Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Đái tháo đường loại 2”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 117: Dòng 117:


Chế độ ăn kiêng tiểu đường làm thúc đẩy giảm cân là rất quan trọng.<ref name=Diet09/> Trong khi loại chế độ ăn uống tốt nhất để đạt được điều này còn gây tranh cãi,<ref name=Diet09>{{cite journal |vauthors=Davis N, Forbes B, Wylie-Rosett J |title=Nutritional strategies in type 2 diabetes mellitus |journal=Mount Sinai Journal of Medicine |volume=76 |issue=3 |pages=257–68 |date=June 2009 |pmid=19421969 |doi=10.1002/msj.20118 |url=}}</ref> một chế độ ăn kiêng với chỉ số glycemic thấp hoặc chế độ ăn ít carbohydrate đã được tìm thấy có cải thiện kiểm soát đường huyết.<ref>{{cite journal |author=Thomas D, Elliott EJ |title=Low glycaemic index, or low glycaemic load, diets for diabetes mellitus |journal=Cochrane Database of Systematic Reviews |volume= |issue=1 |pages=CD006296 |year=2009 |pmid=19160276 |doi=10.1002/14651858.CD006296.pub2 |editor1-last=Thomas |editor1-first=Diana}}</ref><ref>{{cite journal|last1=Feinman|first1=RD et al |title=Dietary carbohydrate restriction as the first approach in diabetes management: critical review and evidence base.|journal=Nutrition |location=Burbank, Los Angeles County, Calif.|date=January 2015|volume=31|issue=1|pages=1–13|pmid=25287761|doi=10.1016/j.nut.2014.06.011}}</ref> Chế độ ăn uống có hàm lượng calo rất thấp, bắt đầu ngay sau khi khởi phát bệnh tiểu đường loại 2, có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.<ref>{{cite journal|last1=Clifton|first1=P|title=Assessing the evidence for weight loss strategies in people with and without type 2 diabetes.|journal=World journal of diabetes|date=15 October 2017|volume=8|issue=10|pages=440–454|doi=10.4239/wjd.v8.i10.440|pmid=29085571}}</ref>
Chế độ ăn kiêng tiểu đường làm thúc đẩy giảm cân là rất quan trọng.<ref name=Diet09/> Trong khi loại chế độ ăn uống tốt nhất để đạt được điều này còn gây tranh cãi,<ref name=Diet09>{{cite journal |vauthors=Davis N, Forbes B, Wylie-Rosett J |title=Nutritional strategies in type 2 diabetes mellitus |journal=Mount Sinai Journal of Medicine |volume=76 |issue=3 |pages=257–68 |date=June 2009 |pmid=19421969 |doi=10.1002/msj.20118 |url=}}</ref> một chế độ ăn kiêng với chỉ số glycemic thấp hoặc chế độ ăn ít carbohydrate đã được tìm thấy có cải thiện kiểm soát đường huyết.<ref>{{cite journal |author=Thomas D, Elliott EJ |title=Low glycaemic index, or low glycaemic load, diets for diabetes mellitus |journal=Cochrane Database of Systematic Reviews |volume= |issue=1 |pages=CD006296 |year=2009 |pmid=19160276 |doi=10.1002/14651858.CD006296.pub2 |editor1-last=Thomas |editor1-first=Diana}}</ref><ref>{{cite journal|last1=Feinman|first1=RD et al |title=Dietary carbohydrate restriction as the first approach in diabetes management: critical review and evidence base.|journal=Nutrition |location=Burbank, Los Angeles County, Calif.|date=January 2015|volume=31|issue=1|pages=1–13|pmid=25287761|doi=10.1016/j.nut.2014.06.011}}</ref> Chế độ ăn uống có hàm lượng calo rất thấp, bắt đầu ngay sau khi khởi phát bệnh tiểu đường loại 2, có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.<ref>{{cite journal|last1=Clifton|first1=P|title=Assessing the evidence for weight loss strategies in people with and without type 2 diabetes.|journal=World journal of diabetes|date=15 October 2017|volume=8|issue=10|pages=440–454|doi=10.4239/wjd.v8.i10.440|pmid=29085571}}</ref>

Chế độ [[ăn chay]] nói chung có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn, nhưng không mang lại lợi thế so với khẩu phần ăn cho phép một lượng vừa phải sản phẩm từ động vật.<ref name=GlickBauerYeh2014>{{cite journal| vauthors=Glick-Bauer M, Yeh MC| title=The health advantage of a vegan diet: exploring the gut microbiota connection | journal=Nutrients | year= 2014 | volume= 6 | issue= 11 | pages= 4822–38 | pmid=25365383 | doi=10.3390/nu6114822 | pmc=4245565 | type=Review }}</ref> Không có đủ bằng chứng cho thấy [[quế]] cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường loại 2.<ref>{{Cite journal|last=Leach|first=Matthew J.|last2=Kumar|first2=Saravana|date=2012-09-12|title=Cinnamon for diabetes mellitus|journal=Cochrane Database of Systematic Reviews|issue=9|pages=CD007170|doi=10.1002/14651858.CD007170.pub2|issn=1469-493X|pmid=22972104}}</ref>


==Tham khảo==
==Tham khảo==

Phiên bản lúc 14:48, ngày 29 tháng 6 năm 2018

Đái tháo đường loại 2
Tên khácNoninsulin-dependent diabetes mellitus (NIDDM), adult-onset diabetes[1]
Biểu tượng phổ biến vòng tròn màu xanh của bệnh tiểu đường[2]
Phát âm
Khoa/NgànhNội tiết học
Triệu chứngKhát nước nhiều, tiểu nhiều, sút cân không giải thích được, nhanh đói[3]
Biến chứngTăng đường huyết hyperosmolar, nhiễm toan ceton, bệnh tim mạch, đột qụy, bệnh võng mạc tiểu đường, suy thận, tháo khớp chân tay[1][4][5]
Khởi phátNgười già hoặc trung tuổi[6]
Diễn biếnLâu dài[6]
Nguyên nhânBéo phì, ít vận động, di truyền[1][6]
Phương pháp chẩn đoánXét nghiệm máu[3]
Phòng ngừaDuy trì cân nặng bình thường, luyện tập thể dục, chế độ ăn uống hợp lý[1]
Điều trịThay đổi chế độ ăn uống, metformin, insulin, phẫu thuật chữa béo phì[1][7][8][9]
Tiên lượngThời gian sống trung bình 10-20 năm[10]
Dịch tễ392 triệu người (2015)[11]

Tiểu đường loại 2 (còn được gọi là đái tháo đường loại 2, tiểu đường type 2) là một rối loạn chuyển hóa lâu dài được đặc trưng bởi đường huyết cao, kháng insulin và thiếu hụt insulin tương đối.[6] Các triệu chứng thường gặp bao gồm hay khát nước, đi tiểu thường xuyênsút cân không rõ nguyên nhân.[3] Các triệu chứng cũng có thể bao gồm thường xuyên có cảm giác nhanh đói, cảm thấy mệt mỏi yếu cơ và chậm lành các vết thương hoặc vết bầm tím.[3] Các triệu chứng này thường xuất hiện chậm.[6] Biến chứng lâu dài từ đường huyết cao bao gồm bệnh tim mạch, đột quỵ, bệnh võng mạc tiểu đường có thể dẫn đến mù lòa, suy thận và lưu lượng máu kém ở chân tay có thể dẫn đến phải cắt cụt hoặc tháo khớp.[1] Sự khởi phát đột ngột của tình trạng tăng đường huyết hyperosmolar có thể xảy ra; tuy nhiên, nhiễm toan ceton là không phổ biến.[4][5]

