Kang Kon

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Kang Kon
Chức vụ
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên
Nhiệm kỳtháng 2, 1948 – tháng 9, 1950
Thông tin chung
Quốc tịchTriều Tiên
Sinh(1918-06-23)23 tháng 6 năm 1918
Sangju, Gyeongsangbuk-do, Triều Tiên thuộc Nhật
Mất8 tháng 9 năm 1950(1950-09-08) (32 tuổi)
Binh nghiệp
ThuộcQuân đội Nhân dân Triều Tiên
Năm tại ngũ1945–1950
Cấp bậc Tổng tham mưu trưởng
Tham chiếnChiến tranh Triều Tiên 

Kang Kon (Tiếng Triều Tiên강건, Hanja: 姜健, phiên âm Hán Việt: Khương Kiện; 23 tháng 6 năm 1918 – 8 tháng 9 năm 1950), còn được phiên âm thành Kang Kŏn hay Gang Geon, là một nhà lãnh đạo quân sự và chính khách Triều Tiên, hoạt động ở Mãn Châubán đảo Triều Tiên. Ông từng giữ chức Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Triều Tiên, là sĩ quan cao cấp nhất của phía Cộng hòa Nhân dân Triều Tiên tử trận trong Chiến tranh Triều Tiên.

Cuộc đời và sự nghiệp[sửa | sửa mã nguồn]

Tham gia cuộc chiến kháng Nhật[sửa | sửa mã nguồn]

Nguyên tên ông là Kang Shin-tae (Tiếng Triều Tiên강신태, Hanja: 姜信泰, Khương Tín Thái)[1] sinh ngày 23 tháng 6 năm 1918, tại Sangju, Gyeongsangbuk-do (nay thuộc Hàn Quốc),[2][3] Gia đình ông chuyển đến Cát Lâm, Mãn Châu khi ông còn nhỏ và ông đã lớn lên ở đó. Khi còn là một thiếu niên, ông đã hoạt động tích cực tuyển mộ quân du kích chống Nhật cho người bạn lâu năm của mình, Kim Il Sung, và được nhớ đến là người có chiều cao bất thường, vượt trội so với những người khác.[4] Kang tham gia cuộc chiến tranh chống Nhật ở Mãn Châu năm 1932, bị truy bắt và trốn sang lãnh thổ Liên Xô vào đầu những năm 1940. Tại đây, ông trở thành một sĩ quan của Lữ đoàn Độc lập 88 Hồng quân, một đơn vị đặc biệt, bao gồm các binh sĩ Triều Tiên và Trung Quốc, cũng như người bạn Kim Il Sung.[5][6]

Trở về Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Mùa hè năm 1946, Kang từ Liên Xô trở về Triều Tiên để giúp thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên và đến năm 1948, ông được bổ nhiệm làm Tổng tham mưu trưởng. Ông cũng là thành viên của Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên và là thành viên của Hội đồng Nhân dân Tối cao. Mặc dù Kang (và một số sĩ quan gốc Triều Tiên khác từng chiến đấu ở Mãn Châu) có trình độ quân sự tốt hơn Kim, nhưng Kim được khuyến khích nắm quyền lãnh đạo đất nước mới vì khả năng chính trị cũng như sự thân cận với phía Liên Xô.[1]

Trên cương vị Tổng tham mưu trưởng, Kang giữ vai trò quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch tấn công lãnh thổ Nam Triều Tiên với sự giúp đỡ của các nhà chiến lược chiến tranh Nga [5] và ông cũng là người được chọn để lãnh đạo cuộc tấn công này.[7] Kang được biết đến như một người lính tàn nhẫn, thể hiện qua các đội quân mà ông chỉ huy; họ hiếu chiến, mạo hiểm và khát khao một chiến thắng nhanh chóng trước ngày 15 tháng 8, như mục tiêu mà lãnh tụ Kim đề ra.[8]

Choi Yong-kun, Kim Chaek, Kim Il, và Kang Kon nhận súng tiểu liên Kiểu 49 sản xuất trong nước đầu tiên từ Chủ tịch Kim Il Sung.

