Thảo luận Thành viên:Bacsituonglai

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bình luận mới nhất: 3 tháng trước bởi Mohammed07102007 trong đề tài Đề nghị xóa Chân dung Ferenc Herczeg
Chào mừng đến với trang thảo luận của tôi
Hãy mường tượng khi tất cả mọi người trên thế giới được tự do tiếp cận với nguồn trí tuệ của toàn nhân loại.

Nói KHÔNG với dịch máy chất lượng kém, đảm bảo tính công bằng trong cuộc thi. Nếu bạn thấy bài viết nào có vấn đề về dịch thuật, hãy gắn biển thông báo ngay để tôi có thể rà soát lại bài. Xin cảm ơn các thành viên trên Wikipedia tiếng Việt đã giúp tôi nhận thức được trách nhiệm mỗi bài viết khi đăng lên wiki

Xin chào Bacsituonglai! Chào mừng bạn đến với Wikipedia tiếng Việt!

Hãy luôn nhớ rằng, sau khi viết thảo luận xong thì đừng quên bước quan trọng đó là ký tên ở phía sau thảo luận. Phương thức ký tên được sử dụng trong Wikipedia không phải là viết tên trực tiếp, nhưng xin hãy ký tên bằng cách sử dụng 4 dấu ngã (--~~~~) hoặc bằng cách nhấp vào nút chữ ký () trong cửa sổ chỉnh sửa của phiên bản trình soạn thảo mã nguồn thông thường.

Welcome! If you are not good at Vietnamese or do not speak it, click here.

 Нгуен Мань Ан  09:50, ngày 18 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xin chào[sửa mã nguồn]

Chào bạn, rất vui khi bạn đã bỏ công sức sửa lại bài Hạt Nográd, bài do bạn tạo và tôi gắn biển. Có thể bạn nghĩ tôi hơi độc đoán trong việc đặt biển chất lượng kém ở bài viết này nhưng tôi xin được giải thích với bạn như: Cuộc thi viết bài về đất nước Ba Lan đã qua 2 mùa tổ chức và năm nay là năm thứ 3 (có mở rộng ra thành khối Visegrad) và qua hai lần diễn ra của cuộc thi, Wikipedia đã tràn ngập những bài dịch 100% bằng máy, chất lượng vô cùng tệ hại, không biết nên dùng từ nào để miêu tả. Công đồng Wikipedia đã vô cùng mất thời gian để dọn dẹp đám "rác" đó. Những bài viết như thế đã làm giảm chất lượng Wikipedia một cách nghiêm trọng. Vì vậy cộng đồng đã đi đến kết luận, sẽ mạnh tay xử lý tất cả các bài chất lợng kém, thẳng tay cấm những thành viên dịch máy chất lượng kém, không chỉnh sửa, không để Wikipedia trở thành mỏ vàng để họ có thể thoả lòng tham vô độ của mình. Tôi xin được giải thích như vậy để thống nhất quan điểm giữa bạn với cộng đông Wikipedia, để tạo nên một không khí làm việc vui vẻ ngay từ đầu. Dù sao thì tôi vẫn vô cùng cảm ơn tinh thần cầu thị của bạn và mong rằng tinh thần đó sẽ được giữ mãi trong suốt quá trình bạn tham gia mùa 3 của cuộc thi viết bài về khối Visegrad trên Wikipedia. Chúc bạn có một ngày tốt lành. Thân mến  Нгуен Мань Ан  10:03, ngày 18 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn Нгуен Мань Ан, tôi sẽ cố gắng để không phạm phải sai lầm của các thành viên đi trước. Tôi mới tham gia Wikipedia nên còn nhiều thiếu sót, có gì bạn cứ góp ý với mình à được. Tôi cũng từng nghe vụ lùm xùm về cuộc thi Ba Lan năm thứ 1 nhưng không nghĩ nó nghiêm trọng như vậy. Với cả những bài viết chất lượng kém sẽ có nhà tổ chức kiểm định và loại thí sinh nên không thể viết linh tinh được. – Bacsituonglai (thảo luận) 04:02, ngày 19 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Chả thể mong chờ gì được vào họ. Họ kiểm định bài viết rất kém và qua loa. Bằng chứng là quán quân cuộc thi Ba Lan lần 1 là một thành viên chuyên đi dịch máy chất lượng kém hàng ngàn bài. Vậy mà vẫn được trao giải nhất là 1 chuyến đi du lịch châu Âu là sao? SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 12:00, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Thế thì nguy hiểm quá. Tham gia cuộc thi là một chuyện nhưng cũng phải có trách nhiệm với cộng đồng, bài viết cũng phải đọc được chứ. Tôi sẽ cố gắng tránh những scandal không đáng có và gây hại cho cộng đồng Bacsituonglai (thảo luận) 12:49, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tốt nhất bạn nên dịch cho cẩn thận. Nếu không, bạn cũng sẽ bị cấm. 1 bài có độ dài trung bình cần bỏ ra vài tiếng để dịch. 1 bài dài cần phải bỏ ra vài chục tiếng để dịch. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:31, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cách viết bài[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem ở [1].  A l p h a m a  Talk 14:48, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn, tôi sẽ xem lại bài – Bacsituonglai (thảo luận) 15:15, ngày 21 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảnh báo dịch máy bài Lâu đài ở Kamenice nad Lipou[sửa mã nguồn]

Bạn có thể đã lạm dụng tính năng Đặc biệt:Dịch nội dung hoặc một công cụ dịch máy khác để viết bài. Điều này sẽ làm giảm chất lượng nội dung ở Wikipedia. Bạn có thể biên tập lại bài theo đúng quy định của Wikipedia. Lưu ý nếu bạn liên tục lạm dụng công cụ dịch máy quá mức, tài khoản của bạn có thể bị cấm. . "Các hầm với Hội trường Gothic của họ cũng mở cửa chào đón du khách thăm quan."  A l p h a m a  Talk 10:49, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã nhắc nhở. Tôi sẽ viết nháp trước khi chuyển vào không gian chính. – Bacsituonglai (thảo luận) 11:03, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bản mẫu:Cuộc thi Ba Lan lần thứ III[sửa mã nguồn]