Bệnh tiểu đường loại 2 có nguyên nhân chủ yếu do béo phì và thiếu tập thể dục.[1] Một số người có nguy cơ từ di truyền cao hơn những người khác.[6] Bệnh tiểu đường loại 2 chiếm khoảng 90% các trường hợp tiểu đường, và 10% còn lại chủ yếu là do đái tháo đường loại 1 và tiểu đường thai kỳ.[1] Trong tiểu đường loại 1 có một mức insulin thấp hơn để kiểm soát lượng đường trong máu, do sự tự miễn làm mất các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy.[12][13] Phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường là bằng xét nghiệm máu như kiểm tra glucose huyết tương lúc đói, xét nghiệm dung nạp glucose đường uống, hoặc hemoglobin glycated (A1C).[3]

Bệnh tiểu đường loại 2 có thể ngăn ngừa một phần bằng cách duy trì cân nặng bình thường, tập thể dục thường xuyên và ăn uống đúng cách.[1] Điều trị bao gồm tập thể dục và thay đổi chế độ ăn uống.[1] Nếu lượng đường trong máu không được hạ thấp về mức bình thường, thuốc thường được khuyến cáo sử dụng là metformin.[7][14] Nhiều người cuối cùng cũng có thể cần phải tiêm insulin.[9] Trong những người phụ thuộc insulin, khuyến cáo nên thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu; tuy nhiên, điều này có thể không cần thiết ở những người dùng thuốc.[15] Phẫu thuật chữa béo phì (bariatric surgery) thường cải thiện bệnh tiểu đường ở những người béo phì.[8][16]

Tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 đã tăng rõ rệt kể từ năm 1960 song song với bệnh béo phì.[17] Tính đến năm 2015, có khoảng 392 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh so với khoảng 30 triệu người vào năm 1985.[11][18] Thông thường bệnh này xuất hiện ở tuổi trung niên trở lên,[6] mặc dù tỷ lệ mắc tiểu đường loại 2 đang có xu hướng gia tăng ở những người trẻ tuổi.[19][20] Thời gian sống trung bình của người tiểu đường loại 2 vào khoảng 10-20 năm.[10] Tiểu đường là một trong những bệnh đầu tiên được nghiên cứu mô tả.[21] Tầm quan trọng của insulin trong bệnh đã được xác định vào những năm 1920.[22]

Dấu hiệu và triệu chứng

Tổng quan các triệu chứng quan trọng nhất của tiểu đường.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh tiểu đường là chứng đa niệu (đi tiểu thường xuyên), khát nước nhiều, tăng đói và sút cân.[23] Các triệu chứng khác mà thường xuất hiện lúc chẩn đoán bao gồm tiền sử mờ mắt, ngứa, đau thần kinh ngoại biên, nhiễm trùng âm đạo tái phát và mệt mỏi.[13] Tuy nhiên, nhiều người không có triệu chứng trong vài năm đầu và được chẩn đoán dựa trên xét nghiệm định kỳ.[13] Một số ít người bị đái tháo đường tuýp 2 có thể phát triển tình trạng tăng đường huyết hyperosmolar (tình trạng đường huyết rất cao liên quan đến mức độ giảm ý thức và huyết áp thấp).[13]

Biến chứng

Tiểu đường loại 2 thường là một căn bệnh mãn tính liên quan đến thời gian sống trung bình ngắn hơn 10 năm (có nhiều trường hợp hơn 20 năm).[10] Điều này một phần là do một số biến chứng liên quan đến bệnh, bao gồm: nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao gấp 2 đến 4 lần, bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ và đột quỵ; nguy cơ cắt cụt chi dưới cao gấp 20 lần, và tăng tỷ lệ nhập viện.[10] Ở các nước phát triển, và ngày càng nhiều nơi khác, bệnh tiểu đường loại 2 là nguyên nhân lớn nhất gây mù lòa không gây chấn thương và suy thận.[24] Nó cũng có liên quan đến tăng nguy cơ rối loạn chức năng nhận thứcsuy giảm trí nhớ thông qua các quá trình phát triển bệnh như bệnh Alzheimer và sa sút trí nhớ do mạch máu não (vascular dementia).[25] Các biến chứng khác bao gồm bệnh gai đen (nigricans acanthosis), rối loạn chức năng tình dục và nhiễm trùng thường xuyên.[23]

Nguyên nhân

Sự phát triển của tiểu đường loại 2 là do sự kết hợp giữa lối sống và các yếu tố di truyền.[24][26] Mặc dù một số yếu tố cá nhân có thể kiểm soát được, chẳng hạn như chế độ ăn uốngbéo phì, các yếu tố khác lại độc lập hoàn toàn như tuổi tác, giới tính nữ và di truyền.[10] Thiếu ngủ được xác nhận có liên quan đến tiểu đường loại 2.[27] Điều này được cho là hiệu ứng của nó tác động đến sự trao đổi chất.[27] Tình trạng dinh dưỡng của người mẹ cũng có thể đóng một vai trò ảnh hưởng trong quá trình phát triển của thai nhi, với một cơ chế được đề cho là sự thay đổi methyl hóa DNA.[28] Vi khuẩn đường ruột Prevotella copriBacteroides vulgatus được phát hiện cũng có liên quan đến tiểu đường loại 2.[29]

Lối sống

Các yếu tố lối sống rất quan trọng đối với sự phát triển của tiểu đường loại 2, bao gồm béo phì và thừa cân (được xác định bởi chỉ số khối cơ thể lớn hơn 25), thiếu hoạt động thể chất, ăn không đủ dinh dưỡng, căng thẳng và sự đô thị hóa.[10][30] Chất béo cơ thể dư thừa có liên quan đến 30% trường hợp ở người gốc Trung Quốc và Nhật Bản, 60–80% trường hợp ở châu Âu và châu Phi, và 100% trường hợp ở người da đỏ Pima và người dân các đảo Thái Bình Dương.[13] Trong số những người không béo phì, người mắc tiểu đường thường có tỷ lệ eo-hông.[13] Hút thuốc dường như làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2.[31]

Các yếu tố ăn uống cũng ảnh hưởng đến nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2. Việc tiêu thụ đồ uống có đường quá mức có liên quan đến nguy cơ gia tăng mắc bệnh.[32][33] Các loại chất béo trong chế độ ăn uống là rất quan trọng, với chất béo bão hòa và các axit béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ, trong khi chất béo không bão hòa đa (polyunsaturated fat) và không bão hòa đơn (monounsaturated fat) làm giảm nguy cơ phát triển bệnh.[26] Ăn nhiều gạo trắng dường như đóng một vai trò trong việc tăng nguy cơ.[34] Thiếu tập thể dục được cho là gây ra 7% trường hợp mắc bệnh.[35] Các chất ô nhiễm hữu cơ bền vững có thể đóng một vai trò trong tác nhân gây bệnh.[36]