Cuộc chiến Triều Tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Chiến tranh nổ ra, Kang Kon lãnh đạo các hoạt động tác chiến của Quân đội Nhân dân Triều Tiên, nhanh chóng tiến quân về phía đông nam tới Busan. Những nỗ lực quân sự của ông đã thành công và đã đẩy các lực lượng quân đội Hàn QuốcLiên Hợp Quốc xuống Vành đai Pusan. Vào sáng ngày 4 tháng 8 năm 1950, Triều Tiên đã sẵn sàng giáng đòn cuối cùng và chiếm được khu vực do Liên Hợp Quốc kiểm soát cuối cùng trên bán đảo.[4] Tuy nhiên, ngay vào sáng ngày 4 tháng 8, khi Trận chiến Vành đai Pusan bắt đầu, Kang đã bị thương khi sở chỉ huy tạm thời của ông (đóng trong một nhà máy đóng gói thịt bị bỏ hoang, do những bức tường bê tông dày, ban đầu được xây dựng để làm lạnh, che đỡ) bị một quả bom nặng 500 pound tấn công. bom. Vụ nổ đã giết chết 3 người và làm bị thương 8 người, một trong số đó là Kang. Khi đó, ông đang ở trong phòng radio để kiểm tra tin nhắn vào thời điểm vụ nổ xảy ra và bị thương ở đầu và gãy cẳng tay.[4]

Cái chết[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ 4 ngày sau, ngày 8 tháng 9 năm 1950, Kang và một số người khác đã bị giết bởi một quả mìn ở Andong, Gyeongbuk, không xa quê hương của ông.[9] Tài liệu phía Trung Quốc cho rằng ông bị tử thương do không kích.[10]

Tang lễ của ông được người bạn cũ Kim Il Sung tổ chức trọng thể tại Bình Nhưỡng 2 ngày sau khi ông tử thương.[9] Ông được phong tặng danh hiệu "Anh hùng Cộng hòa" [5] và đích thân Kim Il-sung và Pak Hŏnyŏng khiêng quan tài di quan.[11]

Di sản[sửa | sửa mã nguồn]

Năm 1968, Kim Il Sung đã dựng một bức tượng cho Kang, và có một trường quân sự ở Bắc Triều Tiên mang tên ông, Học viện quân sự Kang Kon .[3]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b Millett, Allan R. The War For Korea, 1950–1951 Lawrence Kansas, 2010. University Press of Kansas. p. 51.
  2. ^ Paul Edwards (2003). The Korean War: A Historical Dictionary. tr. 126. ISBN 9780810866089.
  3. ^ a b Suh, Dae-sook, Kim Il Sung: The North Korean Leader. Chinchester, New York. 1988, Columbia University Press. p. 356.
  4. ^ a b c Spurr, Russell. Enter the Dragon, China's Undeclared War Against the U.S. in Korea, 1950–51. New York, NY. 1988. p. 8.
  5. ^ a b c “Lieutenant General Kang Kon, North Korean Military”. Truy cập 15 tháng 8 năm 2023.
  6. ^ Scalapino, Robert A. Lee, Chong Sik. Communism in Korea: The Society.Berkeley, California. University of California Press. 1972. p. 925.
  7. ^ Millett, Allan R. The War For Korea, 1950–1951 Lawrence Kansas, 2010. University Press of Kansas. p. 51
  8. ^ Millett, Allan R. The War For Korea, 1950–1951 Lawrence Kansas, 2010. University Press of Kansas. p. 190.
  9. ^ a b “Korean War”. Truy cập 15 tháng 8 năm 2023.
  10. ^ 权立 (1994). 中国朝鲜族史研究(2)——纪念延边历史研究所成立30周年论文集. 延边大学出版社.
  11. ^ 《동아일보》 (2007.8.10) 6·25전후 北 희귀영상 공개[liên kết hỏng]

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]