Đinh Tuyết Tùng
Đinh Tuyết Tùng | |
---|---|
丁雪松 | |
Đinh Tuyết Tùng năm 1947 | |
Đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan | |
Nhiệm kỳ 1979–1981 | |
Tiền nhiệm | Trần Tân Nhân |
Kế nhiệm | Quách Khiết |
Đại sứ Trung Quốc tại Đan Mạch và Iceland | |
Nhiệm kỳ 1982–1984 | |
Tiền nhiệm | Tần Gia Lâm (Đan Mạch) và Trần Phong (Iceland) |
Kế nhiệm | Trần Lỗ Trực |
Thông tin cá nhân | |
Sinh | Ba Nam, Trùng Khánh, Trung Quốc | 27 tháng 5 năm 1918
Mất | 29 tháng 5 năm 2011 | (93 tuổi)
Đảng chính trị | Đảng Cộng sản Trung Quốc |
Phối ngẫu | Trịnh Luật Thành (cưới 1941–1976) |
Con cái | 1 (con gái) |
Đinh Tuyết Tùng (tiếng Trung: 丁雪松; bính âm: Dīng Xuěsōng; 27 tháng 5 năm 1918 – 29 tháng 5 năm 2011) là một nhà ngoại giao và chính trị gia người Trung Quốc, bà là nữ đại sứ đầu tiên của Trung Quốc, giữ chức đại sứ tại Hà Lan từ năm 1979 đến 1981 và đại sứ tại Đan Mạch và Iceland từ năm 1982 đến 1984.[1]
Đầu đời
[sửa | sửa mã nguồn]Đinh Tuyết Tùng sinh năm 1918 tại huyện Ba, Trùng Khánh, bà tốt nghiệp trường trung học nữ sinh Văn Đức và trường dạy nghề nữ sinh tỉnh Tứ Xuyên ở Trùng Khánh, sau đó bà làm việc tại một ngân hàng. Tháng 11 năm 1937, bà kết nạp vào Đảng Cộng sản Trung Quốc và đến tháng 1 năm 1938, bà đến Diên An và ghi danh vào Đại học Quân chính kháng Nhật.[2]
Vào tháng 7 năm 1939, khi Đại học Nữ sinh Trung Quốc ở Diên An thành lập, Tuyết Tùng tham gia lớp nghiên cứu nâng cao và giữ chức phó chủ tịch hội sinh viên. Tháng 10 năm 1941, bà được điều về Diên An để tham gia hoạt động chuẩn bị đến Biên khu Thiểm-Cam-Ninh và được bổ nhiệm làm thư ký cho Lý Đỉnh Minh, phó chủ tịch chính phủ Biên khu Thiểm-Cam-Ninh.[3][4]
Sự nghiệp
[sửa | sửa mã nguồn]Năm 1947, Đinh Tuyết Tùng chuyển đến Triều Tiên và được bổ nhiệm làm Tổng thư ký Ủy ban Trung ương về Hoa kiều của Đảng Lao động Triều Tiên và hoạt động trong ban tuyên truyền của Ủy ban Đảng ủy tỉnh Hwanghae. Năm 1948, bà trở thành Chủ tịch Liên đoàn Hoa kiều Triều Tiên và đại diện phái đoàn doanh nghiệp Trung Quốc tại Bình Nhưỡng.[5]
Vào tháng 9 năm 1949, bà được giao nhiệm vụ thành lập chi nhánh Tân Hoa Xã ở Bình Nhưỡng và trở thành chủ nhiệm chi nhánh vào đầu năm 1950. Bà quay về Trung Quốc vào tháng 9 cùng năm sau khi Chiến tranh Triều Tiên diễn ra và vào năm 1951, bà chuyển về Ban Liên lạc Quốc tế thuộc Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.[5]
Năm 1952, bà chuyển sang Ủy ban Chỉ đạo Hoạt động Quốc tế của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, đảm nhận chức vụ chánh văn phòng. Năm 1971, bà chuyển sang Hiệp hội Hữu nghị Đối ngoại Nhân dân Trung Quốc với vai trò tổng thư ký và sau đó giữ chức phó chủ tịch hiệp hội.[5]
Năm 1979, bà kế nhiệm Trần Tân Nhân giữ chức đại sứ Trung Quốc tại Hà Lan, trở thành nữ đại sứ đầu tiên của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.[6] Trong nhiệm kỳ đại sứ, bà giám sát tạo điều kiện thuận lợi cho chuyến thăm của Thủ tướng Hà Lan Dries van Agt tới Trung Quốc vào năm 1980, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Thủ tướng Hà Lan đương nhiệm đến Trung Quốc. Năm 1982, bà được bổ nhiệm trở thành đại sứ tại Đan Mạch và Iceland. Với vai trò đại sứ tại Đan Mạch, bà đóng vai trò quan trọng trong việc Nhà máy bia Carlsberg đầu tư vào Nhà máy bia Hoa Đô Bắc Kinh, nhà máy hiện đại nhất Trung Quốc lúc đó. Với những cố gắng trên bà có biệt danh là "đại sứ bia".[6][7][8][9]
