Tổ chức Theo dõi Nhân quyền

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Tổ chức theo dõi Nhân quyền
Thành lập1978 dưới tên Tổ chức theo dõi Helsinki
Lấy tên hiện tại năm 1988.[1]
LoạiPhi lợi nhuận
Vị thế pháp lýĐang hoạt động
Trụ sở chínhNew York
Vùng phục vụ
Toàn cầu
Lĩnh vựcNhân quyền
Lãnh đạoKenneth Roth, Giám đốc điều hành
Trang webhttp://www.hrw.org

Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền (tiếng Anh: Human Rights Watch) (viết tắt là: HRW) là một tổ chức phi chính phủ quốc tế về khủng bố và bạo loạn, có trụ sở tại Thành phố New York, Hoa Kỳ. Họ điều tra và lập báo cáo về các vụ lạm dụng nhân quyền trên khắp thế giới. Tổ chức này thường hành động nhắm đến Chính phủ các nước, các nhà hoạch định chính sách, hoặc các Tập đoàn nhằm thúc đẩy sự thay đổi về Luật pháp, Chính sách, và Thực tiễn theo hướng đòi hỏi công bằng, công lý, phẩm giá cho các thành phần xã hội thiểu số bị tổn thương[2].

Họ thường hoạt động nhân danh Nạn nhân chiến tranh, Người tị nạn, Trẻ em, Người di cư, Nhà hoạt động xã hội, Phụ nữ, LGBT, Người khuyết tật, Tù nhân chính trị.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được thành lập năm 1978 dưới tên Helsinki Watch để giám sát Liên Xô[3], thu thập tư liệu về việc Liên Xô thực hiện các quy ước của Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) và để giúp đỡ "các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô Viết". Năm 1988 Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức quốc tế khác có cùng chung mục đích trở thành Human Rights Watch. Một trong những người thành lập và giám đốc đầu tiên của tổ chức là Robert L. Bernstein.[3]

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền tập trung vào việc điều tra và tường thuật về những hành động họ cho là vi phạm nhân quyền. Mối quan tâm chính của Tổ chức Theo dõi Nhân quyền được họ nói là ngăn cản tham nhũng, ngăn cản phân biệt đối xử về giới tính hay về giai cấp xã hội trong chính phủ và chống lạm dụng quyền lực nhà nước (thí dụ như tra tấn hay giam tù biệt lập). Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có một bộ phận chuyên về vi phạm quyền con người đối với phụ nữ. Tổ chức ủng hộ hòa bình trong liên kết với những quyền con người cơ bản như quyền tự do tín ngưỡngtự do báo chí.

Năm 1998 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền là một trong 6 tổ chức phi chính phủ thành lập Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (Liên minh chấm dứt sử dụng lính trẻ em). Tổ chức cũng là thành viên thành lập tổ chức IFEX, mạng lưới của các tổ chức phi chính phủ theo dõi việc kiểm duyệt trên toàn thế giới. Cũng như phần lớn các tổ chức về nhân quyền khác Tổ chức Theo dõi Nhân quyền không chấp nhận hình phạt tử hình và ủng hộ việc phá thai công khai.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền trao tặng khoản tài trợ Hellman/Hammet hằng năm cho các nhà văn có khó khăn về tài chính và theo tổ chức là nạn nhân bị ngược đãi về mặt chính trị[4].

Chức năng nhiệm vụ[sửa | sửa mã nguồn]

Căn cứ vào Tuyên ngôn Nhân quyền, Human Rights Watch phản đối hành vi vi phạm của những gì được coi là quyền cơ bản của con người, bao gồm cả án tử hình và phân biệt đối xử dựa trên giới tính. Human Rights Watch ủng hộ quyền tự do kết hợp với các quyền cơ bản của con người, như tự do tôn giáotự do báo chí.