Di truyền

Hầu hết các trường hợp mắc bệnh tiểu đường đều liên quan đến nhiều gene, với mỗi gene là một đóng góp nhỏ để tăng khả năng phát triển thành tiểu đường loại 2.[10] Nếu một người trong cặp sinh đôi mắc bệnh tiểu đường, thì người kia có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường đang phát triển trong vòng đời của anh ta lớn hơn 90%, trong khi tỷ lệ cho anh chị em trong một gia đình là 25-50%.[13] Tính đến năm 2011, hơn 36 gene đã được tìm thấy là góp phần vào nguy cơ mắc tiểu đường loại 2.[37] Tất cả các gene này cùng nhau vẫn chỉ chiếm 10% tổng thành phần di truyền của căn bệnh này.[37] Ví dụ, allele TCF7L2 làm tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường gấp 1,5 lần và là nguy cơ lớn nhất của các biến dị di truyền phổ biến.[13] Hầu hết các gene liên quan đến tiểu đường đều tham gia vào các chức năng của tế bào beta.[13]

Có một số trường hợp hiếm của tiểu đường phát sinh do một bất thường trong một gene duy nhất (được gọi là dạng đơn gene (monogenic) của tiểu đường hoặc "các loại bệnh tiểu đường cụ thể khác").[10][13] Chúng bao gồm tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ (maturity onset diabetes of the young, MODY), hội chứng Donohue, và hội chứng Rabson – Mendenhall, trong số những trường hợp khác.[10] Bệnh tiểu đường khởi phát khi trưởng thành của trẻ chiếm 1–5% tổng số trường hợp đái tháo đường ở thanh niên.[38]

Điều kiện y tế

Có một số loại thuốc và các vấn đề sức khỏe khác có thể gây đái tháo đường.[39] Một số loại thuốc bao gồm: glucocorticoid, thiazide, thuốc chẹn beta, thuốc chống loạn thần không điển hình (atypical antipsychotics),[40]statin.[41] Những người trước đó đã bị tiểu đường thai kỳ có nguy cơ phát triển tiểu đường loại 2 cao hơn.[23] Các vấn đề sức khỏe khác có liên quan bao gồm: chứng to đầu chi (acromegaly), hội chứng Cushing, cường giáp, u tủy tuyến thượng thận (pheochromocytoma) và một số bệnh ung thư như u tụy glucagon (glucagonoma).[39] Thiếu testosterone cũng liên quan đến tiểu đường loại 2.[42][43]

Sinh lý bệnh

Kháng insulin (bên phải) làm tăng lượng glucose trong máu.

Tiểu đường loại 2 là do thiếu insulin sản xuất từ các tế bào beta trong điều kiện thiết lập kháng insulin.[13] Kháng insulin, tức là tế bào không có khả năng đáp ứng đầy đủ với mức insulin bình thường, xảy ra chủ yếu trong các mô cơ, gan và mô mỡ.[44] Trong gan, insulin thường ngăn chặn sự giải phóng glucose. Tuy nhiên, trong điều kiện kháng insulin, gan giải phóng glucose vào máu một cách không phù hợp.[10] Tỷ lệ kháng insulin so với rối loạn chức năng tế bào beta khác nhau giữa các cá nhân, với một số người kháng insulin chủ yếu và chỉ có một khuyết tật nhỏ trong tiết insulin và những người khác có sức đề kháng insulin nhẹ và chủ yếu là thiếu bài tiết insulin.[13]

Các cơ chế quan trọng khác có liên quan đến tiểu đường loại 2 và kháng insulin bao gồm: tăng lipid trong các tế bào mỡ, đề kháng và thiếu incretin, nồng độ glucagon cao trong máu, tăng lượng muối và nước trong thận, và điều hòa sự trao đổi chất không phù hợp của hệ thần kinh trung ương.[10] Tuy nhiên, không phải tất cả những người có đề kháng insulin đều phát triển bệnh tiểu đường, do việc giảm tiết insulin bởi tế bào beta tuyến tụy cũng được đòi hỏi.[13]

Chuẩn đoán

Tiêu chuẩn chẩn đoán tiểu đường của WHO[45][46]  sửa
Chỉ tiêu / Tình trạng Nghiệm pháp dung nạp
glucose 2 giờ
Glucose huyết tương
lúc đói
HbA1c
Đơn vị mmol/l(mg/dl) mmol/l(mg/dl) mmol/mol DCCT %
Bình thường <7,8 (<140) <6,1 (<110) <42 <6,0
Giảm dung nạp glucose lúc đói <7,8 (<140) ≥6,1(≥110) & <7,0(<126) 42-46 6,0–6,4
Giảm dung nạp glucose ≥7,8 (≥140) <7,0 (<126) 42-46 6,0–6,4
Tiểu đường ≥11,1 (≥200) ≥7,0 (≥126) ≥48 ≥6,5

Định nghĩa về bệnh tiểu đường của Tổ chức Y tế Thế giới (cả loại 1 và loại 2) là đối với một lần đọc mức glucose tăng lên với các triệu chứng, nếu không sẽ tăng giá trị trong hai trường hợp:[47]

  • glucose đường huyết trong máu lúc nhịn ăn ≥ 7,0 mmol/l (126 mg/dl)
hoặc

Đường huyết ngẫu nhiên lớn hơn 11,1 mmol / l (200 mg / dl) kết hợp với các triệu chứng điển hình[23] hoặc hemoglobin glycated (HbA1c) ≥ 48 mmol / mol (≥ 6,5 DCCT%) là một phương pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường khác.[10] Trong năm 2009, một Ủy ban chuyên gia quốc tế bao gồm đại diện của Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ (American Diabetes Association, ADA), Liên đoàn bệnh tiểu đường quốc tế (International Diabetes Federation, IDF) và Hiệp hội nghiên cứu bệnh tiểu đường châu Âu (European Association for the Study of Diabetes, EASD) khuyến cáo ngưỡng ≥ 48 mmol / mol (≥ 6,5 DCCT%) nên được sử dụng để chẩn đoán bệnh tiểu đường.[48] Khuyến cáo này đã được Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ thông qua vào năm 2010.[49] Nên lặp lại các xét nghiệm dương tính trừ khi người đó có các triệu chứng và đường huyết điển hình > 11,1 mmol / l (> 200 mg / dl).[48]

Ngưỡng chẩn đoán bệnh tiểu đường dựa trên mối quan hệ giữa kết quả xét nghiệm dung nạp glucose, glucose lúc đói hoặc HbA1c và các biến chứng như vấn đề võng mạc.[10] Chỉ tiêu mức đường huyết nhanh hoặc ngẫu nhiên được ưu tiên hơn xét nghiệm dung nạp glucose, vì chúng thuận tiện hơn cho mọi người.[10] HbA1c có ưu điểm là không cần nhịn ăn và kết quả ổn định hơn nhưng có bất lợi là xét nghiệm tốn kém hơn phương pháp đo đường huyết.[50] Người ta ước tính rằng 20% người bị bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ không nhận ra rằng họ mắc bệnh.[10]

