Thảo luận Thành viên:Ti2008/Lưu 6

Nội dung trang không được hỗ trợ ở ngôn ngữ khác.
Thêm đề tài
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bình luận mới nhất: 14 năm trước bởi Trungda trong đề tài Tên bài (tập 2)

Lưu trữ[sửa mã nguồn]

Clovis I[sửa mã nguồn]

Clovis ác độc không có gì là lạ. Thật ra, nói là ông ta tàn bạo thì đúng hơn là ác độc, vì thời ông ta sống vương quốc Frank vẫn còn là một vương quốc của các bộ lạc man rợ, vua Clovis cũng có thể được coi là một vị vua "man tộc" và ông ta không tránh khỏi các tật xấu của man tộc, ông là kẻ tàn bạo, thù dai và là người sẵn lòng dùng bạo lực để tiêu diệt các chướng ngại vật. Một ví dụ là khi một dũng sĩ của Clovis bất bình và đập bẹp chiếc bình quý của ông, ông không nói gì nhưng đợi một thời gian sau, nhân lúc người này phạm một lỗi nhỏ thì Clovis giết chết hắn ta rồi nói lớn lý do là để "trả thù" cho vụ chiếc bình quý trước kia. Bạn có thể tham khảo Các nhân vật lịch sử Trung đại - Tập 2: Pháp của ông Lê Vinh Quốc. Nhưng điều đáng nói là, vượt lên tất cả những sự man rợ và tàn bạo của một vương quốc man tộc còn nặng nhiều tàn tích xưa cũ, vua Clovis xứng đáng là một vĩ nhân trong lịch sử vương quốc Frank. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Còn về thày Kayani, thày có một cái tính là chống cộng cuồng nhiệt và hâm mộ vua Gia Long, vương triều Nguyễn một cách cuồng tín. Nếu ngày xưa VN ta nhận xét một cách công bằng với triều Nguyễn thì không sao, nhưng vì xưa nay VN ta hay hạ thấp, miệt thị Gia Long, thiên vị và tôn vinh Quang Trung nên thày quyết tâm hạ bệ Quang Trung, khôi phục danh dự cho Gia Long. Cộng thêm sự cuồng nhiệt cố hữu thì, tầm nhìn của thày bị nhỏ bớt và thày cũng trở nên hẹp hòi và thiên vị, có điều là đi theo chiều ngược lại phía trên. D:.Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Về phần Titus Livy của Wikipedia D:, tôi thấy bạn ấy chưa quen lắm với phong cách làm việc của wikipedia. Tôi sẽ nói chuyện thêm với Livy sau. Đến khổ, hình như mình trở thành người hướng dẫn cho các newcomers hay sao í D: Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:32, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mình đồ là tại Kayani nói Kayani làm nghề thầy giáo dạy sử, nên biệt hiệu này "chết" từ lúc đó. Hình như người đưa ra biệt hiệu này lần đầu là Khang Thần Kinh (tôi suy đoán KTK cũng chính là KuangAntiKayaniUnit), một người luôn chống đối sự cực đoan và phong cách vặn nguồn và thói quen dùng tài khoản con rối của Kayani. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:33, ngày 4 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chính phủ vs Triều đình[sửa mã nguồn]

Tôi cũng không nhớ rõ là mình có dùng "chính phủ" hay "triều đình". Nhưng tôi cũng thấy "chính phủ" ko hay. Nhưng bạn không phản đối từ Nhà nước (nếu có) chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:55, ngày 5 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt-Xiêm[sửa mã nguồn]

Ti2008 có hào hứng không, mời bạn tham gia viết Chiến tranh Việt-Xiêm (1833-1834)Chiến tranh Việt-Xiêm (1842-1845) cùng với Nguyên, Đà và tôi nha, Dongsonvh (thảo luận) 08:19, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cách gọi vài vua Ba Tư[sửa mã nguồn]