Human Rights Watch ra báo cáo nghiên cứu về vi phạm nhân quyền quốc tế theo quy định của bản Tuyên ngôn Nhân quyền và các quyền con người mà quốc tế công nhận. Những báo cáo này được sử dụng làm cơ sở cho việc thu hút sự chú ý quốc tế về các vụ lạm dụng và gây sức ép với chính phủ và các tổ chức quốc tế nhằm cải cách theo chiều hướng tốt hơn. Các nhà nghiên cứu tiến hành tìm hiểu thực tế nhiệm vụ để điều tra trường hợp nghi ngờ và đưa ra tuyên bố trên các phương tiện truyền thông địa phương và quốc tế. Vấn đề đặt ra trong các báo cáo nhân quyền này bao gồm: phân biệt đối xử xã hội và phân biệt giới tính, tra tấn, sử dụng trẻ em trong quân đội, tham nhũng chính trị, lạm dụng trong các hệ thống tòa án, và hợp pháp hoá phá thai.[1] Human Rights Watch ghi lại và báo cáo các hành vi vi phạm pháp luật và luật nhân đạo quốc tế trong các cuộc chiến tranh.

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Giải thưởng Hellman/Hammett[sửa | sửa mã nguồn]

Human Rights Watch cũng hỗ trợ các nhà văn trên toàn thế giới đang bị bức hại vì công việc cầm bút của mình và đang cần sự trợ giúp tài chính. Chương trình Hellman/Hammett được cấp tài trợ nhờ các quỹ quản lý các bất động sản của nhà viết kịch Lillian Hellman mang tên của cô và của người bạn lâu năm, tiểu thuyết gia Dashiell Hammett. Ngoài việc cung cấp hỗ trợ tài chính, quỹ Hellman/Hammett trợ giúp nâng cao nhận thức của dư luận quốc tế về các nhà hoạt động nhân quyền đang bịt miệng vì đã dám nói để bảo vệ quyền con người.[5]

Giải thưởng Bảo vệ Nhân quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Mỗi năm, Human Rights Watch trao tặng giải thưởng Bảo vệ Nhân quyền cho các nhà hoạt động trên khắp thế giới đã thể hiện khả năng lãnh đạo và lòng dũng cảm trong việc bảo vệ quyền con người. Những người giành giải thưởng sẽ hợp tác chặt chẽ với Human Rights Watch trong việc điều tra và phơi bày những vi phạm nhân quyền.[6][7]

Sự tham gia khác[sửa | sửa mã nguồn]

Human Rights Watch là một trong sáu tổ chức phi chính phủ quốc tế nằm trong một liên minh Coalition to Stop the Use of Child Soldiers (Liên minh làm ngừng việc sử dụng các binh lính trẻ em) vào năm 1998. Tổ chức này cũng là đồng chủ tịch của Chiến dịch Quốc tế Cấm Bom mìn, một liên minh toàn cầu của các nhóm xã hội dân sự đã vận động hành lang thành công để khai sinh Hiệp ước Ottawa, một hiệp ước cấm sử dụng bom mìn chống cá nhân.

Human Rights Watch là một thành viên sáng lập của tổ chức IFEX (International Freedom of Expression Exchange), một mạng lưới toàn cầu của các tổ chức phi chính phủ theo dõi kiểm duyệt trên toàn thế giới. Tổ chức này cũng đồng sáng lập Cluster Munition Coalition (Liên minh cấm các loại vũ khí), đưa ra một công ước quốc tế cấm vũ khí. Human Rights Watch có hơn 275 nhân viên - các chuyên gia, luật sư, nhà báo tầm cỡ quốc gia, và các viện nghiên cứu - hoạt động tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.[8]

Giám đốc điều hành hiện tại của Human Rights Watch là Kenneth Roth, người đã giữ vị trí này từ năm 1993. Roth đã tiến hành điều tra về sự lạm dụng ở Ba Lan sau khi nước này tuyên bố thiết quân luật vào năm 1981. Sau đó ông tập trung vào Haiti, nơi vừa thoát khỏi chế độ độc tài Duvalier nhưng vẫn gặp khó khăn. Những nhận thức về quyền con người của Roth bắt đầu với những câu chuyện cha ông đã kể cho ông nghe về cuộc trốn chạy khỏi Đức Quốc Xã vào năm 1938. Ông tốt nghiệp trường luật Yale và Brown University.