Đái tháo đường loại 2 được đặc trưng bởi đường huyết cao trong tình trạng kháng insulin và thiếu insulin tương đối.[51] Điều này trái ngược với đái tháo đường loại 1, trong đó có sự thiếu hụt insulin tuyệt đối do sự phá hủy các tế bào đảo Langerhans trong tuyến tụy và đái tháo đường thai kỳ là sự bắt đầu mới của đường huyết cao liên quan đến thai kỳ.[13] Bệnh tiểu đường loại 1 và loại 2 thường có thể được phân biệt dựa trên các chỉ tiêu xét nghiệm.[48] Nếu nghi ngờ chẩn đoán, có thể thực hiện thêm xét nghiệm kháng thể có thể giúp xác nhận tiểu đường loại 1 và kiểm tra mức độ C-peptide có thể hữu ích để xác nhận tiểu đường loại 2,[52] với mức C-peptide bình thường hoặc cao ở tiểu đường loại 2, nhưng thấp ở tiểu đường loại 1.[53]

Sàng lọc

Không có tổ chức lớn nào đề nghị sàng lọc rộng khắp cho bệnh tiểu đường vì không có bằng chứng cho thấy chương trình này sẽ cải thiện kết quả.[54][55] Sàng lọc được khuyến nghị bởi Lực lượng Đặc nhiệm Dịch vụ Phòng ngừa Hoa Kỳ (United States Preventive Services Task Force, USPSTF) ở người lớn không có triệu chứng có huyết áp lớn hơn 135/80 mmHg.[56] Đối với những người có huyết áp thấp hơn, bằng chứng không đủ để khuyến cáo hoặc chống lại sàng lọc.[56] Không có bằng chứng cho thấy nó làm thay đổi nguy cơ tử vong trong nhóm người này.[55] Họ cũng khuyên nên sàng lọc trong số những người thừa cân và trong độ tuổi từ 40 đến 70.[57]

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị thử nghiệm những nhóm có nguy cơ cao[54] và trong năm 2014 USPSTF đã xem xét một khuyến nghị tương tự.[58] Các nhóm có nguy cơ cao ở Hoa Kỳ bao gồm: những người trên 45 tuổi; những người có quan hệ họ hàng gần gũi nhất với người bị tiểu đường; một số nhóm dân tộc, bao gồm gốc Tây Ban Nha, người Mỹ gốc Phi và người Mỹ bản địa; người tiền sử tiểu đường thai kỳ; đa nang buồng trứng; cân nặng dư thừa; và các điều kiện liên quan đến hội chứng chuyển hóa.[23] Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ khuyến nghị sàng lọc những người có chỉ số BMI trên 25 (ở những người sàng lọc gốc Châu Á được khuyến nghị cho BMI trên 23).[59]

Phòng ngừa

Khởi phát bệnh tiểu đường loại 2 có thể bị trì hoãn hoặc ngăn ngừa thông qua chế độ dinh dưỡng hợp lý và tập thể dục đều đặn.[60][61] Việc thực hiện tuân thủ lối sống lành mạnh có thể giảm thiểu rủi ro đi một nửa.[24][62] Lợi ích của việc tập thể dục mang lại rõ ràng bất kể trọng lượng ban đầu hoặc giảm cân sau đó của người thực hiện.[63] Mức độ hoạt động thể chất cao làm giảm nguy cơ đái tháo đường khoảng 28%.[64] Tuy nhiên, bằng chứng về lợi ích của sự thay đổi chế độ ăn uống là rất hạn chế,[65] với một số bằng chứng cho chế độ ăn nhiều rau xanh lá[66] và một số hạn chế lượng thức uống có đường.[32] Ở những người có khả năng dung nạp glucose kém, chế độ ăn uống và tập thể dục riêng rẽ hoặc kết hợp với metformin hoặc acarbose có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường.[24][67] Việc thực hành lối sống lành mạnh mang lại hiệu quả hơn sử dụng thuốc metformin.[24] Một đánh giá năm 2017 cho thấy, thay đổi lối sống về lâu dài giúp giảm nguy cơ mắc bệnh 28%, trong khi sử dụng thuốc không làm giảm nguy cơ sau khi ngừng sử dụng.[68] Trong khi mức độ thiếu vitamin D có liên quan đến tăng nguy cơ đái tháo đường, việc điều chỉnh mức độ bằng cách bổ sung thêm vitamin D3 không cải thiện nguy cơ đó.[69]

Quản lý và điều trị

Điều trị và quản lý bệnh tiểu đường loại 2 tập trung vào các can thiệp về lối sống, giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch, và duy trì mức đường trong máu ở mức bình thường.[24] Việc tự giám sát lượng đường trong máu cho những người mới được chẩn đoán bị tiểu đường loại 2 có thể được sử dụng kết hợp với giáo dục,[70] tuy nhiên lợi ích của việc tự theo dõi ở những người không sử dụng nhiều liều insulin còn là vấn đề nghi ngờ.[24][71] Ở những người không muốn đo nồng độ trong máu, thay vì vậy có thể thực hiện việc đo nồng độ nước tiểu.[70] Quản lý các yếu tố nguy cơ tim mạch khác, chẳng hạn như tăng huyết áp, cholesterol cao và tiểu thiếu niệu (microalbuminuria), giúp cải thiện tuổi thọ của một người.[24] Giảm huyết áp tâm thu xuống dưới 140 mmHg có liên quan đến giảm nguy cơ tử vong và kết quả tốt hơn.[72] Quản lý huyết áp sâu hơn (dưới 130/80 mmHg) trái ngược với việc quản lý huyết áp tiêu chuẩn (dưới 140 / 85–100 mmHg) làm giảm nguy cơ đột quỵ nhưng không ảnh hưởng đến nguy cơ tử vong chung.[73]

Giảm lượng đường trong máu tăng cao (HbA1c<6%) trái ngược với việc giảm lượng đường trong máu tiêu chuẩn (HbA1c 7-7,9%) dường như không làm thay đổi tỷ lệ tử vong.[74][75] Mục tiêu điều trị thường là HbA1c đạt từ 7 đến 8% hoặc glucose lúc đói dưới 7,2 mmol / L (130 mg / dl); tuy nhiên những mục tiêu này có thể được thay đổi sau khi tham vấn lâm sàng chuyên nghiệp, có tính đến các nguy cơ cụ thể của hạ đường huyết (hypoglycemia) và tuổi thọ.[59][76][77] Mặc dù các hướng dẫn đề xuất rằng kiểm soát đường huyết chuyên sâu dựa trên cân bằng tác hại ngay lập tức với lợi ích lâu dài, nhiều người - ví dụ những người có tuổi thọ dưới chín năm sẽ không được hưởng lợi, được điều trị quá mức.[78]

