Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Mã Hy Sùng”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Trang mới: “{{Thông tin nhân vật hoàng gia | tên = Mã Hy Ngạc | tước vị = Vũ An tiết độ sứ | thêm =china | hình = | cỡ hình = | ghi chú hình=…”
(Không có sự khác biệt)

Phiên bản lúc 06:56, ngày 28 tháng 4 năm 2017

Mã Hy Ngạc
Vũ An tiết độ sứ
Quân chủ nước Sở
Tại vị22 tháng 10 năm 951[1][2]-16 tháng 11 năm 951[1][2]
Tiền nhiệmMã Hy Ngạc
Kế nhiệmKhông
Thông tin chung
Mất912?[3]
Thân phụMã Ân

Mã Hy Sùng (馬希崇) là quân chủ thứ sáu và cuối cùng của nước Sở thời Ngũ Đại Thập Quốc.

Thân thế

Theo Thập Quốc Xuân Thu, dẫn lại Thanh tương tạp ký (青箱雜記), Mã Hy Sùng sinh năm 912. Cha ông là Mã Ân-người sáng lập nước Sở, ông là em cùng mẹ với Mã hy Ngạc-con trai thứ 30 của Mã Ân. Con trai thứ 35 của Mã Ân là Mã Hy Quảng cũng lớn tuổi hơn ông.[3]

Khi quân chủ thứ ba của Sở là Mã Hy Phạm mất vào năm 947, Vũ Bình[c 1] tiết độ sứ- tri Vĩnh châu[c 2] sự Mã Hy Ngạc lúc này người lớn tuổi nhất trong số các huynh đệ khi đó.[4] Do Mã Ân khi qua đời từng di mệnh rằng các con phải truyền lại ngôi vị cho huynh đệ[5] Tuy nhiên, phần lớn thuộc hạ của Mã Hy Phạm như Lưu Ngạn Thao lại ủng hộ Vũ An[c 3] tiết độ phó sứ Mã Hy Quảng kế vị. Thiên Sách tả ty Mã Hy Sùng bí mật viết thư cho Mã Hy Ngạc nói rằng đám Lưu Ngạn Thao làm trái di mệnh tiên vương, phế trưởng lập thiếu, nhằm kích động Mã Hy Ngạc.[4]

Thời Mã Hy Quảng

Sau khi chịu tang, Mã Hy Ngạc được Mã Hy Quảng cho về Lãng châu (朗州, thủ phủ của Vũ Bình). Tuy nhiên, Mã Hy Sùng tiếp tục dò xét Mã Hy Quảng cho Mã Hy Ngạc, buông lời kích động, nguyện làm nội ứng.[6]

Mã Hy Ngạc sau đó tiến hành nội chiến, đến cuối năm 950, Khi có người cáo buộc Mã Hy Sùng giao thiệp với Mã Hy Ngạc, phản trạng rõ ràng, song Mã Hy Quảng từ chối xử tử, nói rằng "Nếu ta hại kỳ đệ thì sao có thể nhìn tiên vương (chỉ Mã Ân) dưới đất?". Khi quân của Mã Hy Ngạc tiến đến Trường Sa, Mã Hy Quảng cho triệu Thuỷ quân chỉ huy sứ Hứa Khả Quỳnh dẫn 500 chiến hạm phòng thủ, để Mã Hy Sùng làm giám quân. Hứa Khả Quỳnh sau đó quay sang đầu hàng Mã Hy Ngạc, Trường Sa thất thủ. Mã Hy Sùng dẫn tướng lại nghênh đón Mã Hy Ngạc vào thành và thỉnh Mã Hy Ngạc đăng cơ.[7]

  1. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 290.
  2. ^ a b Viện Nghiên cứu Trung ương (Đài Loan) Chuyển hoán lịch Trung-Tây 2000 năm.
  3. ^ a b Thập Quốc Xuân Thu, quyển 69.
  4. ^ a b Tư trị thông giám, quyển 287.
  5. ^ Tư trị thông giám, quyển 277.
  6. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ZZTJ287
  7. ^ Tư trị thông giám, quyển 289.


Lỗi chú thích: Đã tìm thấy thẻ <ref> với tên nhóm “c”, nhưng không tìm thấy thẻ tương ứng <references group="c"/> tương ứng, hoặc thẻ đóng </ref> bị thiếu