Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bệnh tả”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
→‎Liên kết ngoài: tài liệu tham khảo thêm
Dòng 76: Dòng 76:
== Chú thích ==
== Chú thích ==
{{Tham khảo|2}}
{{Tham khảo|2}}

==Đọc thêm==
* {{Cite journal |author=Colwell RR |title=Global climate and infectious disease: the cholera paradigm |journal=Science |volume=274 |issue=5295 |pages=2025–31 |year=1996 |month=December |pmid=8953025 |doi= 10.1126/science.274.5295.2025|url=http://www.sciencemag.org/cgi/pmidlookup?view=long&pmid=8953025 |ref=harv}}
* {{Cite book|editor1-last=Drasar|editor1-first=B. S.|editor2-last=Forrest|editor2-first=Bruce D.|title=Cholera and the ecology of ''Vibrio cholerae''|publisher=Springer. p. 355|isbn=0-412-61220-8|url=http://books.google.com/?id=NNQtXqqnVSIC&printsec=frontcover|year=1996|ref=harv|postscript=<!--None-->}}
* Echenberg, Myron (2011) ''Africa in the Time of Cholera. A History of Pandemics from 1817 to the Present'', Cambridge University Press, New York (Paperback) ISBN 978-0-521-18820-3
* {{Cite book|editor1-last=Furuque|editor1-first=Shah M.|editor2-last=Nair|editor2-first=G. Balakrish|title=Vibrio Cholerae: Genomics and Molecular Biology|publisher=Horizon Scientific Press. p. 218|year= 2008|isbn=1-904455-33-6|url=http://books.google.com/?id=fP67F_eOSgQC&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->}}
* {{Cite journal|last=Gilbert|first=Pamela K.|title=Cholera and Nation: Doctoring the Social Body in Victorian England|publisher=SUNY Press. p. 231|year=2008|isbn=0-7914-7343-0|url=http://books.google.com/?id=nzr71cHdiNkC&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->}}
* Henze, Charlotte E. (2011) ''Disease, Health Care and Government in Late Imperial Russia: Life and Death on the Volga, 1823-1914.'' Routledge, Oxon, UK 2011. ISBN 9780415547949.
* {{Cite book|last1=Jermyn|first1=William S.|last2=O'Shea|first2=Yvonne A.|last3=Quirke|first3=Anne Marie|last4=Boyd|first4=E. Fidelma|chapter=Genomics and the Evolution of Pathogenic ''Vibrio Cholerae''|editor1-last=Chan|editor1-first=Voon L.|editor2-last=Sherman|editor2-first=Philip M.|editor3-last=Bourke|editor3-first=Billy|title=Bacterial genomes and infectious diseases|publisher=Humana Press. p. 270|year= 2006|isbn=1-58829-496-X|url=http://books.google.com/?id=SX862lszVM4C&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->}}
* {{Cite book|last1=Johnson|first1=Steven|authorlink=Steven Johnson (author)|title=[[The Ghost Map: The Story of London's Most Terrifying Epidemic--and How It Changed Science, Cities, and the Modern World]]|publisher=Riverhead Hardcover|year=2006|isbn=1-59448-925-4}}
* McGrew, Roderick (1985) ''Encyclopedia of Medical History'', brief history pp.&nbsp;59–64.
* {{Cite journal |author=Mintz ED, Guerrant RL |title=A lion in our village--the unconscionable tragedy of cholera in Africa |journal=N. Engl. J. Med. |volume=360 |issue=11 |pages=1060–3 |year=2009 |month=March |pmid=19279337 |doi=10.1056/NEJMp0810559 |url=http://content.nejm.org/cgi/pmidlookup?view=short&pmid=19279337&promo=ONFLNS19 |ref=harv}}
* {{Cite book|last=Pardio Sedas |first=Violeta T. |chapter=Impact of Climate and Environmental Factors on the Epidemiology of ''Vibrio choerae'' in Aquatic Ecosystems |pages=221–254|year = 2008|editor1-last=Hofer|editor1-first=Tobias N.|title=Marine Pollution: New Research|publisher=Nova Science publishers. p. 448|isbn=1-60456-242-0|url=http://books.google.com/?id=LYYXNnA1swcC&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->}}
* {{Cite book|editor1-last=Ryan|editor1-first=Kenneth J.|editor2-last=Ray| editor2-first=C. George|title=Sherris medical microbiology: an introduction to infectious diseases|edition=4th|year= 2003|isbn=0-8385-8529-9|url=http://books.google.com/?id=mcjQ96KsQ_EC&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->|publisher=McGraw-Hill Professional|page=979}}
* {{Cite book|editor1-last=Wachsmuth|editor1-first=Kaye|editor2-last=Blake|editor2-first=Paul A.|editor3-last=Olsvik|editor3-first=Ørjan|title=Vibrio cholerae and cholera: molecular to global perspectives|publisher=ASM Press. p. 465|year= 1994|isbn=1-55581-067-5|url=http://books.google.com/?id=xBhwzHQkdkYC&printsec=frontcover|ref=harv|postscript=<!--None-->}}