Các bác sỹ khuyến cáo rằng tất cả những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 nên được khám mắt định kỳ.[13] Có bằng chứng yếu cho thấy rằng điều trị bệnh nướu răng bằng cách mở rộng quy mô và lập kế hoạch gốc có thể dẫn đến một sự cải thiện ngắn hạn lượng đường trong máu cho những người bị bệnh tiểu đường.[79] Không có bằng chứng nào cho thấy sự cải thiện mức đường huyết này duy trì được lâu hơn 4 tháng.[79] Cũng không có đủ bằng chứng để xác định xem liệu thuốc điều trị bệnh nướu răng có hiệu quả trong việc làm giảm lượng đường trong máu hay không.[79]

Lối sống

Chế độ ăn uống và tập thể dục thích hợp là nền tảng của việc chăm sóc điều trị tiểu đường,[23] với số lượng bài tập lớn hơn cho kết quả tốt hơn.[80] Tập thể dục cải thiện kiểm soát lượng đường trong máu, giảm hàm lượng chất béo trong cơ thể và giảm mức lipit trong máu, và những tác động này là hiển nhiên ngay cả khi không giảm cân.[81] Bài tập aerobic dẫn đến giảm HbA1c và cải thiện độ nhạy insulin.[82] Luyện tập sức đề kháng cũng hữu ích và sự kết hợp của cả hai loại bài tập này có thể mang lại hiệu quả nhất.[82]

Chế độ ăn kiêng tiểu đường làm thúc đẩy giảm cân là rất quan trọng.[83] Trong khi loại chế độ ăn uống tốt nhất để đạt được điều này còn gây tranh cãi,[83] một chế độ ăn kiêng với chỉ số glycemic thấp hoặc chế độ ăn ít carbohydrate đã được tìm thấy có cải thiện kiểm soát đường huyết.[84][85] Chế độ ăn uống có hàm lượng calo rất thấp, bắt đầu ngay sau khi khởi phát bệnh tiểu đường loại 2, có thể giúp tình trạng bệnh thuyên giảm.[86]

Chế độ ăn chay nói chung có liên quan đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn, nhưng không mang lại lợi thế so với khẩu phần ăn cho phép một lượng vừa phải sản phẩm từ động vật.[87] Không có đủ bằng chứng cho thấy quế cải thiện lượng đường trong máu ở những người mắc tiểu đường loại 2.[88]