Nguồn tài trợ[sửa | sửa mã nguồn]

Vào tháng 6 năm 2008, tổ chức này đã báo cáo là nhận được đóng góp là 44 triệu USD[9]. năm 2009 tổ chức ra thông báo là 75% mức đóng góp đến từ Bắc Mỹ, 25% đến từ Tây Âu và ít hơn 1% từ các nơi khác[10]. Trong một báo cáo về tài chính trong năm 2008, tổ chức khẳng định "là một tổ chức độc lập, phi chính phủ, chỉ nhận đóng góp từ tư nhân, không nhận bất cứ đóng góp của chính phủ nào, trực tiếp hay gián tiếp".[11]

Đáng chú ý, tỷ phú tài chính và nhà từ thiện George Soros trong năm 2010 đã công bố ý định của mình tặng 100 triệu USD cho HRW trong khoảng thời gian mười năm. Ông nói, "Human Rights Watch là một trong những tổ chức nhân quyền hiệu quả nhất mà tôi hỗ trợ với nguyện vọng củng cố quyền con người vĩ đại nhất của chúng ta:.. Họ đang ở trung tâm của các xã hội mở".

Việc hiến tặng đã tăng ngân sách hoạt động nhân quyền của từ $ 48 triệu lên đến 80 triệu đôla.

Charity Navigator xếp hạng bốn sao cho Human Rights Watch, con số xếp hạng cao nhất có thể. The Better Business Bureau nói rằng Human Rights Watch đáp ứng tiêu chuẩn của mình về trách nhiệm tổ chức từ thiện.

Hiện tại[sửa | sửa mã nguồn]

Vào ngày 2 tháng 3 năm 2005 Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã đệ đơn kiện Donald Rumsfeld tại tòa án tại Illinois, Hoa Kỳ, cáo buộc Rumsfeld đã cố tình dung túng cho việc tra tấn trong các trại giam của quân đội Hoa Kỳ. Đây là đơn kiện đầu tiên về việc này đối với một thành viên cao cấp của chính phủ Hoa Kỳ.

Trong Chiến tranh Liban 2006, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã công khai tố cáo Israel gây tội ác chiến tranh trong cuộc không kích Kana, tấn công nhiều bệnh viện, xe cứu thương có ký hiệu rõ rệt, các đoàn xe người tỵ nạn mang cờ trắng cũng như sử dụng vũ khí bị quốc tế lên án thí dụ như bom phosphor[12].

Các vấn đề được quan tâm[sửa | sửa mã nguồn]

Chỉ trích[sửa | sửa mã nguồn]

Một số chỉ trích nhằm vào Tổ chức Theo dõi Nhân quyền có thể chia ra thành bốn loại: chỉ trích việc ít nghiên cứu thông tin trước khi viết báo cáo khiến nó không chính xác, chỉ trích báo cáo sai sự thật và thiên vị, chỉ trích báo cáo lệch hoàn toàn và lợi dụng ý thức hệ, và chỉ trích về nguồn vốn hoạt động [13]. Quan điểm chỉ trích thứ hai cho rằng tổ chức này đã hoàn toàn thiên vị chỉ sử dụng thông tin chống lại nhiều nước, đặc biệt là các nước trái ý thức hệ tư bản, các nước theo chủ nghĩa xã hộiđạo Hồi, trong đó có Liên Xô, Liên bang Nga, Trung Quốc, Việt Nam, Sri Lanka, Ethiopia v.v. và thiên vị Hoa Kỳ[14][15][16][17][18][19]... Năm 2008 Venezuela đã trục xuất tất cả các thành viên của tổ chức này vì các lời chỉ trích trên[20]. Theo quan điểm chỉ trích thứ ba thì tổ chức này đã lợi dụng tâm lý chống Israel để viết báo cáo và gây quỹ tại Ả Rập Xê Út[21][22].

Tổ chức phi chính phủ Theo dõi Nhân quyền bị chỉ trích là chịu quá nhiều ảnh hưởng từ chính phủ Hoa Kỳ[23], đặc biệt đối với các báo cáo về châu Mỹ La Tinh[24][25][26][27][28] làm ngơ với hoạt động bài Hồi giáo và nơi bị bài Hồi giáo[16].

Vào ngày 19 tháng 10 năm 2009, chủ tịch danh dự Human Rights Watch Robert Bernstein, người sáng lập tổ chức này và đã lãnh đạo nó trong suốt 20 năm, đã chỉ trích công khai về vai trò của HRW trong cuộc xung đột Ả Rập - Israel. Ông cho rằng tổ chức đã đi ngược với sứ mệnh ban đầu khi nó chỉ trích Israel, một xã hội mở với một chế độ dân chủ, nhiều hơn các chế độ độc tài trong khu vực.

