Thành viên:Phuongcacanh/thử

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Từ năm 1976, ở Việt Nam đã chủ trương đào tạo trên đại học trong cả nước. Một số trường, cơ sở đào tạo lớn bắt đầu đào tạo phó Tiến sĩ (nay là Tiến sĩ) là mốc đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền giáo dục đại học ở Việt Nam. Để đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực bậc cao. Nhà nước Việt Nam chủ trương phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho đội ngũ nhà giáo và các nhà khoa học. Điều này có ý nghĩa lớn đối với sự nghiệp đào tạo sau đại học

Lần phong đầu tiên[sửa | sửa mã nguồn]

Ngày 11 tháng 9 năm 1976, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 162/CP về việc phong hàm giáo sư, phó giáo sư cho 29 nhà giáo, nhà khoa học tiêu biểu đã được nhà nước tôn vinh phong hàm giáo sư đầu tiên của Việt Nam là:

Sử học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đào Duy Anh
  2. Trần Văn Giàu
  3. Nguyễn Văn Huyên
  4. Phạm Huy Thông
  5. Nguyễn Khánh Toàn

Văn học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đặng Thai Mai
  2. Nguyễn Mạnh Tường
  3. Trương Tửu

Triết học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trần Đức Thảo

Toán học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Tạ Quang Bửu
  2. Lê Văn Thiêm

Vật lý[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Ngụy Như Kon Tum

Hóa học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Nguyễn văn Hoán

Y học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Đặng Văn Chung
  2. Hồ Đắc Di
  3. Vũ Công Hòe
  4. Đỗ Xuân Hợp
  5. Đặng Vũ Hỷ
  6. Nguyễn Xuân Nguyên
  7. Đặng Văn Ngữ
  8. Đặng Văn Nội
  9. Trương Công Quyền
  10. Phạm Ngọc Thạch
  11. Đinh Văn Thắng
  12. Hoàng Tích Trí
  13. Tôn Thất Tùng
  14. Trần Hữu Tước

Nông học[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Lương Đình Của

Cơ khí[sửa | sửa mã nguồn]

  1. Trần Đại Nghĩa

Những lần phong sau[sửa | sửa mã nguồn]

Sau đợt phong hàm giáo sư đầu tiên, Chính phủ đã tổ chức xét và công nhận học hàm giáo sư, phó giáo sư nhiều đợt vào các năm: 1980, 1984, 1988, 19911996. Tong các đợt này, gần 4000 nhà giáo và nhà khoa học đã được phong hàm giáo sư, phó giáo sư.

  1. Năm 1980, giáo sư 83, phó giáo sư 347
  2. Năm 1984, giáo sư 117, phó giáo sư 664
  3. Năm 1986, giáo sư 6, phó giáo sư 10
  4. Năm 1988, giáo sư 14, phó giáo sư 87
  5. Năm 1989, giáo sư 2,
  6. Năm 1991, giáo sư 247, phó giáo sư 727
  7. Năm 1992, giáo sư 140, phó giáo sư 719
  8. Năm 1996, giáo sư 210, phó giáo sư 771
  9. Năm 1997, giáo sư 2 [1]

Ngày 17 tháng 5 năm 2001, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 20/2001/NĐ-CP "Quy định tiêu chuẩn, thủ tục bổ nhiệm và miễn nhiệm các chức danh giáo sư, phó giáo sư". Theo nghị định này, việc xét và phong hàm giáo sư, phó giáo sư được thực hiện theo từng năm.

  1. Năm 2001, giáo sư 96, phó giáo sư 391
  2. Năm 2002, giáo sư 115, phó giáo sư 553
  3. Năm 2003, giáo sư 62, phó giáo sư 388
  4. Năm 2004, giáo sư 38, phó giáo sư 302
  5. Năm 2005, giáo sư 41, phó giáo sư 312
  6. Năm 2006, giáo sư 44, phó giáo sư 411
  7. Năm 2007, giáo sư 54, phó giáo sư 445 [2]
Đội ngũ giáo sư, phó giáo sư được phong nhiều nhất ở các ngành: Y, Kinh tế, Toán, Lý, Hóa, Nông nghiệp ...

Những giáo sư gần gũi với quần chúng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Nguyễn Ngọc Điệp, Vài nét về phong hàm giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục Biên phòng sô 4; 9-2008
  2. ^ Nguyễn Ngọc Điệp, Vài nét về phong hàm giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục Biên phòng sô 4; 9-2008
  3. ^ Nguyễn Ngọc Điệp, Vài nét về phong hàm giáo sư, phó giáo sư ở Việt Nam, Tạp chí Khoa học giáo dục Biên phòng sô 4; 9-2008