Darius I lúc được gọi là Dārayavahuš, lúc thì gọi là Darayavaush; Kourosh-e Bozorg còn gọi là Kūrošé Bozorg, hoặc Kourash, hoặc Kouriash, v.v... vì tiếng Ba Tư có nhiều khẩu âm, mỗi vùng phát âm hơi khác nhau. Chẳng hạn như "hai mươi lăm" ở VN cũng có thể nói hoặc nghe như "hai mươi nhăm", "he mươi lem" (giọng Nha Trang), "hem lăm", v.v... Tiếng Ba Tư lại là loại ngôn ngữ "đa tiêu chuẩn", nên theo ý một số người, không quyết định được phải dùng cách phát âm nào làm ưu tiên.MohamedSaheed (thảo luận) 08:53, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng chưa hẵn tuyệt vọng cho cách dùng tên nguyên gốc: ta cứ dùng đại!:). Chẳng hạn phần lớn các sách biên là nhà Seljuk, nhưng The Cambridge History of Iran biên là nhà Saljuk, có sao đâu. Hoặc các vua Bahram I-V trong nhiều sách biên là Vahram. Ta cứ việc nói là biên tên này theo sách X sách Y, hoặc nếu chưa tìm được đúng sách đúng trang để dẫn thì biên theo một chữ mà bên Wiki Anh nói là nguyên gốc. Riêng về các nhà Hakhamanishian, Sassanian, Safaviyan, v.v... thì ông bạn Ba Tư của tôi bảo là cách phát âm của vùng Tehran - Isfahan là vậy, cũng là một tiêu chuẩn "chính thống" rồi. MohamedSaheed (thảo luận) 09:17, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Selim the Stern[sửa mã nguồn]

Tôi đồng ý với cách dịch 'Selim Hà khắc', chữ này theo tôi, hợp hơn là chữ 'nghiêm khắc' tìm thấy trong tự điển.MohamedSaheed (thảo luận) 09:17, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhà Hakhamanishian[sửa mã nguồn]

Đề nghị Ti dùng chữ Hakhamanishian, thay vì Hakhamaneshian, để tránh phát âm như chữ e theo cách chữ business.MohamedSaheed (thảo luận) 12:01, ngày 6 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đế chế Ottoman[sửa mã nguồn]

Wikipedia thường ưu tiên tên gốc. Nhưng có quy tắc khác cũng rất quan trọng là sử dụng tên phổ biến. Bạn có thể thấy rất nhiều bài được đặt tên theo quy tắc này. Về Đế chế Ottoman, tôi nghĩ Ottoman mới là chữ được dùng phổ biến trong tiếng Việt. Nếu chúng ta sử dụng một cái tên quá xa lạ, nó gây khó khăn với những người muốn tra cứu về đề tài. Ti2008 thử bàn kỹ lại với các thành viên hiểu biết lĩnh vực này xem.--Paris (thảo luận) 08:56, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Những cái tên như Anh, Pháp, Đức đều không phải tên gốc. Nó được vay mượn, biến đổi, nhưng chúng ta vẫn sử dụng các danh từ riêng đó. Có nhiều thành viên am hiểu về đề tài này, Ti2008 thử hỏi ý kiến xem.--Paris (thảo luận) 14:32, ngày 8 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ám sát[sửa mã nguồn]

Như ý kiến từng nêu trong bài viết ám sát và thảo luận, ám sát theo kiểu phương Đông phải có tính bất ngờ và làm lén khiến người bị ám sát không kịp trở tay hoặc ko kịp được bảo vệ; còn phương Tây thì cứ giết "ông to" (vua chúa, chính trị gia) là ám sát! Cho nên trong bài trước đây kê gần như tất cả các trường hợp vua bị giết, bất kể bị giết kiểu gì, coi đó là ám sát. Tôi che tạm đi, cho đến khi ta nắm được chi tiết về cái chết của các vua đó để phân loại rõ ràng. Nếu việc bị giết đó là do đảo chính mang vua đi chặt đầu thì ko coi là ám sát và xóa khỏi bài; nếu bị giết kiểu đầu độc hoặc đâm lén thì ta mở che và giữ lại. Bạn quan tâm nhiều đến vua chúa phía Tây Á và châu Âu, nhờ bạn để ý làm rõ từng trường hợp khi bạn gặp xem từng cái chết đó thuộc loại nào.--Trungda (thảo luận) 10:01, ngày 9 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cảm ơn[sửa mã nguồn]

