Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Thảo luận:Đổi Mới”

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Ahihi456 (thảo luận | đóng góp)
Dòng 64: Dòng 64:
Có thời gian tôi sẽ bổ sung nguồn. Yên tâm ![[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] ([[Thảo luận Thành viên:Ahihi456|thảo luận]]) 14:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Có thời gian tôi sẽ bổ sung nguồn. Yên tâm ![[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] ([[Thảo luận Thành viên:Ahihi456|thảo luận]]) 14:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)
::Bạn [[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] , bạn có 7 ngày, nhưng nhớ đừng thêm gì nữa trước khi thêm nguồn. [[Thành viên:DanGong|DanGong]] ([[Thảo luận Thành viên:DanGong|thảo luận]]) 16:08, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)
::Bạn [[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] , bạn có 7 ngày, nhưng nhớ đừng thêm gì nữa trước khi thêm nguồn. [[Thành viên:DanGong|DanGong]] ([[Thảo luận Thành viên:DanGong|thảo luận]]) 16:08, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Tôi tham gia bài nào là bài đó mang một tầm vóc mới, thiên hạ ầm ầm vào đọc. Bạn lăn tăn nguồn làm gì. Dĩ nhiên tôi sẽ bổ sung nguồn. Tôi viết về tiến trình đổi mới của VN khá khách quan chứ không phải như nhiều người suốt ngày chỉ trích mà không thấy hết được vấn đề. Toàn là bất mãn chứ chẳng có năng lực gì. Trình độ cỡ đó thì cả đời chửi bới chứ chẳng làm được gì ra hồn. Họ nghĩ họ có thể thay đổi được gì sao. Họ chỉ làm cho đất nước này tồi tệ hơn thôi.[[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] ([[Thảo luận Thành viên:Ahihi456|thảo luận]]) 14:38, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)
Tôi tham gia bài nào là bài đó mang một tầm vóc mới, thiên hạ ầm ầm vào đọc. Bạn lăn tăn nguồn làm gì. Dĩ nhiên tôi sẽ bổ sung nguồn. Tôi viết về tiến trình đổi mới của VN khá khách quan chứ không phải như nhiều người suốt ngày chỉ trích mà không thấy hết được vấn đề. Toàn là bất mãn chứ chẳng có năng lực gì. Trình độ cỡ đó thì cả đời chửi bới chứ chẳng làm được gì ra hồn. Họ nghĩ họ có thể thay đổi được gì sao. Họ chỉ làm cho đất nước này tồi tệ hơn thôi. Rất nhiều người Việt không hiểu vì sao đất nước này chậm tiến nên họ cứ đổ lỗi cho nhà nước thế là xong trong khi chính họ phải chịu một phần về sự chậm tiến đó. Người Việt luôn yêu nước một cách vô minh như vậy.[[Thành viên:Ahihi456|Ahihi456]] ([[Thảo luận Thành viên:Ahihi456|thảo luận]]) 14:38, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)

Phiên bản lúc 16:51, ngày 27 tháng 5 năm 2017

Untitled

Đổi mới, cải cách, cải tổ, cách tân v.v là các từ thông dụng trong tiếng Việt. Nó không thể chỉ là tên gọi những chính sách thay đổi kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) hay câu "Đổi mới là một danh từ nổi tiếng do Mikhail Sergeyevich Gorbachev đưa ra" cũng là sai nốt, do:

  • Mikhail Sergeyevich Gorbachov (Tiếng Nga: Михаил Сергеевич Горбачёв thì ё đọc giống ô) đưa ra chương trình перестройка (nghĩa đen: xây dựng lại, chấn chỉnh lại, tổ chức lại, chấn hưng, cải tổ v.v.) nhằm cải cách kinh tế. Các khái niệm lý thuyết-chính trị cơ bản của перестройка được đưa ra trong Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) tháng 4 năm 1985 và sau đó được phát triển và cụ thể hóa trong các nghị quyết của ĐCSLX tại các Đại hội 27 và 28. Nếu tôi không nhớ nhầm thì ngày đó tại Việt Nam dịch chương trình перестройка thành chương trình cải tổ. Từ đó mới nảy sinh ra chính sách гласность (nghĩa đen: công khai) nhằm làm cho mọi công dân có nhiều quyền tự do hơn, cụ thể là tự do ngôn luận. Các từ như перестройка, гласность là các danh từ thông dụng của tiếng Nga và Gorbachov chỉ là người dùng nó trong các chương trình cải tổ của ĐCSLX chứ không phải là do ông ta nghĩ ra.
  • Chương trình đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam đưa ra tại Đại hội 6 (năm 1986) dựa trên перестройка của Liên Xô khi đó nhưng có tính đến các đặc trưng riêng của Việt Nam. Đổi mới nếu dịch ngược lại tiếng Nga thì có thể là новаторство, обновлять, освежать v.v tùy ngữ cảnh nhưng không là перестройка) và nó là cách gọi của người Việt chứ không do Gorbachov đề ra.