Chào bạn, nếu bạn đang tham gia cuộc thi Ba Lan lần thứ 3. Hãy gắn bản mẫu trên tại tất cả trang thảo luận của những bài bạn viết ra để tham gia cuộc thi. Bạn có thể bấm vào đường liên kết trên để đọc thêm hướng dẫn. Thân mến! —  Băng Tỏa  13:47, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thành viên Lệ Xuân đã gắn hộ mình rồi nhé. Khi nào tạo thêm bài mới mình sẽ gắn vào trang thảo luận – Bacsituonglai (thảo luận) 16:13, ngày 22 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Danh sách di sản thế giới tại Hungary mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Chúc mừng bạn với bài viết thứ 1 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 28 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

- ℰᶑཡɑɾᶑ ʍɑᶑ ی℘ɩعɭɓعɾƥᶑemon 08:27, ngày 28 tháng 4 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xóa nhanh Orlík Castle[sửa mã nguồn]

Nếu đây là bài viết đầu tiên bạn khởi tạo, bạn có thể muốn xem hướng dẫn Wikipedia:Bài viết đầu tiên của bạn.

Bạn có thể muốn đọc thêm Wikipedia:Thuật sĩ bài viết để giúp bạn hiểu cách tạo các bài viết.

Xin chào, và chào mừng đến với Wikipedia. Đây là thông báo rằng trang bạn đã tạo, Orlík Castle, đã bị xóa với lý do người viết/tác giả yêu cầu xóa theo tiêu chí xóa nhanh C7. Xin vui lòng sử dụng Trợ giúp:Chỗ thử cho bất kỳ thử nghiệm nội dung nào mà bạn muốn thực hiện. Hãy xem Trợ giúp:Mục lục/Bắt đầu nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về cách thức đóng góp vào bách khoa toàn thư của chúng ta.

Vui lòng không tạo lại trang mà không giải quyết những lo ngại này, nhưng cũng đừng ngần ngại bổ sung thông tin phù hợp với Wikipedia:Danh sách quy định. Nếu bạn nghĩ rằng trang này không nên bị xóa vì lý do trên, bạn có thể liên hệ quản trị viên đã xóa trang, hoặc nếu bạn đã làm như vậy, bạn có thể mở một cuộc thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết phục hồi trang.  A l p h a m a  Talk 09:45, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời

Alphama Phiền bạn sửa dùm liên kết ngôn ngữ khác bài Phòng trưng bày Quốc gia Hungary tới Hungarian National Gallery của tiếng Anh. Tôi không làm được vì Wikidata có khóa – Bacsituonglai (thảo luận) 10:16, ngày 31 tháng 5 năm 2021 (UTC)Trả lời
☑Y Xong. Người Dùng Không Định DanhĐặt tên cho tôi 10:34, ngày 2 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Lặt vặt[sửa mã nguồn]

Tôi thấy các bài của bạn còn mấy lỗi lặt vặt, ví dụ như:

Phiền bạn chú ý sửa chữa các lỗi này. Cảm ơn bạn. P.T.Đ (thảo luận) 04:22, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn P.T.Đ đã nhắc nhở. Trong quá trình tạo bài khó có thể tránh nhầm lẫn. Tôi cũng áp dụng Ctrl F để tìm các dấu cách thừa, nhưng có lẽ việc này hơi thủ công nên bị để sót. Tôi sẽ rà lại bài đã tạo xem có lỗi nào hay không để sửa kịp thời. Xin cảm ơn! – Bacsituonglai (thảo luận) 04:40, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Bacsituonglai Đề nghị bạn hoàn thành từng bài, ngưng việc liên tiếp tạo bài mới nhưng treo biển {{Đang viết}}, và đặc biệt là không liên kết interwiki. – ꧁༒𝓷𝓱𝓪𝓬𝓷𝔂༒꧂ Nhắn gửi ♥ 12:41, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
NhacNy2412 Cảm ơn bạn, tôi sẽ tạo bài chậm lại. Dù sao những bài viết đó đã được dịch khá kỹ từ vài tuần trước, bây giờ chỉ đăng lên, chỉnh lại dấu câu và chỉnh lại các thẻ ref là OK. Tôi nhận thức được trách nhiệm mỗi bài viết khi đăng lên wiki và không muốn làm phiền nhiều thành viên bảo quản wiki nên sẽ cố gắng hết sức, tránh gây tai tiếng – Bacsituonglai (thảo luận) 13:02, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Không biết bạn có quan hệ gì với thành viên Mongrangvebet không? P.T.Đ (thảo luận) 17:43, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chào bạn, tôi là người bạn của Mongrangvebet. Bạn ấy thì điềm tĩnh nhưng tôi thì khác, nhiều lần mời tôi tham gia Wikipedia để viết vài bài y học cho vui nhưng tôi từ chối. Lần này Mongrangvebet theo đoàn đi lấy xét nghiệm Covid 19 nên không có thời gian, tôi ở nhà muốn viết bài kiếm chút tiền để coi như là mua quà. Nó chia sẻ màn hình hướng dẫn tôi cách sửa đổi trên wiki, tôi thấy quá dễ dàng. Nó thậm chí chỉ cho tôi cách tạo mã wiki, sửa bản mẫu nếu nó bị lỗi, tra trang Đặc biệt... và tuyệt đối cấm tôi không được phá hoại. Là một người mới mà tôi bị một điều phối viên đối xử như thế này, ban đầu tôi coi thường Mongrangvebet rằng là làm gì đến nỗi căng thẳng như thế. Nhưng đúng như những gì nó nói, wiki quả là một nơi khốc liệt. Tôi sống không khéo như nó, dễ kích động nên có thể nói ra những từ ngữ không được văn minh với mọi người, nhưng rõ ràng thái độ của điều phối viên NN là "cắn người mới đến" – Bacsituonglai (thảo luận) 17:56, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Hỏi vui giao lưu cho bạn đỡ căng thẳng, chứ tôi có biết mà. Haha. Wiki có mấy cái cơ chế hơi khó đỡ, nhưng lại cần thiết để duy trì hoạt động của nó. Chính tôi nhiều khi cãi vã mấy năm trước mà buồn bực bỏ đi mấy tháng, mấy năm trời, ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống. Nếu bạn thấy bất kỳ thành viên nào có dấu hiệu "cắn người mới đến" thì cứ đề nghị tại Tin nhắn cho BQV để các người quản lý xem xét. Bực dọc xả thì đúng (BQV luôn biết điều này, nên đa phần cho họ xả, phá... rồi mới xử lý sau), nhưng vẫn có những kênh văn minh để xử lý vấn đề. Ở đây, bạn đang tham gia một cộng đồng không lớn cũng không nhỏ, bạn không bị tách biệt, bạn chính là cộng đồng, và bạn có quyền sử dụng những gì mình có thể để đảm bảo hoạt động trên này diễn ra trong thoải mái, nhưng cũng phải có nghĩa vụ để hoạt động của người khác thoải mái. Buổi khuya vui. P.T.Đ (thảo luận) 18:12, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cảm ơn lời an ủi của bạn. Tôi đang rà lại các bài viết đã tạo và hạn chế tạo bài mới. Giá như thời gian đôi co với vị ĐPV này giành cho việc sửa bài thì tốt biết mấy. Đọc mấy bài của quán quân mùa 1 mà lắc đầu ngao ngán. Tôi đã cố gắng tạo bài cho chất lượng tốt nhất nhưng ban tổ chức cứ một mực theo tiêu chí "đếm" số bài (như các bạn nói) thì lấy đâu tâm trí giành cả 1 buổi tỉ mẩn từng bài một, trong khi bạn tôi cho đọc mấy bài giải cao năm trước là toàn dịch máy. Tôi đăng lên hàng loạt bài mới, sửa bằng trình soạn thảo trực quan để đỡ bị đau mắt và cố tình thêm bản mẫu đang sửa đổi để tránh bị để ý quá sớm. Thế mà vẫn bị hạnh họe. Bản mẫu lù lù ra đấy thoát làm sao được mà ngồi cả tối dọa tôi. Chúc bạn ngủ ngon, tôi sẽ đưa vấn đề này lên tin nhắn cho BQV, đương nhiên là tôi chưa nói gì với Mongrangvebet nhưng rồi nó sẽ biết chuyện gì đang xảy ra. – Bacsituonglai (thảo luận) 18:22, ngày 3 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