== Liên kết ngoài ==
== Liên kết ngoài ==
Dòng 81: Dòng 96:


{{Commonscat|Cholera}}
{{Commonscat|Cholera}}
{{sơ khai cơ bản}}


[[Thể loại:Bệnh truyền nhiễm|Tả]]
[[Thể loại:Bệnh truyền nhiễm|Tả]]

Phiên bản lúc 16:06, ngày 6 tháng 10 năm 2013

Cholera
Ảnh của loài Vibrio cholerae dưới kính hiển vi điện tử quét
Chuyên khoabệnh truyền nhiễm, y học cấp cứu
ICD-10A00
ICD-9-CM001
DiseasesDB29089
MedlinePlus000303
eMedicinemed/351
Patient UKBệnh tả
MeSHD002771

Bệnh tả (Cholera) là một bệnh nhiễm trùng đường ruột do vi trùng Vibrio cholerae gây ra, độc tố của vi trùng này gây tiêu chảy nặng kèm theo mất nước và có thể dẫn đến tử vong trong một số trường hợp. Robert Koch là người nhận dạng được vi trùng gây bệnh tả vào năm 1883.

Các triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy mất nước và ói mửa. Bệnh truyền chủ yếu qua nước uống hoặc ăn các thức ăn đã bị nhiễm phân (chất thải) của người bệnh, bao gồm những người không có biểu hiện triệu chứng.

Việc điều trị chủ yếu là điều trị bù nước đường uống để thay thế nước và điện giải. Nếu việc bù nước không chấp nhận hoặc không cung cấp cải tiến đủ nhanh, có thể cung cấp chất lỏng qua đường tĩnh mạch. Thuốc kháng khuẩn đường dùng cho những người có bệnh nặng để rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Trên toàn thế giới, bệnh tả ảnh hưởng đến 3-5 triệu người và gây ra 100.000-130.000 ca tử vong một năm tính đến năm 2010. Dịch tả là một trong những bệnh nhiễm trùng đầu tiên được nghiên cứu bằng các phương pháp dịch tễ học.

Lịch sử

Bệnh tả xuất hiện châu Á khoảng 600 năm trước Công nguyên, ghi nhận lần đầu tiên trong y học vào năm 1563 tại Ấn Độ và đại dịch vào năm 1817-1821, tiếp đến là nước Nga, châu Âu, Bắc Mỹ, châu Phi, Nam Mỹ.

Năm 1832, gần 40.000 người dân Paris chết, nạn nhân có cả tể tướng.

Dịch tả tấn công nước Anh vào năm 1848-1849 đã làm 70.000 người chết, Đại dịch năm 1854 đã cướp đi sinh mạng 1/8 dân số thành phố Luân Đôn.

Sang thời cận đại, riêng tại Bắc Kỳ thời Pháp thuộc năm 1937 dịch tả giết 75.000 người.[1]

Dịch tả vào Peru vào năm 1991, lan truyền sang Ecuador, Colombia, MexicoNicaragua kết quả hơn 12.000 người chết.

Dấu hiệu và triệu chứng

Một người bị mất nước nghiêm trọng do bệnh tả. Hốc mắt sâu, da nhăn

Các biểu hiện chính của bệnh tả là tiêu chảy nhiều, không đau và nôn mữa những chất lỏng trong suốt.[2] Các triệu chứng này thường bắt đầu bất ngờ, từ nửa ngày đến 5 ngày sau khi nhiễm khuẩn bằng đường ăn uống.[3] Tiêu chảy thường được miêu tả như là "nước gạo" và có thể có mùi tanh.[2] Một người bị tiêu chảy chưa được điều trì có thể thải ra 10 đến 20 lít nước chất thải một ngày[2] gây tử vong. Đối với mọi người có triệu chứng, 3 đến 100 người bị nhiễm nhưng không có triệu chứng.[4] Tiêu chảy đã từng được mệnh danh là "cái chết xanh" do da của bệnh nhân chuyển sang sắc xám xanh là kết quả của việc mất quá nhiều nước.[5]

Kiểu tiêu chảy ra "nước gạo"