Cảm ơn bạn, tôi đã ngừng thảo luận về vấn đề này rồi, nó mất nhiều thời gian mà chẳng đi đến đâu cả.--King Fahd/Dammam (thảo luận) 06:35, ngày 10 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cleopatra VII[sửa mã nguồn]

Đâu nhỉ? Tôi chưa từng nghe bà này bị ám sát. Cái chết của bà này: 1 thuyết là bà tự cho rắn cắn (tự sát), thuyết khác nói bị giết. Tôi không rõ mấy chữ "ám sát" đến từ đâu (hay là vì cứ "giết vua/ nữ hoàng" là ám sát?:D).--Trungda (thảo luận) 09:55, ngày 10 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dĩ nhiên người hạ lệnh giết là Augustus sau khi thắng trận. Tôi không nhớ rõ đọc tại cuốn sách nào, chỉ nhớ cuốn đó nêu cả 2 thuyết trên.--Trungda (thảo luận) 22:35, ngày 10 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Kayani[sửa mã nguồn]

He he, nghe qua cứ tưởng là thày Kayani nổi tiếng "anh hùng" ở wiki này. Tự nhiên tôi cũng muốn xem bài của các vị vua của vương triều này đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:38, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

p/s: Tôi không nghĩ là nên đặt tên bài này là nhà Kayanian, vì bạn cũng biết, người Anh họ nói Roman Empire nhưng người Việt nói là Đế quốc Roma chứ không nói là Đế quốc Roman. Tôi nghĩ tên bài này là nhà Kayani hay nhà Kayanid nghe hợp gu hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:42, ngày 11 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi hiểu, nhưng ý tôi nói là thông thường, người Việt ta khi gọi tên các triều đại thì không thêm mấy cái tiếp vĩ ngữ. Ví dụ như các sách Việt Nam viết là vương quốc Bactria, vương quốc Parthia chứ không nói vương quốc Bactrian, vương quốc Parthian. Vì vậy tôi nghĩ là viết nhà Kayani là hợp hơn chứ nhỉ ?Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:06, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Còn tư liệu về hai vị vua ấy, tôi nghĩ tôi sẽ xem nó, có một số khả năng tôi sẽ cùng bạn xài nó:D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:06, ngày 12 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì ông nào không xưng là Sultan thì ta không gọi, ông nào tự xưng là Sultan thì ta cứ gọi là Sultan. Tôi không rành (và dạo này lười xem) lịch sử Ottoman, nên thắc mắc là sao ông cuối xưng là Khalip mà không "kiêm nhiệm" luôn chức Xuntan nhỉ, như nhiều ông trước đó ôm cả 2 chức:D ? Mà còn danh hiệu Xêda của La Mã là sau vụ chiếm Constantinople mới có đúng ko ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:17, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhắc tới Constantinople mới nhớ, theo Ti thì ta nên để tên bài như cũ hay là nên đổi thành Constantinopolis hoặc Konstantinoúpolis ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:20, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trên kia có hai tên, chọn cái nào bây giờ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:27, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Mà nhiều cũng sợ các vua chúa thật, đủ thứ danh hiệu, không biết có ôm nổi không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:28, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Duyệt. Tôi sẽ đổi thành Constantinopolis. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:31, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy thật ra từ "vương công" nó ko lạ, nếu bạn thấy thật các vị ấy xứng đáng với vương công thì cứ chỉnh lại cho đúng. Mà bạn cứ chỉnh sửa tự nhiên, tôi cũng không rành về các vụ tước hiệu này lắm. Mà V Công khác với các chức Công tước,... và khác với V không có Công ở chỗ nào nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:51, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kaykhusraw[sửa mã nguồn]