DHN có thể dùng CheckUser bất cứ lúc nào khi cảm thấy Wikipedia bị phá hoại. Ví dụ: Wikipedia:Yêu cầu kiểm định tài khoản/Rối Chúa. Do đó, đây là quyền rất nhạy cảm tại Wikipedia, vì nó phụ thuộc lớn vào ý thức của người sử dụng và niềm tin của cộng đồng trao gửi. Ở một câu chuyện khác, Wikipedia tiếng Trung bị tước quyền CheckUser vì phát hiện một trong số các CheckUser có liên hệ với chính quyền Trung Quốc. P.T.Đ (thảo luận) 01:07, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

@P.T.Đ: Quyền CheckUser có mặt ở một quốc gia độc tài như TQ thì quả là nguy hiểm Ɲǥườɩ ȶɾųỿ cầųƮhat's life 01:20, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
@Baoothersks: Uhm, kiểu phải phát ngôn phải cho cẩn thận, không là chính quyền trừ điểm công dân và gửi trát đến tận gầm giường. P.T.Đ (thảo luận) 01:24, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đánh nhau đê, đánh nhau đê, đánh nhau đê là đánh nhau đê. Hú hú hú. Phóng lợn thập bộ lục sát. (thảo luận) 05:37, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đánh nhau thì ra đê. P.T.Đ (thảo luận) 10:24, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thành viên Wikipedia (đặc biệt là thành viên có thâm niên) rất nhạy cảm với các lời tuyên chiến, từng có thành viên uy tín ngay lập tức bị cấm 6 tháng khi phát ngôn sai về công cụ CheckUser. Nói chung, khi hoạt động trên đây, kiểu gì bạn cũng sẽ dần phạm các quy định nếu bạn khó giữ được điềm tĩnh. Ở những nền tảng khác, bạn có thể chửi bới khi bức xúc, nhưng wiki thì không cho phép, nghĩa là cơn bức xúc của bạn còn cao độ hơn. Nên tốt nhất, một giải pháp thường thấy sau những cuộc cãi vã ở đây là các thành viên thường tránh đụng chạm và hạn chế lên wiki một thời gian; sau một khoảng mới trò chuyện lại. P.T.Đ (thảo luận) 10:24, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Cảm ơn bạn đã gợi ý – Bacsituonglai (thảo luận) 10:49, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thừa một dấu cách gây xuống dòng mục chú thích. P.T.Đ (thảo luận) 06:20, ngày 6 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thì ra là vậy, cảm ơn bạn – Bacsituonglai (thảo luận) 07:11, ngày 6 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Vokaanhduy[sửa mã nguồn]

Bây giờ, Vokaanhduy mà tham gia cuộc thi lần 3 thì chắc bị cấm lâu rồi. Lần 1 cộng đồng còn đang nhắm mắt làm ngơ cho tình trạng dịch máy clk. Hiện tại, bất cứ ai dịch máy clk đều bị cấm dù có tham gia cuộc thi Ba Lan hay không. Bạn nên nhớ là còn rất nhiều thành viên khác bị nhắc nhở (và cấm nếu tái phạm) chứ không phải chỉ mỗi mình bạn bị. Wikipedia hoạt động rất công bằng với mọi người. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 07:31, ngày 4 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Thái độ[sửa mã nguồn]