Nếu bị bệnh tiêu chảy nặng mà không điều trị bằng phương pháp bù nước qua tĩnh mạch, có thể đe dọa tính mạng do mất cân bằng điện giải và mất nước.[2] Triệu chứng mất nước đặc trưng như huyết áp thấp, da bàn tay nhăn nheo, mắt trũng, và mạch đập nhanh.[2]

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây ra bệnh tả thường là dùng nước nhiễm vi trùng gây bệnh. Vi trùng gây bệnh có nhiều nhất ở trong phân của người bệnh và trong nước thải có chứa phân.[6] Ngoài ra cá và các thực phẩm khác từ nước nhiễm vi trùng gây bệnh cũng có thể là nguồn gây bệnh do nấu ăn không kỹ hoặc ăn hải sản sống. Loài vi khuẩn này có thể sống một cách tự nhiên trong bất kỳ môi trường nào.[7]

Tính nhạy cảm

Khoảng 100 triệu vi khuẩn phải đi vào đường tiêu hóa mới gây ra bệnh tả ở người lớn có sức khỏe bình thường.[2] Tuy nhiên, liều này thì thấp hơn đối với những người có axit dạ dày bị thấp (ví dụ như những người sử dụng chất ức chế bơm proton).[2] Trẻ em cũng nhạy cảm hơn, đối với trẻ 2 đến 4 tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất.[2] Tính nhạy cảm của mỗi người đối với bệnh tả cũng phụ thuộc vào nhóm máu của họ, trong đó người có nhóm máu O sẽ nhạy cảm nhất.[2][8] Những người có hệ miễn dịch bị suy giảm, như người mắc bệnh AIDS hay trẻ bị suy dinh dưỡng cũng là những đối tượng dễ bị nhiễm.[9]

Phòng tránh

Bệnh tả có thể tránh nếu có ý thức với bản thân và cộng đồng, bằng cách ăn chín và uống sôi. Tuyệt đối không ăn: rau sống, hải sản tươi sống, tiết canh, uống nước đá... trái cây phải ngâm nước muối, gọt sạch vỏ trước khi ăn. Tay chân luôn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà phòng sạch sẽ trước khi ăn uống và sau khi đi vệ sinh. Khi thành dịch thì dịch tả có tốc độ lây lan và gây tử vong khủng khiếp, không như tiêu chảy.

Mặc dù bệnh tả có thể đe dọa đến tính mạng, nhưng việc phòng chống bệnh này sẽ đạt hiệu quả nếu như thực hiện tốt công tác đảm bảo vệ sinh môi trường. Ở những nước phát triển, do hệ thống xử lý nước tiên tiến và việc áp dụng tốt các biện pháp vệ sinh môi trường, bệnh tả không còn là mối đe dọa sức khỏe chính. Đợt bùng nổ bệnh tả lớn gần đây nhất xảy ra ở Hoa Kỳ vào năm 1910–1911.[10][11] Một số biện pháp hiệu quả về vệ sinh môi trường nếu được thiết lập và thực hiện đúng lúc sẽ ngăn chặn được đại dịch. Một số điểm chính làm gián đoạn con đường lan truyền bệnh có thể thực hiện như:

  • Khử trùng:
  • Nước thải:
  • Nguồn:
  • Lọc nước:

Giám sát

Tiêm vắc-xin

Lọc Sari

Một phương pháp tương đối rẻ và hiệu quản đề phòng chống lây truyền vi khuẩn V. cholera là thực hiện gấp vảo sari (một loại vải) nhiều lần để tạo ra một bộ lọc đơn giản đối với nước uống.[12] Vải sari được gấp 4 đến 8 lần có thể tạo ra một màng lọc đơn giản nhằm làm giảm số lượng vi khuẩn V. cholera hoạt động trong nước được lọc.[13] Giáo dục sử dụng bộ lọc sari đúng cách là bắt buộc, vì có mối tương quan thuận giữa việc lạm dụng sari và tỉ lệ trẻ bị tiêu chảy; vải sari bẩn của người phụ nữ mặc là các véc tơ truyền bệnh đường ruột ở trẻ nhỏ.[14] Việc giáo dục những nhóm dân cư có nguy cơ nhiễm bệnh cao sử dụng sari đúng cách có thể giảm các bệnh liên quan đến V. cholera.

Chữa trị

Biện pháp chữa trị quan trọng nhất là phải cung cấp lại đầy đủ nước, đường và muối, thường phải được tiêm vào mạch máu để không phải qua đường ruột. Ở các nước Thế giới thứ ba, người ta cũng chữa trị thành công và đơn giản bằng cách cho uống nước thay thế. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyên nên cho uống một dung dịch đường và muối gồm có các thành phần sau:

Với những biện pháp này tỷ lệ tử vong có thể giảm từ 60% xuống còn 1%. Cách phòng bệnh tốt nhất là phải sử dụng nước sạch trong ăn uống và sinh hoạt. Chủng ngừa bệnh chỉ có hiệu lực trong vòng khoảng 6 tháng và chỉ ở khoảng 80% người được tiêm chủng.

