Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thân Bất Hại”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
n Thêm thể loại, replaced: {{reflist}} → {{tham khảo}} using AWB
Dòng 6: Dòng 6:


==Chú thích==
==Chú thích==
{{reflist}}
{{tham khảo}}


==Tham khảo==
==Tham khảo==

[[Thể loại:Mất 337 TCN]]
[[Thể loại:Mất 337 TCN]]

Phiên bản lúc 10:48, ngày 3 tháng 5 năm 2013

Thân Bất Hại (tiếng Trung: 申不害; bính âm: Shēn Bùhài; Wade–Giles: Shen Puhai, khoảng 401 TCN-337 TCN) là nhà tư tưởng Pháp gia thời cổ đại trong lịch sử Trung Quốc. Ông được biết như là triết gia chủ xướng về Thuật trong phép trị nước. Tác phẩm Thân tử gồm 2 thiên do ông viết (nay đã thất lạc), trong đó bàn về việc sử dụng "Thuật" trị nước.

Thân thế

Thân Bất Hại sinh vào khoảng năm 401 TCN, là người cùng thời với Mạnh Tử, làm quan ở nước Trịnh. Ông là người có tài nên Hàn Chiêu hầu trọng dụng cho làm tướng quốc. Ông vốn theo học đạo của Lão Tử, nhưng rất chú trọng nghiên cứu về hình danh, đặc biệt là "thuật". Trong "Thiên 43, Định pháp", Hàn Phi viết: "Thân Bất Hại thuyết về thuật trị dân, còn Công Tôn Ưởng nói về "pháp"". Cũng trong thiên này, Hàn Phi viết: "Nước Hàn là một biệt quốc của nước Tấn.Pháp luật xưa của Tấn chưa dứt mà pháp luật mới của nước Hàn đã sinh ra, lệnh của tiên quân chưa thu về mà lệnh của hậu quân đã ban ra. Thân Bất Hại không trị chuyên pháp luật, không nhất tôn hiến lệnh... Cho nên nước Hàn nhờ vào sức mạnh của trăm xe, trong bảy mươi năm mà không đến ba bậc vương. Nếu dùng thuật ở trên thì pháp luật không lo sợ sự trợ giúp hay sai khiến của các quan vậy".

Chú thích

Tham khảo