặc với chỉ nhị ngắn; phần phụ dài 7–8 mm, màu kem, đỉnh chẻ đôi, ngắn hơn đầu nhụy. Bầu nhụy hình cầu đường kính ~3 mm, có lông nhung. Quả không rõ. Ra hoa từ cuối tháng 7 đến tháng 9, thời gian nở hoa sau 4h chiều.[1]

Sử dụng[sửa | sửa mã nguồn]

Tại Thái Lan, Z. tenuiscapus được sử dụng như một loại cây thuốc, tương tự như cách sử dụng của Z. montanum.[1]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tư liệu liên quan tới Zingiber tenuiscapus tại Wikimedia Commons
  • Dữ liệu liên quan tới Zingiber tenuiscapus tại Wikispecies
  • Vườn thực vật hoàng gia Kew; Đại học Harvard; Australian Plant Name Index (biên tập). “Zingiber tenuiscapus”. International Plant Names Index.
  1. ^ a b c d e f g h Pramote Triboun, Kai Larsen & Pranom Chantaranothai, 2014. A key to the genus Zingiber (Zingiberaceae) in Thailand with descriptions of 10 new taxa. Thai Journal of Botany 6(1): 53-77, xem trang 65.
  2. ^ Zingiber tenuiscapus trong Zingiberaceae Resource Centre. Tra cứu ngày 15-5-2021.
  3. ^ Zingiber tenuiscapus trong Plants of the World Online. Tra cứu ngày 15-5-2021.
  4. ^ Mu Mu Aung, 2016. Taxonomic study of the genus Zingiber Mill. (Zingiberaceae) in Myanmar. Luận án tiến sĩ, Đại học Kochi. Xem trang 24-25.
  5. ^ Lin Bai, Bruce Roger Maslin, Pramote Triboun, Nianhe Xia, Jana Leong-Škorničková, 2019. Unravelling the identity and nomenclatural history of Zingiber montanum, and establishing Z. purpureum as the correct name for Cassumunar ginger. Taxon 68(6): 1334-1349, doi:10.1002/tax.12160.