Nhóm máu và bệnh tả

Các nghiên cứu gen mới đây cho thấy rằng mức độ dễ bị lây nhiễm của một người đối với bệnh tả phụ thuộc vào nhóm máu của họ. Người có nhóm máu O dễ bị lây nhiễm nhất trong khi người có nhóm máu AB có khả năng kháng cự nhiều nhất, gần như là miễn nhiễm. Giữa hai thái cực này là những người có nhóm máu A và B với nhóm máu A có khả năng kháng cự nhiều hơn nhóm máu B.

Chú thích

  1. ^ De Raymond, Armand. "Assistance Médicale au Tonkin en 1937". L'Indochine Francaise. Hanoi: Imprimerie G Taupin & Cie, 1938. tr 340
  2. ^ a b c d e f g h i Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên Lancet2004
  3. ^ Azman AS, Rudolph KE, Cummings DAT, Lessler J (2012). “The incubation period of cholera: A systematic review”. Journal of Infection. 66 (5): 432–438. doi:10.1038/nature07084. PMC 3677557. PMID 23201968. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  4. ^ King AA, Ionides EL, J.Luckhurst, Bouma MJ (2008). “Inapparent infections and cholera dynamics”. Nature. 454 (7206): 877–80. doi:10.1016/j.jinf.2012.11.013. PMID 18704085. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  5. ^ McElroy, Ann and Patricia K. Townsend. Medical Anthropology in Ecological Perspective. Boulder, CO: Westview, 2009, 375.
  6. ^ “Cholera vaccines. A brief summary of the March 2010 position paper” (PDF). World Health Organization.
  7. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên NEJM2006
  8. ^ Harris JB, Khan AI, LaRocque RC; và đồng nghiệp (2005). “Blood Group, Immunity, and Risk of Infection with Vibrio cholerae in an Area of Endemicity”. Infect. Immun. 73 (11): 7422–7. doi:10.1128/IAI.73.11.7422-7427.2005. PMC 1273892. PMID 16239542. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết) Quản lý CS1: ref=harv (liên kết)
  9. ^ Prevention and control of cholera outbreaks: WHO policy and recommendations, World Health Organization, Regional Office for the Eastern Mediterranean, undated but citing sources from ’07, ’04, ’03, ’04, and ’05.
  10. ^ “Cholera Kills Boy. All Other Suspected Cases Now in Quarantine and Show No Alarming Symptoms” (PDF). New York Times. 18 tháng 7 năm 1911. Truy cập ngày 28 tháng 7 năm 2008. The sixth death from cholera since the arrival in this port from Naples of the steamship Moltke, thirteen days ago, occurred yesterday at Swineburne Island. The victim was Francesco Farando, 14 years old. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  11. ^ “More Cholera in Port”. Washington Post. 10 tháng 10 năm 1910. Truy cập ngày 11 tháng 12 năm 2008. A case of cholera developed today in the steerage of the Hamburg-American liner Moltke, which has been detained at quarantine as a possible cholera carrier since Monday last. Dr. A.H. Doty, health officer of the port, reported the case tonight with the additional information that another cholera patient from the Moltke is under treatment at Swinburne Island. Chú thích có tham số trống không rõ: |coauthors= (trợ giúp)
  12. ^ Ali M, Emch M, Yunus M, Sack D, Lopez AL, Holmgren J, Clemens J (2008). “Vaccine Protection of Bangladeshi infants and young children against cholera: implications for vaccine deployment and person-to-person transmission”. Pediatr Infect Dis J. 27 (1): 33–7. doi:10.1097/INF.0b013e318149dffd. PMID 18162935. Đã bỏ qua tham số không rõ |month= (trợ giúp)Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)
  13. ^ Z. Bhutta. Background Paper on the Integration of Oral Cholera Vaccines into Global Cholera Control Programmes. To be presented to the WHO SAGE in October 2009
  14. ^ Stanton BF, Clemens JD, Clements JD (1986). “Soiled saris: a vector of disease transmission?”. Trans R Soc Trop Med Hyg. 80 (3): 485–8. doi:10.1016/0035-9203(86)90353-6. PMID 3798547.Quản lý CS1: nhiều tên: danh sách tác giả (liên kết)

Đọc thêm

Liên kết ngoài