Tham khảo

  1. ^ a b c d e f g h i j Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên WHO2015
  2. ^ “Diabetes Blue Circle Symbol”. International Diabetes Federation. 17 tháng 3 năm 2006. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 8 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  3. ^ a b c d e “Diagnosis of Diabetes and Prediabetes”. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 6 tháng 3 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  4. ^ a b Pasquel, FJ; Umpierrez, GE (tháng 11 năm 2014). “Hyperosmolar hyperglycemic state: a historic review of the clinical presentation, diagnosis, and treatment”. Diabetes Care. 37 (11): 3124–31. doi:10.2337/dc14-0984. PMC 4207202. PMID 25342831.
  5. ^ a b Fasanmade, OA; Odeniyi, IA; Ogbera, AO (tháng 6 năm 2008). “Diabetic ketoacidosis: diagnosis and management”. African Journal of Medicine and Medical Sciences. 37 (2): 99–105. PMID 18939392.
  6. ^ a b c d e f g “Causes of Diabetes”. National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases. tháng 6 năm 2014. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 2 năm 2016. Truy cập ngày 10 tháng 2 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  7. ^ a b Maruthur, NM; và đồng nghiệp (19 tháng 4 năm 2016). “Diabetes Medications as Monotherapy or Metformin-Based Combination Therapy for Type 2 Diabetes: A Systematic Review and Meta-analysis”. Annals of Internal Medicine. 164 (11): 740–51. doi:10.7326/M15-2650. PMID 27088241. Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  8. ^ a b Cetinkunar, S; và đồng nghiệp (16 tháng 6 năm 2015). “Effect of bariatric surgery on humoral control of metabolic derangements in obese patients with type 2 diabetes mellitus: How it works”. World Journal of Clinical Cases. 3 (6): 504–09. doi:10.12998/wjcc.v3.i6.504. PMC 4468896. PMID 26090370. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  9. ^ a b Krentz, Andrew J.; Bailey, Clifford J. (tháng 2 năm 2005). “Oral antidiabetic agents: current role in type 2 diabetes mellitus”. Drugs. 65 (3): 385–411. doi:10.2165/00003495-200565030-00005. PMID 15669880. Đã bỏ qua tham số không rõ |name-list-format= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp)
  10. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Melmed, Shlomo; Polonsky, Kenneth S.; Larsen, P. Reed; Kronenberg, Henry M. (biên tập). Williams textbook of endocrinology (ấn bản 12). Philadelphia: Elsevier/Saunders. tr. 1371–1435. ISBN 978-1-4377-0324-5.
  11. ^ a b GBD 2015 Disease and Injury Incidence and Prevalence, Collaborators. (8 tháng 10 năm 2016). “Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 310 diseases and injuries, 1990–2015: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2015”. The Lancet. 388 (10053): 1545–1602. doi:10.1016/S0140-6736(16)31678-6. PMC 5055577. PMID 27733282.
  12. ^ MacKay, Ian; Rose, Noel biên tập (2014). The Autoimmune Diseases. Academic Press. tr. 575. ISBN 978-0-123-84929-8. OCLC 965646175.
  13. ^ a b c d e f g h i j k l m n o Gardner, David G.; Shoback, Dolores biên tập (2011). “Chapter 17: Pancreatic hormones & diabetes mellitus”. Greenspan's basic & clinical endocrinology (ấn bản 9). New York: McGraw-Hill Medical. ISBN 0-07-162243-8. OCLC 613429053.
  14. ^ Saenz, A; và đồng nghiệp (20 tháng 7 năm 2005). “Metformin monotherapy for type 2 diabetes mellitus”. Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD002966. doi:10.1002/14651858.CD002966.pub3. PMID 16034881. Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  15. ^ Malanda, UL; và đồng nghiệp (18 tháng 1 năm 2012). “Self-monitoring of blood glucose in patients with type 2 diabetes mellitus who are not using insulin”. Cochrane Database of Systematic Reviews. 1: CD005060. doi:10.1002/14651858.CD005060.pub3. PMID 22258959. Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  16. ^ Ganguly, S; và đồng nghiệp (tháng 4 năm 2015). “Metabolic bariatric surgery and type 2 diabetes mellitus: an endocrinologist's perspective”. Journal of Biomedical Research. 29 (2): 105–11. doi:10.7555/JBR.29.20140127. PMC 4389109. PMID 25859264. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  17. ^ Moscou, Susan (2013). “Getting the word out: advocacy, social marketing, and policy development and enforcement”. Trong Truglio-Londrigan, Marie; Lewenson, Sandra B. (biên tập). Public health nursing: practicing population-based care (ấn bản 2). Burlington, MA: Jones & Bartlett Learning. tr. 317. ISBN 978-1-4496-4660-8. OCLC 758391750.
  18. ^ Smyth, S; Heron, A (tháng 1 năm 2006). “Diabetes and obesity: the twin epidemics”. Nature Medicine. 12 (1): 75–80. doi:10.1038/nm0106-75. PMID 16397575. Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp)
  19. ^ Tfayli, H; Arslanian, S (tháng 3 năm 2009). “Pathophysiology of type 2 diabetes mellitus in youth: the evolving chameleon”. Arquivos Brasileiros de Endocrinologia & Metabologia. 53 (2): 165–74. doi:10.1590/s0004-27302009000200008. PMC 2846552. PMID 19466209.
  20. ^ Imperatore, Giuseppina; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2012). “Projections of Type 1 and Type 2 Diabetes Burden in the U.S. Population Aged <20 Years Through 2050”. Diabetes Care (bằng tiếng Anh). 35 (12): 2515–20. doi:10.2337/dc12-0669. ISSN 0149-5992. PMC 3507562. PMID 23173134. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 8 năm 2016. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  21. ^ Leutholtz, Brian C.; Ripoll, Ignacio (2011). “Diabetes”. Exercise and disease management (ấn bản 2). Boca Raton: CRC Press. tr. 25. ISBN 978-1-4398-2759-8. OCLC 725919496.
  22. ^ Zaccardi, F; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2016). “Pathophysiology of type 1 and type 2 diabetes mellitus: a 90-year perspective”. Postgraduate Medical Journal. 92 (1084): 63–69. doi:10.1136/postgradmedj-2015-133281. PMID 26621825. Đã bỏ qua tham số không rõ |name-list-format= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp); Đã bỏ qua tham số không rõ |subscription= (gợi ý |url-access=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  23. ^ a b c d e f Vijan, S (2 tháng 3 năm 2010). “Type 2 diabetes”. Annals of Internal Medicine. 152 (5): ITC31–ITC15, quiz ITC316. doi:10.7326/0003-4819-152-5-201003020-01003. PMID 20194231.
  24. ^ a b c d e f g h Ripsin CM, và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2009). “Management of blood glucose in type 2 diabetes mellitus”. American Family Physician. 79 (1): 29–36. PMID 19145963.
  25. ^ Pasquier, F (tháng 10 năm 2010). “Diabetes and cognitive impairment: how to evaluate the cognitive status?”. Diabetes & Metabolism. 36 Suppl 3: S100–05. doi:10.1016/S1262-3636(10)70475-4. PMID 21211730.
  26. ^ a b Risérus, U; Willett, WC; Hu, FB (tháng 1 năm 2009). “Dietary fats and prevention of type 2 diabetes”. Progress in Lipid Research. 48 (1): 44–51. doi:10.1016/j.plipres.2008.10.002. PMC 2654180. PMID 19032965. Đã bỏ qua tham số không rõ |name-list-format= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp)
  27. ^ a b Touma, C; Pannain, S (tháng 8 năm 2011). “Does lack of sleep cause diabetes?”. Cleveland Clinic Journal of Medicine. 78 (8): 549–58. doi:10.3949/ccjm.78a.10165. PMID 21807927.
  28. ^ Christian, P; Stewart, CP (tháng 3 năm 2010). “Maternal micronutrient deficiency, fetal development, and the risk of chronic disease”. The Journal of Nutrition. 140 (3): 437–45. doi:10.3945/jn.109.116327. PMID 20071652.
