Tổ chức phi chính phủ

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Một tổ chức phi chính phủ - NGO (tiếng Anh: non-governmental organization– NGO; tiếng Pháp: organisation non gouvernementale–ONG) là một tổ chức không thuộc về bất cứ chính phủ nào. Mặc dù về mặt kỹ thuật, định nghĩa cũng có thể bao hàm các tổ chức phi lợi nhuận, thuật ngữ này thường giới hạn để chỉ các tổ chức xã hộivăn hóa mà mục tiêu chính không phải là thương mại.[1][2] 1 điểm nổi bật nhất của các tổ chức phi chính phủ là việc các tổ chức này tạo ra những hệ thống gắn kết và mạng lưới kết nối những cá nhân xuyên quốc gia.[3]

Một vài người cho rằng cái tên "NGO" là dùng sai vì nó hàm ý bất cứ cái gì "không phải là chính phủ" đều là NGO. Vì NGO thường là các tổ chức phi chính phủ mà ít nhất một phần ngân quỹ hoạt động đến từ các nguồn tư nhân, nên nhiều NGO ngày nay thích dùng từ Tổ chức tình nguyện tư nhân (Private voluntary organization–PVO).

Tư vấn Liên Hợp Quốc[sửa | sửa mã nguồn]

Tên gọi "Tổ chức phi chính phủ" (NGO) được chính thức đưa vào sử dụng ngay sau khi thành lập Liên Hợp Quốc vào năm 1945, trong đó điều 71 chương 10 của Hiến chương Liên Hợp Quốc [1] có đề cập đến vai trò tư vấn của các tổ chức không thuộc các chính phủ hay nhà nước thành viên – xem Chức năng tư vấn (Consultative Status). Vai trò quan trọng của các tổ chức phi chính phủ và các "tổ chức lớn" khác trong việc phát triển bền vững được công nhận trong chương 27 Lưu trữ 2003-02-17 tại Wayback Machine của Chương trình nghị sự 21, dẫn đến việc sắp đặt lại vai trò tư vấn giữa Liên Hiệp quốc và các tổ chức phi chính phủ.[2]

Mục đích[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức phi chính phủ ra đời với nhiều mục đích khác nhau, thông thường nhằm đẩy mạnh các mục tiêu chính trị và/hay xã hội như bảo vệ môi trường thiên nhiên (ví dụ Hòa bình xanh), khuyến khích việc tôn trọng các quyền con người (ví dụ Ân xá Quốc tế), cải thiện mức phúc lợi cho những người bị thiệt thòi, hoặc đại diện cho 1 nghị trình đoàn thể. Có rất nhiều tổ chức như vậy và mục tiêu của chúng bao trùm nhiều khía cạnh chính trị, xã hội, triết lýnhân văn.

Phương pháp[sửa | sửa mã nguồn]

Các tổ chức phi chính phủ hoạt động theo nhiều phương pháp khác nhau, tuy nhiên có thể coi thuộc vào 1 trong 2 kiểu sau. Một số chủ yếu tổ chức vận động hành lang để tạo áp lực chính trị, số khác chủ yếu tiến hành các chương trình và hoạt động (chẳng hạn như Oxfam là tổ chức chống nạn đóinghèo khổ có các chương trình cung cấp phương tiệnthức ăn, nước uống sạch cho những người bị thiệt thòi).

Quan hệ[sửa | sửa mã nguồn]

Quan hệ giữa các giới kinh doanh, chính phủ, và các tổ chức phi chính phủ vô cùng phức tạp và đôi khi có sự trái nghịch, đặc biệt là khi các tổ chức phi chính phủ hoạt động đi ngược lại với các giới kinh doanh

Tình trạng pháp lý[sửa | sửa mã nguồn]

Các hình thức pháp lý của các tổ chức NGO thì đa dạng và phụ thuộc luật pháptập quán của mỗi nước. Tuy nhiên, có 4 nhóm chính của các NGO có thể được tìm thấy trên toàn thế giới:[4]

  • Hiệp hội tự nguyện chưa hợp nhất.
  • Quỹ tín thác (Trusts/Tờ-rớt), tổ chức từ thiện và các quỹ.
  • Các công ty không chỉ vì lợi nhuận.
  • Các thụ thể được thành lập hoặc đăng ký [5]theo luật phi chính phủ hoặc phi lợi nhuận đặc biệt.

Hội đồng châu ÂuStrasbourg soạn thảo Công ước châu Âu về Công nhận Tính cách pháp lý của các tổ chức phi chính phủ quốc tế trong năm 1986, trong đó đặt một cơ sở pháp lý chung cho sự tồn tại và hoạt động của các tổ chức NGO tại châu Âu. Điều 11 của Công ước châu Âu về Nhân quyền bảo vệ quyền tự do lập hội, đó cũng là 1 tiêu chuẩn cơ bản cho các tổ chức NGO.

Danh sách các tổ chức phi chính phủ[sửa | sửa mã nguồn]

Số lượng các tổ chức NGO trong nước Mỹ được ước tính ở mức 1,5 triệu,[6] Nga có 277.000 NGO,[7] Ấn Độ được ước tính có khoảng 2 triệu NGO trong năm 2009, cứ 600 người Ấn Độ thì lại có 1 NGO, và nhiều gấp mấy lần số trường tiểu học và trung tâm y tế chính ở Ấn Độ.[8][9]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Avina, J. (1993) The Evolutionary Life Cycles if Non-Governmental Development Organisations. Public Administration and Development. 13(5), p. 453-474.
  2. ^ Ebrahim, A. (2003) Accountability in practice: Mechanisms for NGOs. World Development. 31(5), p. 813-829.
  3. ^ Tổ chức Phi Chính phủ (NGOs), nghiencuuquocte, 13.8.2016
  4. ^ Stillman, Grant B. (2007). Global Standard NGOs: The Essential Elements of Good Practice. Geneva: Lulu: Grant B. Stillman. tr. 13–14.
  5. ^ VinasDoc. “Nghị định 58/2022/NĐ-CP của Chính phủ về việc đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam”. VinasDoc. Bản gốc lưu trữ ngày 5 tháng 9 năm 2022. Truy cập ngày 5 tháng 9 năm 2022.
  6. ^ “Fact Sheet: Non-Governmental Organizations (NGOs) in the United States «”. Humanrights.gov. ngày 12 tháng 1 năm 2012. Bản gốc lưu trữ ngày 14 tháng 12 năm 2013. Truy cập ngày 24 tháng 12 năm 2013.
  7. ^ “Hobbled NGOs wary of Medvedev”. Chicago Tribune. ngày 7 tháng 5 năm 2008.
  8. ^ “India: More NGOs, than schools and health centres”. OneWorld.net. ngày 7 tháng 7 năm 2010. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 8 năm 2011. Truy cập ngày 7 tháng 10 năm 2011.
  9. ^ “First official estimate: An NGO for every 400 people in India”. The Indian Express. ngày 7 tháng 7 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]