Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Tiểu phẩm bát-nhã kinh”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 1: Dòng 1:
[[File:1511 CE, Astasahasrika prajna paramita Buddhist text, Buddhist deities, scenes from the life of the Buddha, Sanskrit, Nepalaksara script.jpg|thumb|500px|Bản thảo Phạn văn có minh họa của ''Tiểu phẩm bát-nhã kinh'' được tìm thấy ở [[Nepal]], niên đại khoảng năm 1511.]]
'''Tiểu phẩm bát-nhã kinh''' ([[chữ Hán]]: 小品般若经, phiên âm tiếng Phạn: ''Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra''), còn được gọi là '''Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh''', '''Tiểu phẩm Bát-nhã-ba-la-mật kinh''', '''Tiểu phẩm kinh''', '''Bát thiên tụng Bát-nhã'''; là một nhóm kinh trong bộ [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh]] (''Prajñāpāramitā Sūtra''). Đây là nhóm kinh cổ nhất, với 8.000 câu tụng Phật giảng cho nhiều đệ tử cùng nghe (vì vậy mới có tên là "bát thiên tụng"), là cơ sở cho tất cả bộ kinh Bát-nhã khác.
'''Tiểu phẩm bát-nhã kinh''' ([[chữ Hán]]: 小品般若经, phiên âm tiếng Phạn: ''Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra''), còn được gọi là '''Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh''', '''Tiểu phẩm Bát-nhã-ba-la-mật kinh''', '''Tiểu phẩm kinh''', '''Bát thiên tụng Bát-nhã'''; là một nhóm kinh trong bộ [[Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh]] (''Prajñāpāramitā Sūtra''). Đây là nhóm kinh cổ nhất, với 8.000 câu tụng Phật giảng cho nhiều đệ tử cùng nghe (vì vậy mới có tên là "bát thiên tụng"), là cơ sở cho tất cả bộ kinh Bát-nhã khác.



Phiên bản lúc 11:33, ngày 21 tháng 2 năm 2021

Bản thảo Phạn văn có minh họa của Tiểu phẩm bát-nhã kinh được tìm thấy ở Nepal, niên đại khoảng năm 1511.

Tiểu phẩm bát-nhã kinh (chữ Hán: 小品般若经, phiên âm tiếng Phạn: Aṣṭasāhasrikā Prajñāpāramitā Sūtra), còn được gọi là Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh, Tiểu phẩm Bát-nhã-ba-la-mật kinh, Tiểu phẩm kinh, Bát thiên tụng Bát-nhã; là một nhóm kinh trong bộ Bát-nhã-ba-la-mật-đa kinh (Prajñāpāramitā Sūtra). Đây là nhóm kinh cổ nhất, với 8.000 câu tụng Phật giảng cho nhiều đệ tử cùng nghe (vì vậy mới có tên là "bát thiên tụng"), là cơ sở cho tất cả bộ kinh Bát-nhã khác.

Nội dung kinh chủ yếu bàn về lý luận "Bát-nhã" trong Phật giáo Đại thừa. Kinh chủ yếu giải thích hạnh Bát-nhã-ba-la-mật-đa của Bồ Tát, các pháp tam muội (samādhi), Bồ tát Ma-ha-tát (Bodhisattva mahasattva)... Kinh cũng đề cập về mối quan hệ giữa Bát-nhã-ba-la-mật và Ngũ uẩn, các công đức khi tu tập Bát-nhã-ba-la-mật, cũng như tính "Không" (Śūnyatā) của tất cả các pháp, của tam muội...

Các phiên bản chữ Hán

Nhóm kinh Tiểu phẩm đầu tiên được dịch từ Phạn văn qua chữ Hán vào khoảng năm 178, thời Hậu Hán, bởi Chi-lâu-ca-sấm, gồm 10 quyển, ban đầu với tên gọi "Ðạo hành Bát-nhã kinh" (còn gọi là "Ðạo hạnh Bát-nhã kinh").

Khoảng thế kỷ thứ 3, Chi Khiêm biên tập bộ "Đại minh độ vô cực kinh", gồm 6 quyển.

Thời Tiền Tần, các sư Đàm-ma-tỳTrúc Phật Niệm dịch bộ Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật sao kinh, gồm 5 quyển.

Đầu thế kỷ thứ 5, Cưu-ma-la-thập dịch lại phần Ma-ha Bát-nhã-ba-la-mật kinh, với tên gọi "Tiểu phẩm bát-nhã kinh" phổ biến, gồm 10 quyển, phân thành 29 phẩm.

Đầu thế kỷ thứ 7, Huyền Trang khi du hành sang Ấn Ðộ, đã thu góp tất cả các kinh điển thuộc hệ thống Bát-nhã về Trung Quốc, dịch thành bộ Ðại Bát-nhã 600 quyển chia ra tứ xứ lục thập hội, bao gồm cả phần Tiểu phẩm ở Đệ tứ hội (29 phẩm) và Đệ ngũ hội (24 phẩm)

Thời Tống, đại sư Thi Hộ, dịch bộ Phật mẫu xuất sinh tam pháp tạng Bát-nhã-ba-la-mật kinh, gồm 25 quyển.

Xem thêm

Chú thích

Tham khảo