  29. ^ Pedersen, HK; và đồng nghiệp (21 tháng 7 năm 2016). “Human gut microbes impact host serum metabolome and insulin sensitivity”. Nature. 535 (7612): 376–81. Bibcode:2016Natur.535..376P. doi:10.1038/nature18646. PMID 27409811. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  30. ^ Abdullah, A; và đồng nghiệp (tháng 9 năm 2010). “The magnitude of association between overweight and obesity and the risk of diabetes: a meta-analysis of prospective cohort studies”. Diabetes Research and Clinical Practice. 89 (3): 309–19. doi:10.1016/j.diabres.2010.04.012. PMID 20493574. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  31. ^ Pan, A; và đồng nghiệp (17 tháng 9 năm 2015). “Relation of active, passive, and quitting smoking with incident type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis”. The Lancet Diabetes & Endocrinology. 3 (12): 958–67. doi:10.1016/S2213-8587(15)00316-2. PMC 4656094. PMID 26388413. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  32. ^ a b Malik, VS; và đồng nghiệp (23 tháng 3 năm 2010). “Sugar Sweetened Beverages, Obesity, Type 2 Diabetes and Cardiovascular Disease risk”. Circulation. 121 (11): 1356–64. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.109.876185. PMC 2862465. PMID 20308626. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  33. ^ Malik, VS; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2010). “Sugar-Sweetened Beverages and Risk of Metabolic Syndrome and Type 2 Diabetes: A meta-analysis”. Diabetes Care. 33 (11): 2477–83. doi:10.2337/dc10-1079. PMC 2963518. PMID 20693348. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  34. ^ Hu, EA; và đồng nghiệp (15 tháng 3 năm 2012). “White rice consumption and risk of type 2 diabetes: meta-analysis and systematic review”. The BMJ. 344: e1454. doi:10.1136/bmj.e1454. PMC 3307808. PMID 22422870. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  35. ^ Lee, I-Min; và đồng nghiệp (1 tháng 7 năm 2012). “Effect of physical inactivity on major non-communicable diseases worldwide: an analysis of burden of disease and life expectancy”. The Lancet. 380 (9838): 219–29. doi:10.1016/S0140-6736(12)61031-9. PMC 3645500. PMID 22818936. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  36. ^ Lind, L; Lind, PM (tháng 6 năm 2012). “Can persistent organic pollutants and plastic-associated chemicals cause cardiovascular disease?”. Journal of Internal Medicine. 271 (6): 537–53. doi:10.1111/j.1365-2796.2012.02536.x. PMID 22372998.
  37. ^ a b Herder, C; Roden, M (tháng 6 năm 2011). “Genetics of type 2 diabetes: pathophysiologic and clinical relevance”. European Journal of Clinical Investigation. 41 (6): 679–92. doi:10.1111/j.1365-2362.2010.02454.x. PMID 21198561.
  38. ^ “Monogenic Forms of Diabetes: Neonatal Diabetes Mellitus and Maturity-onset Diabetes of the Young”. National Diabetes Information Clearinghouse (NDIC). National Institute of Diabetes and Digestive and Kidney Diseases, NIH. tháng 3 năm 2007. Bản gốc lưu trữ ngày 4 tháng 7 năm 2008. Truy cập ngày 4 tháng 8 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  39. ^ a b Funnell, Martha M.; Anderson, Robert M. (2008). “Influencing self-management: from compliance to collaboration”. Trong Feinglos, Mark N.; Bethel, M. Angelyn (biên tập). Type 2 diabetes mellitus: an evidence-based approach to practical management. Contemporary endocrinology. Totowa, NJ: Humana Press. tr. 462. ISBN 978-1-58829-794-5. OCLC 261324723.
  40. ^ Izzedine, H; và đồng nghiệp (tháng 11 năm 2005). “Drug-induced diabetes mellitus”. Expert Opinion on Drug Safety. 4 (6): 1097–1109. doi:10.1517/14740338.4.6.1097. PMID 16255667. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  41. ^ Sampson, UK; và đồng nghiệp (tháng 7 năm 2011). “Are statins diabetogenic?”. Current Opinion in Cardiology. 26 (4): 342–47. doi:10.1097/HCO.0b013e3283470359. PMC 3341610. PMID 21499090. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  42. ^ Saad, Farid; Gooren, Louis (tháng 3 năm 2009). “The role of testosterone in the metabolic syndrome: a review”. The Journal of Steroid Biochemistry and Molecular Biology. 114 (1–2): 40–43. doi:10.1016/j.jsbmb.2008.12.022. PMID 19444934. Đã bỏ qua tham số không rõ |name-list-format= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp)
  43. ^ Farrell, JoAnne B.; và đồng nghiệp (2008). “Low testosterone and the association with type 2 diabetes”. The Diabetes Educator. 34 (5): 799–806. doi:10.1177/0145721708323100. PMID 18832284. Đã bỏ qua tham số không rõ |name-list-format= (gợi ý |name-list-style=) (trợ giúp); “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  44. ^ Diabetes mellitus a guide to patient care. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins. 2007. tr. 15. ISBN 978-1-58255-732-8.
  45. ^ Definition and diagnosis of diabetes mellitus and intermediate hyperglycemia: report of a WHO/IDF consultation (PDF). Geneva: World Health Organization. 2006. tr. 21. ISBN 978-92-4-159493-6.
  46. ^ Vijan, S (tháng 3 năm 2010). “Type 2 diabetes”. Annals of Internal Medicine. 152 (5): ITC31-15. doi:10.7326/0003-4819-152-5-201003020-01003. PMID 20194231.
  47. ^ World Health Organization. “Definition, diagnosis and classification of diabetes mellitus and its complications: Report of a WHO Consultation. Part 1. Diagnosis and classification of diabetes mellitus”. Bản gốc lưu trữ ngày 29 tháng 5 năm 2007. Truy cập ngày 29 tháng 5 năm 2007. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  48. ^ a b c International Expert, Committee (tháng 7 năm 2009). “International Expert Committee report on the role of the A1C assay in the diagnosis of diabetes”. Diabetes Care. 32 (7): 1327–34. doi:10.2337/dc09-9033. PMC 2699715. PMID 19502545.
  49. ^ “Diagnosis and classification of diabetes mellitus”. Diabetes Care. American Diabetes Association. 33 Suppl 1 (Supplement_1): S62–69. tháng 1 năm 2010. doi:10.2337/dc10-S062. PMC 2797383. PMID 20042775.
  50. ^ “Diagnosis and classification of diabetes mellitus”. Diabetes Care. American Diabetes Association. 35 Suppl 1 (Suppl 1): S64–71. tháng 1 năm 2012. doi:10.2337/dc12-s064. PMC 3632174. PMID 22187472.
  51. ^ Kumar, Vinay; và đồng nghiệp (2005). Robbins and Cotran Pathologic Basis of Disease (ấn bản 7). Philadelphia, Pa.: Saunders. tr. 1194–95. ISBN 0-7216-0187-1. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author1= (trợ giúp)
  52. ^ Diabetes mellitus a guide to patient care. Philadelphia: Lippincott Williams & Wilkins. 2007. tr. 201. ISBN 978-1-58255-732-8.
  53. ^ Vivian, Eva M.; Blackorbay, Brady (2013). “Chapter 13: Endocrine Disorders”. Trong Lee, Mary (biên tập). Basic Skills in Interpreting Laboratory Data (ấn bản 5). Bethesda, MD: American Society of Health-System Pharmacists. ISBN 978-1-58528-345-3. OCLC 859778842.
  54. ^ a b Valdez R (2009). “Detecting Undiagnosed Type 2 Diabetes: Family History as a Risk Factor and Screening Tool”. Journal of Diabetes Science and Technology. 3 (4): 722–26. doi:10.1177/193229680900300417. PMC 2769984. PMID 20144319.
  55. ^ a b Selph, S; và đồng nghiệp (22 tháng 6 năm 2015). “Screening for Type 2 Diabetes Mellitus: A Systematic Review for the U.S. Preventive Services Task Force”. Annals of Internal Medicine. 162 (11): 765–76. doi:10.7326/M14-2221. PMID 25867111. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  56. ^ a b “Archived: Diabetes Mellitus (Type 2) in Adults: Screening”. U.S. Preventive Services Task Force. tháng 6 năm 2008. Bản gốc lưu trữ ngày 7 tháng 2 năm 2014. Truy cập ngày 16 tháng 3 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  57. ^ Siu, AL (27 tháng 10 năm 2015). “Screening for Abnormal Blood Glucose and Type 2 Diabetes Mellitus: U.S. Preventive Services Task Force Recommendation Statement”. Annals of Internal Medicine. 163 (11): 861–68. doi:10.7326/M15-2345. PMID 26501513.
  58. ^ “Draft Recommendation Statement Screening for Abnormal Glucose and Type 2 Diabetes Mellitus”. U.S. Preventive Services Task Force. Bản gốc lưu trữ ngày 9 tháng 10 năm 2014. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2014. Đã bỏ qua tham số không rõ |dead-url= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  59. ^ a b “Standards of Medical Care in Diabetes – 2015: Summary of Revisions”. Diabetes Care. 54 (38): S4. 2015. doi:10.2337/dc15-S003. PMID 25537706.
  60. ^ Raina Elley C, Kenealy T (tháng 12 năm 2008). “Lifestyle interventions reduced the long-term risk of diabetes in adults with impaired glucose tolerance”. Evidence-Based Medicine. 13 (6): 173. doi:10.1136/ebm.13.6.173. PMID 19043031.