Này bạn, tôi thấy bạn đắc chí quá rồi đấy. Bạn nghĩ bạn có Mongrangvebet đứng đằng sau nên giờ nói gì bạn cũng đưa cậu ấy ra để nói phải không. Bạn nhờ cả Mongrangvebet, bạn của bạn, thành viên khá có uy tín trong cộng đồng mở BQ bất tín nhiệm NhacNy2412 mặc dù bạn ấy chỉ nghe qua những lời bạn kể và sự viết này chẳng liên quan gì đến bạn ấy. Bạn có thấy mình đang mượn gió bẻ măng không mà còn tỏ vẻ bực bội đáng thương vậy? Tôi thật không thể hiểu nổi một thành viên mới như bạn mà dám tuyên chiến với cả cộng đồng, dám làm náo loạn cả Wikipedia tiếng Việt này. Thật sự hết lời với bạn. Không thân  Нгуен Мань Ан  23:05, ngày 10 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Một ly trà sữa cho bạn![sửa mã nguồn]

Tặng bạn ly tà tữa uống chơi - Kill-Vearn (thảo luận) 08:58, ngày 11 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Trên trang thảo luận của bạn có gì mà tiếng Miên đấy ? – Bacsituonglai (thảo luận) 09:13, ngày 11 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Cái đó là nói chuyện với bạn Phú chuyện khác đó mà - Kill-Vearn (thảo luận) 10:46, ngày 11 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Dịch chậm lại![sửa mã nguồn]

Bạn có thể dịch chậm lại được không? Tôi không tin bạn có thể dịch hàng chục bài trong vòng 1 tiếng mà vẫn giữ được chất lượng. Tôi viết bài trên Wikipedia được 13 năm rồi. Tôi biết rất rõ viết 1 bài (ngăn ngắn) phải mất bao lâu nếu muốn bài dịch đọc mượt. Bạn dùng CT tôi không bàn tới nhưng nếu tôi mà phát hiện các bài của bạn là dịch máy clk thì bạn sẽ bị cấm. Tôi không ngại cấm bạn đâu. Tôi mới cấm 3 thành viên khác (cũng "chạy nước rút" trong cuộc thi Ba Lan) trong ngày hôm nay. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:43, ngày 15 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Xin lỗi bạn Nguyentrongphu, tôi đang "Nguyenmy2302phá kho thóc của Nhật" nên đăng hơi nhanh – Bacsituonglai (thảo luận) 16:46, ngày 15 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nguyentrongphu Đừng cấm tôi, tôi sẽ xem lại các bài tôi đã đăng NGAY trong đêm nay! Tôi thề danh dự – Bacsituonglai (thảo luận) 16:51, ngày 15 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Đề nghị bạn dừng NGAY việc đăng cái bài mới và dịch trau chuốt lại các bài "đã đăng" (tôi sẽ tạm dừng kiểm tra các bài của bạn nếu như bạn dừng ngay việc đăng bài mới và tập trung sửa những bài đã đăng). Tôi không dự đoán tương lại và chỉ đánh giá dựa trên hiện tại. Bài bạn dịch chất lượng tốt thì không thành vấn đề gì NHƯNG nếu chất lượng là kém thì... Tôi không thể cấm những thành viên khác vì dịch máy clk mà không cấm bạn (nếu bạn dịch máy clk). Trên Wikipedia này, tôi không ngại va chạm với bất cứ ai. Bằng chứng là 13 năm chinh chiến của tôi (hầu như thành viên kỳ cựu hay BQV/ĐPV nào tôi cũng đã từng va chạm. Sau tất cả, tôi vẫn coi họ là bạn). Tôi là thành viên khét tiếng là "mạnh tay" nhất với dịch máy clk. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 16:59, ngày 15 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Xác nhận, tôi sẽ không đăng các bài mới nữa mà chỉnh lại các bài đã sẵn có – Bacsituonglai (thảo luận) 17:02, ngày 15 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn dịch là còn ít đấy, Trangtrangchangchang và Tuyenngocdoan thì 1 phút/2 bài luôn :)) Tuy nhiên mình sẽ soát lại chất lượng dịch giùm cho, bạn cứ yên tâm – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:27, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nguyenmy2302 Chào bạn Nguyenmy2302, hiện tại tôi đang phải thi hành án cấm từ BQV Alphama. Tôi cũng đã sửa rất nhiều bài mà bạn nhắc nhở có vấn đề về văn phong và thiếu nguồn. Phiền bạn copy mã nguồn vào trang bài viết được không?Bacsituonglai (thảo luận) 04:00, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Là sao bạn nhỉ? Mong bạn nói rõ thêm, nếu có thể, mình sẽ giúp. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 04:13, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bài Nhà thờ Giáo xứ Nội thành Budapest[sửa mã nguồn]

Nhà thờ Đức mẹ Đồng trinh Mary (Budapest-Belvárosi Nagyboldogasszony), hay còn được biết đến là Nhà thờ Giáo xứ Nội Thành Budapest
Tôn giáo
Giáo pháiCông giáo Roma
QuậnEsztergom-Budapest
Nghi thứcLatin
Giáo hội hoặc trạng thái tổ chứcNhà thờ Giáo xứ
Năm thánh hiếnchưa rõ
Trạng tháiHoạt động
Vị trí
Vị tríBudapest, Hungary
Tọa độ địa lý47°29′32″B 19°03′8″Đ / 47,49222°B 19,05222°Đ / 47.49222; 19.05222
Kiến trúc
Kiến trúc sưPauer János György (1692–1752)
Thể loạiTân Gothic
Phong cáchkiến trúc tân cổ điển
Đặc điểm kỹ thuật
Hướng mặt tiềnTây
Chiều dài118 m (387 ft 1,7 in)
Chiều rộng49 m (160 ft 9,1 in)
Chiều cao (tối đa)100 m (328 ft 1,0 in)
Trang chính
Website of the church

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan


Nhà thờ Giáo xứ Nội thành Budapest (tiếng Hungary: Budapest-Belvárosi Nagyboldogasszony) có tên chính thức là Nhà thờ Đức Trinh Nữ Maria, là nhà thờ giáo xứ chính của thành phố Budapest. Một số tên gọi khác của nhà thờ: Nhà thờ Giáo xứ Thành phố, hoặc Nhà thờ Giáo xứ Trung tâm.

