Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nebettawy”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n →‎Thân thế: replaced: thứ 5 của → thứ năm của using AWB
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 43: Dòng 43:


[[Thể loại:Vương triều thứ Mười chín của Ai Cập]]
[[Thể loại:Vương triều thứ Mười chín của Ai Cập]]
[[Thể loại:Công chúa Ai Cập cổ đại]]
[[Thể loại:Vương hậu Ai Cập]]
[[Thể loại:Vương hậu Ai Cập]]
[[Thể loại:Ramesses II]]
[[Thể loại:Ramesses II]]

Phiên bản lúc 04:27, ngày 17 tháng 7 năm 2018

Nebettawy
Nebettawy đứng trước thần Horus (tranh vẽ tại QV60)
Thông tin chung
An tángQV60
Hôn phốiRamesses II
Tên đầy đủ
Nebettawy
Nữ nhân của hai vùng đất
nb
t
N17
N17
B1
Thân phụRamesses II
Thân mẫuNefertari ?

Nebettawy là một công chúa của Ai Cập cổ đại. Bà là một trong ba người con gái (hai người kia là BintanathMeritamen) được sắc phong hoàng hậu bởi chính cha mình, Ramesses II đại đế.

Thân thế

Nebettawy là con gái thứ năm của Ramesses II; là em của BintanathMeritamen. Mẹ của bà được suy đoán là hoàng hậu đầu tiên của Ramesses, Nefertari[1][2]. Bà xuất hiện trên lối vào ngôi đền Abu Simbel, đứng thứ 5 sau các công chúa Bintanath, Baketmut, Nefertari, Meritamen và đứng trước công chúa Isetnofret[1].

Bà được sắc phong ngôi vị chánh cung vào năm thứ 33 - 34 của Ramesses II, cùng thời điểm với kế hậu Maathorneferure (người vợ khác của ông). Cũng như những bà hoàng hậu kia, Nebettawy được hưởng toàn bộ những danh hiệu mà một hoàng hậu sẽ được pharaon ban cho. Bà cùng với người chị Bintanath nắm nhiều vai trò quan trọng trong các nghi lễ tôn giáo[3].

Ngoài hình ảnh được chạm khắc cùng các chị em, công chúa Nebettawy xuất hiện với trang phục của một hoàng hậu đứng phái dưới bên phải bức tượng khổng lồ của Ramesses cũng tại đền Abu Simbel. Bintanath đứng bên trái và đằng trước là công chúa Isetnofret[3]. Bà gần như không xuất hiện ở những nơi khác.

An táng

Nebettawy là chủ nhân của ngôi mộ QV60 tại Thung lũng các Hoàng hậu[1] nhưng lại không tìm thấy xác ướp của bà. Ngôi mộ đã bị đột nhập từ thời xưa và sau đó được tái sử dụng để làm một nhà thờ Cơ đốc[3].

Theo những bức vẽ trên tường, Nebettawy đội một vương miện khá là hiếm thấy: một vương miện hình chim kền kền (dành cho công chúa) với đĩa mặt trời và 2 chùm lông vũ phía trên (dành cho hoàng hậu). Đây có lẽ là bằng chứng cho thấy bà là một công chúa và là hoàng hậu[4]. Hình ảnh vương miện này chỉ được tìm thấy thêm ở hoàng hậu Iset Ta-Hemdjert (vợ vua Ramesses III và là mẹ vua Ramesses VI) và hoàng hậu Tyti (vợ khác của Ramesses III, mẹ vua Ramesses IV).

Những người con gái lớn của Ramesses II. Bintanath là người đứng đầu tiên bên phải, Nebettawy đứng thứ 5 (tính từ Bintanath đi về bên trái)
Tượng khổng lồ của Ramesses II tại đền Abu Simbel, phía dưới là các công chúa con ông

Chú thích

  1. ^ a b c Aidan Dodson & Dyan Hilton. The Complete Royal Families of Ancient Egypt. Thames & Hudson. 2004. ISBN 0-500-05128-3
  2. ^ Joyce Tyldesley. Chronicle of the Queens of Egypt. Thames & Hudson. 2006. ISBN 0-500-05145-3
  3. ^ a b c Joyce Tyldesley. Ramesses: Egypt's Greatest Pharaoh. Penguin. 2001. ISBN 0-14-028097-9
  4. ^ van Sicklen: A Ramesside Ostracon of Queen Isis. Journal of Near Eastern Studies. 1974