  61. ^ Orozco LJ; và đồng nghiệp (2008). Mauricio, Didac (biên tập). “Exercise or exercise and diet for preventing type 2 diabetes mellitus”. Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD003054. doi:10.1002/14651858.CD003054.pub3. PMID 18646086. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)
  62. ^ Schellenberg, ES.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2013). “Lifestyle Interventions for Patients With and at Risk for Type 2 Diabetes: A Systematic Review and Meta-analysis”. Annals of Internal Medicine. 159 (8): 543–51. doi:10.7326/0003-4819-159-8-201310150-00007. PMID 24126648. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  63. ^ O'Gorman, DJ; Krook, A (tháng 9 năm 2011). “Exercise and the treatment of diabetes and obesity”. Medical Clinics of North America. 95 (5): 953–69. doi:10.1016/j.mcna.2011.06.007. PMID 21855702.
  64. ^ Kyu, Hmwe H. (9 tháng 8 năm 2016). “Physical activity and risk of breast cancer, colon cancer, diabetes, ischemic heart disease, and ischemic stroke events: systematic review and dose-response meta-analysis for the Global Burden of Disease Study 2013”. The BMJ. 354: i3857. doi:10.1136/bmj.i3857. PMC 4979358. PMID 27510511.
  65. ^ Nield L; và đồng nghiệp (2008). Nield, Lucie (biên tập). “Dietary advice for the prevention of type 2 diabetes mellitus in adults”. Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD005102. doi:10.1002/14651858.CD005102.pub2. PMID 18646120. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |author= (trợ giúp)
  66. ^ Carter, P; và đồng nghiệp (18 tháng 8 năm 2010). “Fruit and vegetable intake and incidence of type 2 diabetes mellitus: systematic review and meta-analysis”. The BMJ. 341: c4229. doi:10.1136/bmj.c4229. PMC 2924474. PMID 20724400. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  67. ^ Santaguida PL, và đồng nghiệp (tháng 8 năm 2005). “Diagnosis, prognosis, and treatment of impaired glucose tolerance and impaired fasting glucose” (PDF). Evidence Report/Technology Assessment (Summary) (128): 1–11. PMC 4780988. PMID 16194123. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 10 tháng 9 năm 2008. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  68. ^ Haw, JS; và đồng nghiệp (6 tháng 11 năm 2017). “Long-term Sustainability of Diabetes Prevention Approaches: A Systematic Review and Meta-analysis of Randomized Clinical Trials”. JAMA Internal Medicine. 177 (12): 1808–17. doi:10.1001/jamainternmed.2017.6040. PMID 29114778. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  69. ^ Seida, Jennifer C.; và đồng nghiệp (tháng 10 năm 2014). “Effect of Vitamin D3 Supplementation on Improving Glucose Homeostasis and Preventing Diabetes: A Systematic Review and Meta-Analysis”. The Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism. 99 (10): 3551–60. doi:10.1210/jc.2014-2136. PMC 4483466. PMID 25062463. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  70. ^ a b “Type 2 diabetes: The management of type 2 diabetes”. tháng 5 năm 2009. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 5 năm 2015. Đã bỏ qua tham số không rõ |deadurl= (gợi ý |url-status=) (trợ giúp)
  71. ^ Farmer, AJ; và đồng nghiệp (27 tháng 2 năm 2012). “Meta-analysis of individual patient data in randomised trials of self monitoring of blood glucose in people with non-insulin treated type 2 diabetes”. The BMJ. 344: e486. doi:10.1136/bmj.e486. PMID 22371867. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  72. ^ Emdin, CA; và đồng nghiệp (10 tháng 2 năm 2015). “Blood pressure lowering in type 2 diabetes: a systematic review and meta-analysis”. JAMA: the Journal of the American Medical Association. 313 (6): 603–15. doi:10.1001/jama.2014.18574. PMID 25668264. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  73. ^ McBrien, K; và đồng nghiệp (6 tháng 8 năm 2012). “Intensive and Standard Blood Pressure Targets in Patients With Type 2 Diabetes Mellitus: Systematic Review and Meta-analysis”. Archives of Internal Medicine. 172 (17): 1–8. doi:10.1001/archinternmed.2012.3147. PMID 22868819. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  74. ^ Boussageon, R; và đồng nghiệp (26 tháng 7 năm 2011). “Effect of intensive glucose lowering treatment on all cause mortality, cardiovascular death, and microvascular events in type 2 diabetes: meta-analysis of randomised controlled trials”. The BMJ. 343: d4169. doi:10.1136/bmj.d4169. PMC 3144314. PMID 21791495. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  75. ^ Webster, MW (tháng 7 năm 2011). “Clinical practice and implications of recent diabetes trials”. Current Opinion in Cardiology. 26 (4): 288–93. doi:10.1097/HCO.0b013e328347b139. PMID 21577100.
  76. ^ Lỗi chú thích: Thẻ <ref> sai; không có nội dung trong thẻ ref có tên ADA2015
  77. ^ Qaseem, Amir; và đồng nghiệp (6 tháng 3 năm 2018). “Hemoglobin A Targets for Glycemic Control With Pharmacologic Therapy for Nonpregnant Adults With Type 2 Diabetes Mellitus: A Guidance Statement Update From the American College of Physicians”. Annals of Internal Medicine. doi:10.7326/M17-0939. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  78. ^ Makam, AN; Nguyen, OK (10 tháng 1 năm 2017). “An Evidence-Based Medicine Approach to Antihyperglycemic Therapy in Diabetes Mellitus to Overcome Overtreatment”. Circulation. 135 (2): 180–95. doi:10.1161/CIRCULATIONAHA.116.022622. PMID 28069712.
  79. ^ a b c Simpson, Terry C.; và đồng nghiệp (6 tháng 11 năm 2015). “Treatment of periodontal disease for glycaemic control in people with diabetes mellitus”. Cochrane Database of Systematic Reviews (11): CD004714. doi:10.1002/14651858.CD004714.pub3. ISSN 1469-493X. PMID 26545069. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  80. ^ Smith, AD; và đồng nghiệp (tháng 12 năm 2016). “Physical activity and incident type 2 diabetes mellitus: a systematic review and dose-response meta-analysis of prospective cohort studies”. Diabetologia. 59 (12): 2527–45. doi:10.1007/s00125-016-4079-0. PMID 27747395. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  81. ^ Thomas, D. E.; và đồng nghiệp (19 tháng 7 năm 2006). “Exercise for type 2 diabetes mellitus”. The Cochrane Database of Systematic Reviews (3): CD002968. doi:10.1002/14651858.CD002968.pub2. ISSN 1469-493X. PMID 16855995. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first= (trợ giúp)
  82. ^ a b Zanuso S, và đồng nghiệp (tháng 3 năm 2010). “Exercise for the management of type 2 diabetes: a review of the evidence” (PDF). Acta Diabetologica. 47 (1): 15–22. doi:10.1007/s00592-009-0126-3. PMID 19495557.
  83. ^ a b Davis N, Forbes B, Wylie-Rosett J (tháng 6 năm 2009). “Nutritional strategies in type 2 diabetes mellitus”. Mount Sinai Journal of Medicine. 76 (3): 257–68. doi:10.1002/msj.20118. PMID 19421969.
  84. ^ Thomas D, Elliott EJ (2009). Thomas, Diana (biên tập). “Low glycaemic index, or low glycaemic load, diets for diabetes mellitus”. Cochrane Database of Systematic Reviews (1): CD006296. doi:10.1002/14651858.CD006296.pub2. PMID 19160276.
  85. ^ Feinman, RD; và đồng nghiệp (tháng 1 năm 2015). “Dietary carbohydrate restriction as the first approach in diabetes management: critical review and evidence base”. Nutrition. Burbank, Los Angeles County, Calif. 31 (1): 1–13. doi:10.1016/j.nut.2014.06.011. PMID 25287761. “Và đồng nghiệp” được ghi trong: |first1= (trợ giúp)
  86. ^ Clifton, P (15 tháng 10 năm 2017). “Assessing the evidence for weight loss strategies in people with and without type 2 diabetes”. World journal of diabetes. 8 (10): 440–454. doi:10.4239/wjd.v8.i10.440. PMID 29085571.
  87. ^ Glick-Bauer M, Yeh MC (2014). “The health advantage of a vegan diet: exploring the gut microbiota connection”. Nutrients (Review). 6 (11): 4822–38. doi:10.3390/nu6114822. PMC 4245565. PMID 25365383.
  88. ^ Leach, Matthew J.; Kumar, Saravana (12 tháng 9 năm 2012). “Cinnamon for diabetes mellitus”. Cochrane Database of Systematic Reviews (9): CD007170. doi:10.1002/14651858.CD007170.pub2. ISSN 1469-493X. PMID 22972104.

Liên kết ngoài