Nhà thờ Giáo xứ tọa lạc liền kề với các bức tường của Pháo đài Roman Contra-Aquincum và Cầu Elisabeth .

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Các đường nét và chi tiết lâu đời nhất của nhà thờ cho thấy nơi này có niên đại từ thời kỳ La Mã. Năm 1046, thi hài Thánh Gellért (Gerard, Giám mục của Csanád) được chôn cất tại đây.

Vào thế kỷ 14, Vua Sigismund của Hungary đã khởi xướng việc tái thiết nhà thờ theo phong cách Gothic. Đến dưới thời trị vì của Vua Matthias, người ta xây dựng thêm hai lối đi bên cạnh nhà thờ.

Vào thời Thổ Nhĩ Kỳ, nhà thờ đã trở thành một nhà thờ Hồi giáo. Hốc tường hình bán nguyệt ở bức tường phía đông nam của Nhà thờ vẫn được bảo tồn đến bây giờ.

Sau một trận hỏa hoạn vào năm 1723, Bảo tàng được phục hồi theo kiến trúc Baroque. Quá trình phục hồi diễn ra từ năm 1725 đến năm 1739. Người thợ xây dựng bậc thầy György Pauer János (1692-1752) đã đứng ra chỉ đạo toàn bộ quá trình xây dựng lại.

Năm 1828, István Kultsár (sinh năm 1760) (nhà quảng bá kịch Hungary trong thời kỳ Khai sáng) được chôn cất tại hầm mộ trong nhà thờ.[1]

Nhà thờ đã được trùng tu nhiều lần: lần trùng tu vào giữa năm 1895 và 1808 do János Hild chỉ đạo; lần trùng tu vào năm 1889 do Imre Steindl chỉ đạo; lần trùng tu sau năm 1945 do Lászlo Gerő chỉ đạo. Các bức tranh tường bên trong được phục hồi vào năm 1976–1977. Năm 2010, người ta tìm thấy một ngai vàng của Đức Trinh Nữ Maria có niên đại từ thời kỳ Anjou (thế kỷ 14) trong căn phòng phía sau khu bảo tồn. Chiếc ngai được tìm thấy trong tình trạng nguyên vẹn đáng ngạc nhiên. Năm 2011, kiến trúc sư người Hungary Mezős Tamás thực hiện thực hiện cải tạo mặt tiền của nhà thờ.[2]

Trong cuộc khai quật khảo cổ học từ năm 2014 đến năm 2016, người ta dựng nên một phòng chỉ huy và một nhà thờ phụ. Sau khi trùng tu, ngày 15 tháng 8 năm 2016, nhà thờ được Tiến sĩ Péter Erdő bàn giao lại cho các tín hữu và du khách.

Khi Cầu Elisabeth đang được xây dựng lại do bị phá hủy trong Thế chiến thứ hai, chính quyền Cộng sản Hungary đã tìm cách phá hủy nhà thờ. Nhà thờ thông qua các buổi thương lượng sắc sảo với chính quyền Cộng sản để cứu lấy kho báu lịch sử này.

Tham khảo[sửa mã nguồn]

  1. ^ “Március havi történelmi évforduló”. Bản gốc lưu trữ ngày 18 tháng 3 năm 2018.
  2. ^ “ujrafestik-a-belvarosi-plebaniatemplom-homlokzatat”. Bản gốc lưu trữ ngày 15 tháng 10 năm 2011.

BCB[sửa mã nguồn]

Tuần này, Bạn có biết đã được cập nhật bằng một đoạn trong bài viết Dấu hiệu Babinski mà bạn đã nỗ lực viết, dịch hoặc mở rộng đáng kể.

Chúc mừng bạn với bài viết thứ 2 trong năm được lên mục Bạn có biết, với dung lượng 11 nghìn byte. Nếu bạn tìm thấy những thông tin thú vị trong các bài viết vừa mới được viết, được dịch hoặc được mở rộng đáng kể trong tuần này, hãy đề cử tại đây. Hãy cùng tham gia đề cử các bài viết cũng như thảo luận chúng, "Bạn có biết" là dành cho tất cả mọi người!

Chức mừng bạn nhé. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 01:28, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Bạn đã bị cấm sửa đổi tạm thời vì một lý do nào đó. Khi thời hạn cấm đã hết, hoan nghênh bạn tiếp tục thực hiện sửa đổi có ích. Nếu bạn tin rằng lần cấm này là không công bằng, bạn có thể chống lại quyết định cấm bằng cách thêm đoạn {{bỏ cấm|lý do=Lý do của bạn ở đây ~~~~}}, nhưng trước tiên bạn nên đọc hướng dẫn chống lại việc cấm.