Kaykhusraw trong bài nhà Safaviyan chắc là Kai Khosrow của nhà Kayanian. Cũng có 3 ông Kaykhusraw của nhà Seljuk Tiểu Á nhưng có lẽ không phải là người được nhà Osmanli coi là tổ của nhà Safaviyan.MohamedSaheed (thảo luận) 09:23, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đọc kiếm hiệp thấy chữ truyền nhân cũng được dùng cho các chưởng môn nhân đời sau nối nghiệp các chưởng môn nhân đời trước, hoặc đơn giản là người được truyền thụ riêng một môn tuyệt học nào đó. Tài liệu của bác nói ra sao ?MohamedSaheed (thảo luận) 11:09, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC).Trả lời

Tiêu bản Lịch sử Iran[sửa mã nguồn]

Về nhà Zandieh và nhà Osmanli tôi sẽ tra cứu. Hiện giờ tôi không biết.MohamedSaheed (thảo luận) 11:25, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

  • Tôi có đọc ý kiến trên của Thành viên:Paris về nhà Ottoman nên tôi có hỏi ý kiến anh Dụng là người bảo quản viên đã có hướng dẫn tôi về cách thức trong Wiki. Nếu có được một trang riêng để mọi người đưa các nhận xét, ý kiến về nhiều khía cạnh của việc dùng tên nguyên gốc, thì tránh cho nhiều người lặp đi lặp lại những thảo luận này ở các trang thành viên. Trong khi chờ đợi, tôi đề nghị bác là chúng ta giữ lại một vài tên theo tiếng Anh. Chẳng hạn ở đầu bài ta viết là nhà Hakhamanishian rồi để Achaemenid trong ngoặc. Trong phần còn lại của bài thì để nhà Hakhamanishian. Nếu bài dài mà lâu quá chưa nhắc đến nhà Hakhamanishian thì lại để Achaemenid trong ngoặc một lần nữa. Với các tên nổi tiếng khác như nhà Osmanli hay Kourosh Đại đế cũng vậy, cho người đọc khỏi phải suy nghĩ để nhận ra, hay khỏi phải bấm liên kết trở đi trở lại (nhiều khi bấm rồi đi luôn không chừng:)). MohamedSaheed (thảo luận) 11:25, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi thấy lập trang riêng chắc được đấy, nên để mọi người bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề này, càng nhiều ý kiến tham gia càng tốt, sau buổi thảo luận này ta sẽ thống nhất một hệ quy tắc chung, sau cứ thế mà noi theo. Ý kiến của tôi là, một mặt tôi rất đồng ý với nguyên tắc "tên gốc" như Ti đã trình bày, nhưng ta cũng nên có những tinh chỉnh sao cho phù hợp với cách gọi tên thông dụng ở Việt Nam. Xin lỗi Ti cho tôi lạc đề chút, không biết mọi người ở mảng lịch sử dự tính đặt tên theo quy tắc thế nào, nhưng ở bên dự án Manga thì có một quy luật bất thành văn là: tên mà tác phẩm được gọi ở VN > tên gốc viết bằng phiên âm Romaji >>>>>>>>>> tên tiếng Anh. Đó là tại sao bài này có tên là Giỏ trái cây chứ không phải là Furūtsu Basuketto. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:04, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nghĩ cũng thú vị, có lẽ lâu nay người Việt ta quen với các tên Hy Lạp, La Mã và tên tiếng Anh, tôi cá là nhiều người sẽ lầm tưởng vương triều Hakhamanishian là một vương triều lạ hoắc nào đó thời trung cổ:D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:04, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái đó thì chắc là tùy nghi Ti và Saheed thôi, thấy cái nào phù hợp thì dùng. 2 bạn rành rẽ về ngành Sử nên tôi nghĩ ý kiến và cảm nhận của các bạn là xác đáng hơn của dân nghiệp dư (như tôi chả hạn). Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:27, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhắc đến mới nhớ, sách vở VN gọi cái en:Golden Horn là gì nhỉ. Tôi chỉ thấy trong sách của Quỳnh Cư nói cái cảng ở Golden Horn là cảng Kim Giác, còn bài Constantinopolis ở wiki TV gọi nó là Mũi Vàng. Tôi thì thấy Kim Giác thích hợp hơn Mũi Vàng hơn vì 1)khoái tên Hán Việt; 2)Horn là sừng, là mỏm chứ đâu phải là mũi nhỉ ?Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:27, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cape of Good Hope:D Tên hơi dài nhỉ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:32, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vừa tiếp tục sửa hai tiêu bản về Lịch sử Iran. Tiếng Ba Tư cũng gọi nhà Al-e Buye là nhà Buyian, nên tôi sửa thành Buyian cho dễ đọc hơn. Nhà Ghaznaviyan thì không biết tiếng Turkmen gọi sao, nên để theo tiếng Ba Tư đỡ, vì họ dùng tiếng chính thức là tiếng Ba Tư.MohamedSaheed (thảo luận) 13:43, ngày 13 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re:BQV[sửa mã nguồn]