Do vậy, bài này là bài nói về chương trình đổi mới của ĐCSVN và không thể nói Đổi mới là một danh từ nổi tiếng do Mikhail Sergeyevich Gorbachev đưa ra, ngoài ra cũng lưu ý là câu Đổi mới, cải cách, hay cải tổ là tên gọi của các cải cách kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng vào giữa những năm 1980 rất dễ làm cho người ta ngộ nhận là trước đó trong tiếng Việt không có các từ đổi mới, cải cách, cải tổ. Có lẽ nên sửa lại là Chương trình đổi mới là chương trình cải cách kinh tế do ĐCSVN khởi xướng vào...

Vương Ngân Hà 01:07, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Cảm ơn thành viên Vương Ngân Hà, những phân tích của bạn rất xác đáng. Người viết bài đã gộp chung "đổi mới" ở Việt Nam và "cải cách" bên Liên Xô lại thành một. Điều đó đã gây ra những sự ngộ nhận đáng tiếc. Theo ý tôi, có thể tách bài này ra làm hai phần, cải cách ở các nước xã hội chủ nghĩa do Liên Xô khởi xướng và đổi mới ở Việt Nam linhbach 01:23, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Anh Vương nói rất chính xác, tôi chỉ bổ sung chút: Từ 1985 đến nay chương trình Perestroika vẫn được dịch ở Việt nam là cải tổ, còn về nghĩa của Perestroika thì cụm từ tái cấu trúc có lẽ là gần đúng nhất. Còn chương trình đổi mới của ĐCSVN thì lại không hề được gọi bằng từ "cải tổ" hay "cải cách". (Có cải cách hành chính, nhưng đó chỉ là 1 trong các "chương trình con"). Avia (thảo luận) 02:18, ngày 03 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]
Chương trình Perestroika (cải tổ) khác với "đổi mới" ở Việt Nam
  • Chương trình cải tổ ở Liên Xô và Đông Âu có ý nghĩa công khai hóa, minh bạch hóa, mang lại nhiều quyền tự do hơn như tự do ngôn luận, tự do chính trị cho nhân dân Liên Xô và các nước Đông Âu. Đồng thời thay đổi đường lối kinh tế. Còn đổi mới ở Việt Nam chỉ dừng lại ở việc đổi mới về kinh tế, sau khi đổi mới về kinh tế mới đổi mới dần dần về chính trị. Sự do báo chí, tự do ngôn luận chỉ được "đổi mới" dần dần sau khi kinh tế phát triển.
  • Đổi mới ở Việt Nam có rất nhiều tính chất khác hẳn so với cải tổ ở Liên Xô. Vd như không chấp nhận đa nguyên, đa đảng, không công khai hóa các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ... Còn Liên Xô và các nước Đông Âu thì ngược lại.

Tuy thế ảnh hưởng tư tưởng từ "cải tổ" ở Liên Xô và "đổi mới" ở Việt Nam rất rõ ràng. Hầu như đổi mới ở VN khá giống với cải tổ ở LX. Điều khác biệt duy nhất là quyền lực chính trị và hệ tư tưởng ở Việt Nam được Đảng Cộng sản kiểm soát hoàn toàn, còn LX thì có phần nới rộng hơn.

Do đó bài viết này nên chia làm hai phần: đổi mới ở VN và cải tổ ở LX và các nước Đông Âu Huynhxuanba 05:05, ngày 04 tháng 11 năm 2005 (UTC)[trả lời]

Em nghĩ "Đổi mới" hay "Doi moi" đã thành 1 danh từ riêng được chấp nhận của quốc tế như để chỉ công cuộc cải cách, cải tổ, chấn chỉnh, sửa đổi, đổi mới,.... của Việt Nam từ những năm 80. Có thể thấy rõ điều này qua việc tìm kiếm trên Google Văn bản liên kết --Xoai 02:34, ngày 23 tháng 7 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Trung lập

Nghe nói đổi mới của Việt Nam là từ bên dưới lên trên, khi người dân nhiều lần xé rào thì bên trên lúc đầu phản ứng nhưng vì tình hình bức bách buộc phải chấp nhận và rút được kinh nghiệm quý sau đó triển khai thử nghiệm đồng thời hệ thống thành văn bản, nghị quyết để đổi mới. Nói Đảng khởi xướng chắc là không đúng đâu.