 A l p h a m a  Talk 03:38, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Chào bạn Alphama, tôi đang sửa bài Nhà thờ Giáo xứ Nội thành Budapest, phiền bạn gỡ lệnh cấm để tôi sửa lại – Bacsituonglai (thảo luận) 03:40, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Từ chối. Bạn bị cấm 48h vì dịch máy, cụ thể Bảo tàng Ottó Herman, đã nhắc nhở nhiều lần (cụ thể 5 lần, cộng đồng không thể chạy theo sửa từng chữ, từng bài cho các ứng viên).  A l p h a m a  Talk 03:40, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Tôi không đồng ý với quyết định cấm này. Tôi tin rằng lần cấm này là không công bằng vì tôi đang cải thiện lại các bài viết, nâng cao chất lượng bài viết cho Wikipedia. Việc bạn cấm tôi làm cản trở nỗ lực trau chuốt lại bài. Hôm qua bạn NguoiDungKhongDinhDanh đã cho tôi thời gian sửa lại các bài mà bạn đó đề biển chất lượng kém. Tôi cũng giành thời gian để sửa lại các bài đã đăng. Làm ơn bạn hãy gỡ lệnh cấm này. Thực ra tôi cũng muốn viết bài từ từ nhưng các thành viên khác viết quá nhanh nên tôi chưa kịp sửa kỹ trong CT và trong trang nháp thành viên. Tôi vô cùng hối hận vì để cộng đồng đọc những bài viết chất lượng kém do yếu tố tâm lý từ tôi. Tôi mong bạn mở khóa để có cơ hội sửa bài (cụ thể là 50 bài đã đăng).
Tôi cũng đọc được dòng "Khóa thành viên không phải là để trị một thành viên theo nghĩa trừng phạt. Khóa đôi khi được dùng như một phương cách ngăn chặn, làm nản lòng bất kỳ hành vi nào dẫn đến việc khóa và khuyến khích một môi trường sửa đổi hiệu quả." Tôi cũng không còn tạo bài chất lượng kém => không còn "bất kỳ hành vi nào dẫn đến việc khóa". Một số thành viên khác đã nhắc nhở, tôi coi đây là hành động khuyến khích một môi trường sửa đổi hiệu quả. Tôi cũng nhận thức được hành vi sai trái của mình và đang nỗ lực sửa sai. – Bacsituonglai (thảo luận) 03:50, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Nếu không cấm bạn thì mới không công bằng với các ứng cử viên khác. Rõ ràng bạn đã được nhắc nhở và giúp đỡ rất nhiều lần. Tôi giữ nguyên kết quả cấm.  A l p h a m a  Talk 03:53, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Bạn đi so sánh với mấy thành viên chạy đua kiểu "thần tốc" làm gì? Bất cứ ai dịch nhanh cẩu thả đều sẽ bị cấm nên cuộc thi sẽ công bằng hơn những năm trước. Không có chuyện 1 người giống như Vokaanhduy lại có thể thắng giải. Thà bạn dịch ít mà chất lượng = không bị cấm và tỉ lệ thắng giải cao hơn = tốt hơn những thành viên dịch máy clk hàng loạt và sẽ bị cấm. SicMundusCreatusEst (tiếng Latin) 15:27, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Rất tiếc khi bạn đã được nhận "đồng hồ wiki". Về nguyên tắc thì chỉ cần vi phạm đến lần thứ 3, cùng lắm lần thứ 4, viết thêm chỉ một bài chất lượng kém nữa là đã bị cấm, huống chi là một loạt bài. Mong bạn sửa chữa các bài của mình. P.T.Đ (thảo luận) 18:06, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhà nguyện Hoàng gia (Lâu đài Buda)[sửa mã nguồn]

Nhà nguyện Hoàng gia kiểu Trung cổ

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan


Nhà nguyện Hoàng gia (tiếng Hungary: Várkápolna; trước đây được gọi là Alamizsnás Szent János-kápolna) nằm trong quần thể kiến trúc lâu đài Buda xây dựng vào thế kỷ 15, theo phong cách Trung cổ. Vua Sigismund cho xây dựng nhà nguyện này theo phong cách Gothic. Biến động năm 1686 khiến nhà nguyện bị tàn phá nặng nề. Sau khi được cải tạo vào năm 1963, nơi đây đã trở thành một địa điểm triển lãm Bảo tàng Lịch sử Budapest.

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Nhà nguyện đầu tiên trong lâu đài Buda xây dựng vào thế kỷ 14 dưới triều đại vua Lajos I của Hungary. Nhà nguyện được đề cập trong cuốn Ký sử niên đại của Eberhard Windecke. Windecke cho rằng Karls II của Hungary đã bị ám sát vào năm 1386. Căn phòng mà Karls II bị sát hại có thể nhìn ra hướng Nhà nguyện Hoàng gia. Nhà nguyện cũng được đề cập trong Biên niên sử của Lorenzo de Monacis, cuốn sách được viết vào khoảng năm 1390.

Vua Sigismund xây dựng lại toàn bộ cung điện Anjou cũ trong những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 15. Ông đã cho dựng một nhà thờ Gothic lộng lẫy, thay thế nhà nguyện trước đây. Mặt tiền của nhà nguyện hướng về phía sân trong của cung điện. Tòa tháp nhà nguyện được xây dựng trên một nhà thờ thấp hơn. Đây là giải pháp cần thiết do thiếu không gian trên cao nguyên chật hẹp. Nhà nguyện có một gian giữa dài 21 m và một thánh đường dài 11 m.

Kiến trúc Nhà nguyện Hoàng gia hai tầng không phải là hiếm ở châu Âu thời Trung cổ. Nhà nguyện Hoàng gia của Lâu đài Buda cũng tương tự như nhà nguyện Sainte-ChapelleParis, nhưng ít nổi tiếng hơn.

Các nghiên cứu khảo cổ đã chứng minh rằng nhà nguyện có niên đại từ thế kỷ 15 dựa vào phần địa tầng đã được phát hiện dưới nền gạch nguyên vẹn của nhà thờ.[1]

Vào tháng 11 năm 1489, Sultan Bayezid Đệ nhị đã gửi di vật của John the Almoner cho Vua Matthias Corvinus. Nhà vua đã đặt các thánh tích này trong Nhà nguyện Hoàng gia.

Năm 1526, Lâu đài Buda bị người Ottoman cướp bóc sau trận Mohács. May mắn thay các di vật vẫn được bảo toàn và đưa đến Pressburg lưu giữ tại đó cho đến ngày nay. Bản kiểm kê nhà thờ còn sót lại từ năm 1530 vẫn cho thấy nhà thờ có số lượng đồ đạc vật dụng rất phong phú. Vua John Zápolya chuyển đổi nhà thờ thành một pháo đài. Các cửa sổ lớn kiểu Gothic bị bịt kín, chỉ để lại những kẽ hở hình chữ nhật.