HRW cũng là một trong số những tổ chức phi chính phủ[29] (cùng với Ân xá Quốc tế, Phóng viên không biên giới, Freedom House, v.v.) thường xuyên bị nêu tên và chỉ trích đặc biệt gay gắt hàng năm trên các bài bình luận, phê bình của một số cơ quan báo chí tại Việt Nam như báo Nhân Dân, báo Quân đội nhân dân, Tạp chí Quốc phòng toàn dân và một số báo khác. Ngày 10 tháng 2 năm 2020, báo Quân đội Nhân dân có bài bình luận với tiêu đề: "Đội lốt "theo dõi nhân quyền" can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là trái công ước quốc tế", trong đó cáo buộc tổ chức HRW đã (thường xuyên) can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng công ước và nguyên tắc quốc tế (dẫn theo điều 2, Hiến chương Liên Hợp Quốc 1945 về nguyên tắc cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác), khẳng định "xuyên tạc nhân quyền Việt Nam là bản chất của Human Rights Watch".[30] Hay như bài bình luận với tiêu đề "Lại thêm một 'tiếng nói lạc điệu' cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam"[31], có một số nội dung như sau:

" [...] Trong bản báo cáo năm 2021 mà họ tự cho là cập nhật và đánh giá tình hình nhân quyền của hàng trăm quốc gia trên khắp thế giới, như thường lệ, HRW tiếp tục khoác "chiếc áo quan tòa" phán xét vấn đề quyền con người ở Việt Nam. Thực chất, Báo cáo Thế giới năm 2021 này không có gì mới. Đó vẫn là những cáo buộc vô căn cứ về cái gọi là "Việt Nam gia tăng trấn áp những người cổ vũ cho các quyền dân sự và chính trị cơ bản"; hay cái gọi là "Việt Nam lo sợ dân chủ, truyền thông độc lập và các quyền tự do".

Trong bản báo cáo này, Tổ chức Theo dõi nhân quyền tiếp tục bao che, dung túng cho những kẻ lợi dụng quyền tự do ngôn luận, báo chí, sử dụng mạng xã hội vi phạm an ninh quốc gia, trật tự xã hội, cổ súy tuyên truyền chống phá đất nước...

[...] Nói vậy để thấy rằng, Tổ chức Theo dõi nhân quyền đã cố tình thông tin lập lờ, đánh giá sai lệch hoàn toàn về tình hình nhân quyền Việt Nam. Tổ chức này đã can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia, vi phạm các quy chuẩn quốc tế.

[...] HRW đã nhiều lần đưa ra những thông tin thiếu khách quan, sai lệch về Việt Nam; cổ súy cho những đối tượng chống đối cũng như các hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam. Việc họ vội vã kết luận "Năm 2020, thêm một năm tồi tệ khủng khiếp nữa với nhân quyền ở Việt Nam", là hoàn toàn sai sự thật và không thể chấp nhận được.

Người dân Việt Nam nhận thức rõ những động cơ xấu của Tổ chức theo dõi nhân quyền, họ không hướng tới những giá trị tốt đẹp của cuộc sống người dân, mà thực chất họ chỉ muốn lợi dụng cái gọi là vi phạm nhân quyền như một cái cớ để can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam, của các quốc gia có chủ quyền."