Bài viết đã lâu rồi mà không nghe nói đến tính trung lập của nó.

  • Đảng Cộng sản vẫn giữ quyền lãnh đạo độc tôn. Việc từ bỏ vị trí lãnh đạo không còn là nằm trong quá trình đổi mới mà chuyển sang quá trình cách mạng.
  • Sự tự do hóa chính trị dần dần diễn ra. Sự trấn áp về tư tưởng dần dần được nới lỏng. Việc bày tỏ chính kiến cá nhân dần dần được coi trọng trong quá trình đổi mới. Tuy nhiên mọi bất đồng chính kiến đều bị trấn áp.
  • Dù các nhà chính trị có nói vòng vo như thế nào thì tất cả chúng ta đều thấy rằng: mỗi bước chính phủ nới lỏng cho dân chúng được làm ăn dễ dàng, chẳng hạn như khoán 10, như cho phép doanh nghiệp tư nhân hoạt động, như rút bỏ các loại giấy phép ngăn cản doanh nghiệp tư nhân giao dịch với các đối tác nước ngoài, và gần đây, rút bỏ các loại giấy phép cản trở quyền đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, là một bước giúp cho nền kinh tế trở nên phát triển hơn. Hay nói một cách khác, thực tế cho thấy rằng mỗi bước từ bỏ chủ nghĩa xã hội (và một biến thể của nó là chủ nghĩa dân tộc) để tiến gần hơn tới chủ nghĩa tự do cá nhân là một bước thúc đẩy sự đi lên của xã hội.

Đọc nghe "nhạy cảm" quá hình như đổi mới một hồi nữa chắc mất chính quyền và chế độ. Vuonglenghi 07:21, ngày 1 tháng 8 năm 2006 (UTC)[trả lời]

Đổi tên

Bài này có nên đổi tên thành Giai đoạn đổi mới hay Thời kỳ đổi mới...? Nên có tên tương đương giữa bài này và bài Thời bao cấp--Sparrow 20:52, ngày 1 tháng 5 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Cùng ý kiến với Sparrow. conbo 06:57, ngày 17 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Tên bài là Đổi mới, nhưng trong bài viết lại viết Đổi Mới, tôi kô sửa vì ko biết ý đồ người khởi tạo?Lưu Ly (thảo luận) 13:16, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]
Nên để tên bài là Đổi Mới vì từ này bây giờ là một danh từ riêng để chỉ quá trình thay đồi ở VN. An Apple of Newton thảo luận 17:23, ngày 29 tháng 11 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Giai đoạn vẫn chưa chấm dứt phải không? 69.234.176.24 (thảo luận) 07:22, ngày 31 tháng 12 năm 2007 (UTC)[trả lời]

Anh Apple cho biết câu từ này bây giờ là một danh từ riêng để chỉ quá trình thay đổi ở VN là "sở hữu" của ai thế. Từ xa xưa, bất kỳ quốc gia nào, cứ có "đổi cũ lấy mới" tức là đã có đổi mới rồi. Bất kỳ ai trúng số độc đắc cũng cũng thể đổi mới cuộc đời mình, đó cũng là đổi mới. Bài này viết về một "chương trình cải cách toàn diện các mặt của đời sống xã hội..." không thể rút gọn bởi chỉ hai chữ mà thôi. Lưu Ly (thảo luận) 09:03, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tán thành ý kiến của Luu ly, từ "Đổi mới" được sử dụng rất thông dụng trong nhiều hoàn cảnh cụ thể khác nhau về chính trị, về xã hội, kinh tế, tổ chức, giáo dục...Đổi mới không chỉ có ở Việt Nam mà ở khắp nơi, trong mọi lĩnh vực. Do đó, nội dung bài này nói về đổi mới Kinh tế - Xã hội tại Việt Nam bắt đầu từ 1980, tôi nghĩ cần thiết chọn đổi một tên phản ánh sát được sự đổi mới chỉ ở Việt Nam trong giai đoạn này. Tôi đề cử tên này: Đổi mới kinh tế, xã hội tại Việt Nam (1980). Ghi rõ con số (1980) để tránh liên hệ tới những khái niệm đổi mới đã từng có trong lịch sử. Không biết mọi người có ý kiến gì/.Hung oanh (thảo luận) 10:59, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Từ Đổi mới vốn là viết tắt của "Đổi mới tư duy quản lý kinh tế" (từ bỏ tư duy quản lý kế hoạch hóa tập trung, bao cấp và đóng cửa cũ sang tư duy quản lý chấp nhận hội nhập, theo định hướng thị trường, có sự quản lý của Nhà nước). Nhưng, nay mọi người hiểu và dùng nó theo nghĩa cải cách nhiều hơn. Đổi mới theo nghĩa đầu thì bắt đầu từ giữa thập niên 1980 và đến đại hội IX của ĐCSVN thì người ta cho rằng (không có tuyên bố chính thức) giai đoạn đổi mới đã hoàn thành. Còn đổi mới theo nghĩa thứ hai thì chắc là vĩnh viễn :D.--Bình Giang (thảo luận) 11:20, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]