Năm 1541, Quân đội Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ chiếm Buda rất nhanh chóng. Nhà nguyện Hoàng gia bị phá hủy nặng nề trong cuộc bao vây Buda năm 1686 và sụp đổ hoàn toàn năm 1715. Mái vòm của nhà thờ sụp xuống, bên trong chứa đầy chất thải. Các phần còn lại của nhà thờ nằm nguyên dưới đất trong suốt hai thế kỷ.

Tàn tích của nhà thờ được các nhà khảo cổ học phát hiện vào năm 1949-1950. Nhà nguyện được tái thiết vào năm 1963 và tái thánh hiến vào năm 1990.

Tham khảo[sửa mã nguồn]

  1. ^ László Zolnay: A budai vár, Bp: 1981, p. 60

– Bacsituonglai (thảo luận) 04:06, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Nhà thờ Giáo xứ Đức mẹ Tuyết (bài gốc: Our Lady of the Snows Parish Church)[sửa mã nguồn]

Sửa bằng trình soạn thảo trực quan

Nhà thờ Giáo xứ Đức mẹ Tuyết
Krisztina Church
Krisztinavárosi Havas Boldogasszony-plébániatemplom
Mặt tiền nhà thờ
Tôn giáo
Giáo pháiCông giáo Roma
Vị trí
Bacsituonglai trên bản đồ Budapest
Bacsituonglai
Vị trí trên bản đồ Budapest
Bacsituonglai trên bản đồ Hungary
Bacsituonglai
Bacsituonglai (Hungary)
Tọa độ địa lý47°29′49″B 19°01′53″Đ / 47,4969°B 19,0314°Đ / 47.4969; 19.0314
Kiến trúc
Thể loạiNhà thờ
Phong cáchphong cách Zopf
Khởi công1694
Hoàn thành1815
Trang chính
krisztinatemplom.hu

Nhà thờ Giáo xứ Our Lady of the Snows trước đây được gọi là Nhà nguyện Máu, hay là Nhà thờ Krisztina (tiếng Hungary: krisztinavárosi Havas Boldogasszony-plébániatemplom), là một nhà thờ Công giáo nằm ở Quảng trường Krisztina, Krisztinaváros, Quận Várkerület (Quận Buda Castle), Budapest. Đây là một di tích được nhà nước bảo hộ.[1]

Lịch sử[sửa mã nguồn]

Trong những năm cuối thế kỷ 17 và đầu thế kỷ 18, người dân Buda phải chịu đựng nạn dịch hạch chết chóc. Năm 1694, Péter Pál Franczin là một người quét dọn ống khói gốc Ý, sống một cuộc sống khiêm tốn ở Quận I. Ông thề rằng nếu ông ta và gia đình sống sót khỏi đại dịch, ông ta sẽ đi đến miền bắc nước Ý (Valle Vigezzo) để viếng thăm đền thờ Đức Mẹ Đồng Trinh Maria.

Sau chuyến hành hương, ông trở về Buda cùng với bản sao của thánh tượng đã được ban ân sủng. Ông dựng lên một nhà nguyện bằng gỗ trong vườn nho của mình. Nơi này sau này được đặt tên là Nhà nguyện Máu. Ông đặt thánh tượng vào đây. Trong một trận hỏa hoạn năm 1723, nhà nguyện đã bị cháy, nhưng may mắn thay thánh tượng vẫn được bảo tồn. Nhà nguyện sau đó được xây dựng lại bằng đá nay. Nơi đây trở thành nơi hành hương của các tu sĩ Dòng Tên, sau đó là các tu sĩ Dòng Cát Minh. Năm 1751, Nữ hoàng Maria Theresa cũng đến thăm thánh tượng. Năm 1757, Giáo hoàng Benedict XIV đã tham gia vào Lễ Đức Mẹ Tuyết trong Nhà nguyện Máu vào ngày 5 tháng 8.[2][3]

Từ năm 1791 đến năm 1821, sinh sống và phục vụ tại đây là các tu sĩ dòng Phan Sinh từ Giáo xứ Lâu đài Buda.

Năm 1821, Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Tuyết tách ra, trở thành một nhà thờ hoạt động độc lập. Cha xứ đầu tiên của nhà thờ là Jakab Majsch . Trong cuộc vây hãm lâu đài Buda năm 1849, mái của nhà thờ bị hư hại nặng. Các chỗ bị hư hại sau này được József Hild sửa chữa.

Vào ngày 4 tháng 2 năm 1836, Bá tước István Széchenyi tổ chức đám cưới của mình với Crescence Seilern tại Nhà thờ Giáo xứ Đức Mẹ Tuyết.[4][5] . Đứa con đầu lòng của họ, Bela Széchenyi đã được rửa tội tại đây vào đúng ngày kỷ niệm lễ cưới đầu tiên của cặp đôi, ngày 3 tháng 2 năm 1837.[6] Loránd Eötvös, người sau này được bệnh danh là "hoàng tử vật lý" cũng được làm lễ rửa tội tại đây vào ngày 5 tháng 8 năm 1848 khi mới 10 ngày tuổi.[7] Vào ngày 1 tháng 6 năm 1857, đám cưới của Tiến sĩ Ignaz Semmelweis và Mária Weidenhoffer đã được tổ chức tại đây. Từ năm 1877 đến năm 1978, vị mục sư János Csernoch trẻ tuổi, sau này trở thành hồng y, tổng giám mục của Vương quốc Hungary, đã ở đây trong một năm.

