Phản ứng thành bụng

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Phản ứng thành bụng là phản ứng căng cơ của các cơ thành bụng để bảo vệ các cơ quan bị viêm trong ổ bụng khỏi những cơn đau do áp lực bên ngoài đè lên. Phản ứng này phát hiện khi ấn thành bụng.[1]

Phản ứng thành bụng là một dấu hiệu thực thể đặc trưng khi bệnh nhân có cơn đau cấp tính kèm theo viêm bề mặt bên trong ổ bụng (viêm phúc mạc). Ví dụ, phản ứng thành bụng xuất hiện trong bệnh cảnh viêm ruột thừa hoặc viêm túi thừa. Các cơ thành bụng tự động co thắt để giữ cho các mô mềm bên dưới lớp cơ không bị đảo lộn.[2]

Chẩn đoán[sửa | sửa mã nguồn]

Chẩn đoán phân biệt[sửa | sửa mã nguồn]

Phản ứng thành bụng xuất hiện trong các bệnh cảnh sau:

Xét nghiệm[sửa | sửa mã nguồn]

  • Công thức máu
  • Urea máu/creatinin
  • Bilan chức năng gan
  • Glucose máu
  • Amylase/lipase
  • Cấy nước tiểu
  • Phân tích nước tiểu
  • Beta-human chorionic gonadotropin (beta-hCG)
  • Nuôi cấy tế bào cổ tử cung được khuyến khích để chẩn đoán bệnh viêm vùng chậu

Điện giải và dấu ấn sinh học[sửa | sửa mã nguồn]

  • Điện giải đồ

MRI và CT[sửa | sửa mã nguồn]

  • CT chẩn đoán:
    • Vỡ nội tạng
    • Túi phình
    • Viêm túi thừa
    • Viêm ruột thừa

Điện tâm đồ hoặc siêu âm[sửa | sửa mã nguồn]

Chẩn đoán hình ảnh khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Hình ảnh chụp X-quang ổ bụng có thể cho thấy hình ảnh sỏi thận và bóng khí trong ruột

Các xét nghiệm chẩn đoán khác[sửa | sửa mã nguồn]

  • Phương pháp nội soi có thể chẩn đoán viêm phúc mạc do vi khuẩn tự phát (SBP)
  • Nội soi tiêu hóa ở bệnh nhân nghi ngờ bệnh loét dạ dày tá tràng
  • Điều trị thử có thể có lợi cho việc chẩn đoán và điều trị:
    • Trào ngược dạ dày thực quản/khó tiêu: Thuốc ức chế bơm proton (PPI) hoặc thuốc chẹn H2
    • Căng thành bụng: Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)
    • Lo âu: Lorazepam
    • Zona: Acyclovir

Điều trị[sửa | sửa mã nguồn]

  • Tình trạng cụ thể cần điều trị trực tiếp
  • Tình trạng huyết động và bệnh đe dọa tính mạng cần được xử trí cấp cứu
    • Bù thể tích bằng truyền máu và/hoặc bằng nước muối sinh lý.
  • Đối với tắc nghẽn và nôn liên tục, đặt ống thông dạ dày.

Thuốc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nếu nghi ngờ có thủng ruột hoặc nhiễm trùng trong ổ bụng, dùng kháng sinh phổ rộng theo kinh nghiệm

Phẫu thuật[sửa | sửa mã nguồn]

  • Nhiễm trùng huyết sớm hoặc bằng chứng xuất huyết có thể phải phẫu thuật (cấp cứu có thể đe dọa tính mạng)

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  • Kahan, Scott, Smith, Ellen G. Trong Trang: Dấu hiệu và Triệu chứng. Malden, Massachusetts: Nhà xuất bản Blackwell, 2004: 3
  1. ^ “Abdominal guarding definition – Medical Dictionary definitions of popular medical terms easily defined on MedTerms”. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 3 năm 2013. Truy cập ngày 1 tháng 11 năm 2022.
  2. ^ Abdominal Guarding - Abdominal Rigidity on Medicine Online Medical Articles Lưu trữ 2011-04-24 tại Wayback Machine