Tuyết Tùng nghỉ hưu vào năm 1994 đến năm 2007, bà quyên tặng 10 di vật văn hóa, bao gồm một chiếc bát kỷ niệm của Bộ Ngoại giao Đan Mạch cho Bảo tàng Phụ nữ và Trẻ em Trung Quốc ở Bắc Kinh.[7]
Gia đình
[sửa | sửa mã nguồn]Đinh Tuyết Tùng kết hôn với nhà soạn nhạc người gốc Triều Tiên Trịnh Luật Thành (tác giả bài hát Hành khúc Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, sau này được công nhận là Quân ca Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc) vào năm 1941. Bà cùng chồng tới Triều Tiên vào năm 1945, nhưng lại yêu cầu Chu Ân Lai xin phép Kim Nhật Thành cho họ quay về Trung Quốc vào năm 1950.[10][11] Cả hai có một người con gái tên Trịnh Tiểu Đề.[12]
Bà qua đời ngày 29 tháng 5 năm 2011, hưởng thọ 93 tuổi.[6][13]
Chú thích
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Ding Xuesong: la première ambassadrice de la Chine nouvelle”. french.china.org.cn (bằng tiếng Pháp). China Internet Information Center. 31 tháng 7 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 18 tháng 10 năm 2014.
Ding Xuesong, née en 1918 à Chongqing, a adhéré au Parti communiste chinois à l'âge de 19 ans. En janvier 1938, elle se rendit à Yan'an
- ^ “新中国第一位女大使,穿着旗袍上任,还解决了北京人喝啤酒的困难”. wenhui.whb.cn. 27 tháng 2 năm 2019. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
- ^ “丁雪松同志逝世”. Sina. 13 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “中国女大使跨国之恋惊动周恩来 恋人是朝鲜文艺青年”. Sina Military. 18 tháng 1 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b c “丁雪松同志逝世”. Sina. 11 tháng 7 năm 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b c Zhang, Bing (2019). “新中国第一位女大使丁雪松二三事”. zgdsw.com. Tạp chí Đảng sử bác lãm. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
- ^ a b “Ding Xuesong, new China's first ambassadress”. China Daily. 8 tháng 4 năm 2009. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 11 tháng 11 năm 2023.
- ^ “中国第一位女大使丁雪松:出生于重庆寒门,抗战时期以笔为刀救亡图存”. Chongqing Morning News. 22 tháng 7 năm 2018. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Sciutoa, Ruggero; Kühnel, Florian (2022). “Introduction”. Gender and Diplomacy in the Early Modern Period. The International History Review. 44 (5): 943–951. doi:10.1080/07075332.2022.2120050. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “郑律成与丁雪松的异国姻缘”. Sina. 12 tháng 2 năm 2016. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ Biographical Dictionary of Chinese Women – Volume 2 – Page 145 Lily Xiao Hong Lee, A. D. Stefanowska, Sue Wiles – 2003 "... situation of their conflicting nationalities by returning to China, where Zheng Lücheng took out Chinese citizenship. ... PRC, Zheng Lücheng was active in his work as a composer; he wrote the music for the Western-style opera Cloud Gazing."
- ^ “郑律成之女郑小提:谢谢哈尔滨,读懂了郑律成”. Sina Finance. 20 tháng 3 năm 2023. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.
- ^ “한국인 음악가와 사랑에 빠진 중국 공산당 여전사의 동굴결혼”. Chosun. 2011. Lưu trữ bản gốc ngày 13 tháng 11 năm 2023. Truy cập ngày 13 tháng 11 năm 2023.