Vào ngày 22 tháng 6 năm 1919, József Cserny tấn công 50 lính áo đỏ tại Lễ Mình và Máu Thánh Chúa Kito của nhà thờ. Tiến sĩ Artúr Dénes đã bị sát hại trong cuộc tấn công.[8]

Từ năm 1956 György Czigány thường xuyên biểu diễn tại nhà thờ. [9]

Năm 1993, giáo xứ thành lập Trường Tiểu học Công giáo Szent Gellért, năm 1997 mở rộng thành trường liên cấp gồm 12 khối. Trong không gian giữa nhà thờ và khu trường học, có đặt một bản sao của bức tượng Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội lâu đời nhất ở Budapest (bản gốc đã được vận chuyển đến Bảo tàng Metropolitan vào năm 1927).[1][2]

Bộ sưu tập[sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa mã nguồn]

  1. ^ a b “Roman Catholic Churches of Krisztina Square” (bằng tiếng Hungary). műemlékem.hu. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “muemlekem” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  2. ^ a b “Összefoglaló (Overall)” (bằng tiếng Hungary). Krisztinavárosi Havas Boldogasszony Plébánia (Our Lady of the Snow Parish in Krisztina). Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 6 năm 2008. Lỗi chú thích: Thẻ <ref> không hợp lệ: tên “hba” được định rõ nhiều lần, mỗi lần có nội dung khác
  3. ^ Dr. Kis Csongor OFM. “Templomunk története (The history of our church)” (bằng tiếng Hungary). Kovács Bánk OFM. Bản gốc lưu trữ ngày 23 tháng 5 năm 2013.
  4. ^ Saly Noémi (1996). “A Krisztinaváros és a Philadelphia (Krisztina and Philadelphia)”. Budapesti Negyed 12-13 (1996/2-3) (bằng tiếng Hungary). Budapesti Negyed. Bản gốc lưu trữ ngày 26 tháng 2 năm 2008.
  5. ^ Kovács Bánk website writes: probably in the light of other sources, on February 4, 1830.
  6. ^ István Széchenyi: Diary. It was selected, edited, checked for translation, notes and editorial by Ambrus Oltványi. Bp.: Osiris, 2002, 738–739. o.
  7. ^ Katalin Plósz M. Georgia SSND (2003). “Hol született Eötvös Loránd? (Where was Loránd Eötvös born?)”. Fizikai Szemle 2003/9. 346. o. KFKI.
  8. ^ Sándor Nagy (2011). “Vörös megtorlás a fehér Budán (Red retaliation on white Buda)” (bằng tiếng Hungary). Rubicon.
  9. ^ László Dóra. “Az alkotás az élet igenlése (Creation is the affirmation of life)” (bằng tiếng Hungary). Heti Válasz.

Liên kết ngoài[sửa mã nguồn]

Wikipedia:Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên#Đề_nghị_sửa_lại_tên_cho_cái_bài_dịch_máy_đang_được_quảng_bá_trên_tranh_chính_của_Wiki_tiếng_Việt[sửa mã nguồn]

Wikipedia:Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên#Đề_nghị_sửa_lại_tên_cho_cái_bài_dịch_máy_đang_được_quảng_bá_trên_tranh_chính_của_Wiki_tiếng_Việt

Tôi xin đặt một số câu hỏi cho anh Judspug khi dám bảo bài dấu hiệu Babinski của tôi là dịch máy:

(1) Anh có học Y?

(2) Anh hãy chỉ ra dẫn chứng "dịch máy" trong bài này?

(3) Tôi nói cho anh biết trong sách Triệu chứng học thần kinh của PGS.TS. Lê Quang Cường cũng viết như vậy đấy. Liệu anh có đấy cậy cửa vị bác sĩ này và bảo tài liệu do ông viết là dịch máy?

(4) Nội dung bài viết không tử thế, thế theo anh thế nào là tử tế.

Phiền bảo quản viên Nguyentrongphu làm chứng vụ vu khống trắng trợn như thế này. – Bacsituonglai (thảo luận) 13:25, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Tôi nói cho anh Judspug để anh mở mang cái óc của mình ra. Cùng là hydrocele, nhưng tiếng Việt người ta tách ra thành hai bệnh là "nang thừng tinh" và "tràn dịch màng tinh hoàn". Mà trang thảo luận bài viết làm cái quái gì mà không viết vào đấy, phải viết vào Tin_nhắn_cho_bảo_quản_viên để chứng tỏ điều gì – Bacsituonglai (thảo luận) 13:28, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời
Mình đã chuyển qua sang phần trang tin nhắn để thành viên bạn nhắc đến biết. – Nguyenmy2302 (thảo luận) 13:30, ngày 16 tháng 6 năm 2021 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Chân dung Ferenc Herczeg[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Chân dung Ferenc Herczeg với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Chân dung Ferenc Herczeg cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Túy Mộng Vô Ky 05:20, ngày 15 tháng 8 năm 2022 (UTC)Trả lời

Đề nghị xóa Chân dung Ferenc Herczeg[sửa mã nguồn]

Đang có thảo luận về sự phù hợp của bài viết Chân dung Ferenc Herczeg với các Quy định và hướng dẫn hoặc bài viết có thể thuộc diện có thể bị xóa.

Bài viết sẽ được thảo luận tại Wikipedia:Biểu quyết xoá bài/Chân dung Ferenc Herczeg (lần 2) cho đến khi đạt đồng thuận, và mọi người đều được hoan nghênh tham gia thảo luận. Đề nghị này sẽ giải thích chính sách và các hướng dẫn mà các bên có quan tâm. Thảo luận tập trung vào bằng chứng chất lượng cao và các chính sách cũng như hướng dẫn của Wikipedia.

Các thành viên có thể sửa đổi trong khi đang thảo luận, cũng như việc cải tiến chất lượng bài viết theo hướng đã chỉ ra trong thảo luận. Tuy nhiên, không dời thông báo biểu quyết xóa ở đầu trang bài viết. Cúp bóng đá châu Á 2023 ⚽️🇶🇦🇨🇳🇹🇯🇱🇧🇭🇲🇺🇿🇸🇾🇮🇳🇮🇷🇦🇪🇭🇰🇵🇸🇯🇵🇮🇩🇮🇶🇻🇳🇰🇷🇲🇾🇯🇴🇧🇭🇸🇦🇹🇭🇰🇬🇴🇲 10:00, ngày 14 tháng 1 năm 2024 (UTC)Trả lời