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Our History”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  2. ^ “About Us | Human Rights Watch”. web.archive.org. 1 tháng 6 năm 2020. Lưu trữ bản gốc ngày 1 tháng 6 năm 2020. Truy cập ngày 20 tháng 10 năm 2023.Quản lý CS1: bot: trạng thái URL ban đầu không rõ (liên kết)
  3. ^ a b Thy Nga (13 tháng 8 năm 2007). “Bản sao đã lưu trữ”. Báo An ninh Thế giới. Bản gốc lưu trữ ngày 10 tháng 12 năm 2014. Truy cập ngày 25 tháng 6 năm 2010. Đã định rõ hơn một tham số trong |tên bài=|title= (trợ giúp)
  4. ^ “Human Rights Watch / Hellman-Hammett Grants”. Bản gốc lưu trữ ngày 8 tháng 8 năm 2020. Truy cập ngày 26 tháng 10 năm 2007.
  5. ^ Hellman-Hammett Grants Lưu trữ 2020-08-08 tại Wayback Machine,Human Rights Watch
  6. ^ Human Rights Watch. “Five Activists Win Human Rights Watch Awards”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2013.
  7. ^ SocialSciences.in. “Human Rights Watch”. Truy cập ngày 23 tháng 2 năm 2013.
  8. ^ “Who We Are”. Human Rights Watch. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  9. ^ “Financial Statements. Year Ended ngày 30 tháng 6 năm 2008” (PDF). Human Rights Watch. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  10. ^ “Human Rights Watch Visit to Saudi Arabia”. Human Rights Watch. ngày 17 tháng 7 năm 2009. Truy cập ngày 23 tháng 7 năm 2009.
  11. ^ “Financials: Human Rights Watch”. Human Rights Watch. ngày 22 tháng 9 năm 2008. Truy cập ngày 24 tháng 6 năm 2010.
  12. ^ BBC News: Qana bombs an Israeli war crime, 31 tháng 7 năm 2006
  13. ^ scandal engulfs Human Rights Watch The Sunday Times, ngày 28 tháng 3 năm 2010
  14. ^ “Human Rights Watch hell-bent on attacking Sri Lankan government”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010.
  15. ^ “Human Right Watch is now trying to block the IMF loan”. Bản gốc lưu trữ ngày 19 tháng 12 năm 2010. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010.
  16. ^ a b Anti-Semitism in Europe: Fighting Back Lưu trữ 2012-10-07 tại Wayback Machine,Anti-Defamation League
  17. ^ NGO Monitor summary of Human Rights Watch
  18. ^ “The government says Human Rights Watch got it Wrong. Really?”, The Economist: 41, ngày 7 tháng 2 năm 2009.
  19. ^ “ZNet |Haiti | Haiti and Human Rights Watch”. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 3 năm 2008. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2010.
  20. ^ Reuters News retrieved ngày 22 tháng 9 năm 2009
  21. ^ Keinon, Herb. "Diplomacy: Israel vs. Human Rights Watch." Jerusalem Post. ngày 18 tháng 7 năm 2009. ngày 18 tháng 7 năm 2009.
  22. ^ Bernstein, David. "Human Rights Watch Goes to Saudi Arabia." The Wall Street Journal. ngày 15 tháng 7 năm 2009. ngày 15 tháng 7 năm 2009.
  23. ^ Naiman, Robert (ngày 21 tháng 8 năm 2009). “Latin America Scholars Urge Human Rights Watch to Speak Up on Honduras Coup”. Huffington Post. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009.
  24. ^ Steve Miller and Joseph Curl (2004). “Aristide accuses U.S. of forcing his ouster”. Washington Times. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 12 năm 2018. Truy cập ngày 26 tháng 12 năm 2005.
  25. ^ “Aristide related articles”. Democracy Now. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 7 năm 2006. Truy cập ngày 21 tháng 7 năm 2006.
  26. ^ Emersberger, Joe (ngày 29 tháng 3 năm 2006). “Haiti and Human Rights Watch”. Z Communications. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 11 tháng 8 năm 2009.
  27. ^ Council on Hemispheric Affairs, ngày 12 tháng 1 năm 2009, Scholars Respond to HRW’s Kenneth Roth’s Riposte on Venezuelan Human Rights Lưu trữ 2009-02-14 tại Wayback Machine
  28. ^ Grandin, Greg (ngày 22 tháng 8 năm 2009). “Over 90 Experts Call on Human Rights Watch to Speak Out on Honduras Abuses”. Common Dreams. Bản gốc lưu trữ ngày 22 tháng 8 năm 2009. Truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2009. Đã định rõ hơn một tham số trong author-name-list parameters (trợ giúp)
  29. ^ Ám chỉ đến các NGOs bị cáo buộc có quan điểm thù địch, sai trái với nhà nước Việt Nam
  30. ^ “Đội lốt "theo dõi nhân quyền" can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam là trái công ước quốc tế”. qdnd.vn. 10 tháng 2 năm 2020.
  31. ^ “Lại thêm một 'tiếng nói lạc điệu' cố ý xuyên tạc tình hình Việt Nam”. Báo điện tử VTC News (Đài Tiếng nói Việt Nam). 19 tháng 1 năm 2021.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]