"doi moi" đã thành một từ thông dụng trong các bài báo tiếng Anh khi viết về giai đoạn này ở VN. Tất nhiên "đổi mới" có nhiều nghĩa thông thường, nhưng nó cũng là tên riêng của một giai đoạn. Ví dụ tương tự: "Phục hưng" là tên riêng của một giai đoạn cụ thể trong lịch sử phương Tây, dù "phục hưng" cũng có các nghĩa thông dụng dùng trong các ngữ cảnh khác.

Lấy ví dụ về việc tiếng Việt cũng dùng "Đổi mới" làm tên riêng tên cho giai đoạn này, mời mọi người xem Đổi mới II: Đổi mới thế nào?. Tác giả đã dùng tên gọi "Đổi mới"/"Đổi mới I" cho chính chủ đề của bài này.

Do đó tôi thấy không đổi tên cũng được, theo ý kiến của Sparrow cũng được, có điều chưa chọn được "giai đoạn.." hay "thời kỳ.." hay "công cuộc". Tmct (thảo luận) 11:22, ngày 27 tháng 8 năm 2008 (UTC)[trả lời]

Tiền đề của Đổi mới

Đoạn này có lẽ cần điều chỉnh lại, vì có phần mang tính thiếu trung lập. Những lời không hẳn đã có dẫn chứng lại mang sự phê phán Chủ nghĩa Mác rất cao. Dù sao nó cũng là một chủ nghĩa, đã được áp dụng và có một số thành công trong một số phần. Không thể lấy tư tưởng của Chủ nghĩa khác mà phê phán "từ đầu đến cuối" như vậy. Hiếu Vũ (Thảo luận) 09:38, ngày 19 tháng 8 năm 2010 (UTC)[trả lời]

Thêm bớt nội dung không hề cho nguồn

Hiện tại bạn Ahihi456 thêm bớt nội dung bài rất nhiều mà không hề đưa nguồn. Nhờ bạn đưa nguồn cho từng đoạn mà bạn đã sửa. Cụ thể là chấm dứt việc thêm bớt. Sau khi đưa nguồn đầy đủ hãy tiếp tục. DanGong (thảo luận) 14:35, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Có thời gian tôi sẽ bổ sung nguồn. Yên tâm !Ahihi456 (thảo luận) 14:53, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Bạn Ahihi456 , bạn có 7 ngày, nhưng nhớ đừng thêm gì nữa trước khi thêm nguồn. DanGong (thảo luận) 16:08, ngày 25 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]

Tôi tham gia bài nào là bài đó mang một tầm vóc mới, thiên hạ ầm ầm vào đọc. Bạn lăn tăn nguồn làm gì. Dĩ nhiên tôi sẽ bổ sung nguồn. Tôi viết về tiến trình đổi mới của VN khá khách quan chứ không phải như nhiều người suốt ngày chỉ trích mà không thấy hết được vấn đề. Toàn là bất mãn chứ chẳng có năng lực gì. Trình độ cỡ đó thì cả đời chửi bới chứ chẳng làm được gì ra hồn. Họ nghĩ họ có thể thay đổi được gì sao. Họ chỉ làm cho đất nước này tồi tệ hơn thôi. Rất nhiều người Việt không hiểu vì sao đất nước này chậm tiến nên họ cứ đổ lỗi cho nhà nước thế là xong trong khi chính họ phải chịu một phần về sự chậm tiến đó. Người Việt luôn yêu nước một cách vô minh như vậy.Ahihi456 (thảo luận) 14:38, ngày 27 tháng 5 năm 2017 (UTC)[trả lời]