Bí bo bí bo, tôi đi méc các bác BQV đây. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:52, ngày 14 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Quên mất, Ti có đổi tên thì nhớ chú ý xử lý cái tiêu bản vua Osmanli luôn, tất cả các tên của các vị ấy chưa được đổi lại thành tên gốc. Và có nhiều bài vua Thổ chưa di chuyển trang, tức là Bayezid là màu xanh còn Bayezit thì màu đỏ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:52, ngày 14 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hiện tôi đang chìm vào game Red Alert và dự án Manga nên chưa quay lại xem mảng của Ti được. Nhưng tôi sẽ dành thời gian viết tiếp bài về vua William. Còn Ấp Bắc I của Ba Tư:D thật ra trong bài này có vài lỗi văn phong và dịch thuật, tôi sẽ xem xét nó nay mai. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:57, ngày 14 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đùa thôi, tại nghe ná ná cái tên của trận Ấp Bắc lừng danh:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:15, ngày 14 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ti rảnh thì xem và sửa tiếp bài về chắt của Mehmet, sửa xong ta gắn sao cho nó vì bên wiki Anh thì nó đã có sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:26, ngày 14 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì ra bên wiki Thổ gọi (có lẽ đã đổi tên) các ông vua họ là Mehmed II, Bayezid II, Abdulmecid I, v.v...--Hakhamanish (Thảo luận) 14:00, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Osman vs Osmanli[sửa mã nguồn]

Tôi có tí ý kiến về cái này ở Thảo luận: Đế quốc Osmanli. Mời Ti xem qua. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:57, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Bạn hơi nhầm, người ta gọi Nhà Lê chứ ko phải Nhà Lê Lợi, thì tôi cũng đề xuất là Nhà Seleukus chứ không phải là Nhà Seleukus Nicanor. Cái Nhà Lê - Lê Lợi là cặp họ - tên và họ. Còn cặp Osman - Osmanli là danh từ - tính từ. Mà tính từ của Lê có phải là Leese không nhỉ ? (đoán mò tí, tại Vietnam bị biến thành Vietnamese) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:05, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nhìn chung là, theo tôi biết thì người VN ta gọi theo kiểu "danh từ" hơn là "tính từ" (theo suy luận của tôi, "danh từ" này có thể là tên/họ của vua (Seleukos), hoặc tên đất (Bactria)), ngoại trừ 1 số trường hợp đặc biệt (vd nhà Sassanid, tôi thấy Sassanid khá thông dụng hơn ở VN). Chính vì vậy tôi mới đề nghị bạn dùng "danh từ" Seleukus, Kayani, Osman thay vì "tính từ" Seleukid, Kayanian, Osmanli là vì lý do thế đó. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:15, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thấy rồi. Nói chung là tính anh Hector (viết ngược lại là Rocteh) hơi nóng, Ti thông cảm đi hén, ảnh hơi nhạy cảm chứ 0 có ý chi đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:42, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy là Ti định dùng Osman hay Osmanli ? Và các trường hợp "danh từ" tôi nêu trên nữa, theo Ti thấy thì thế nào ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 07:39, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Nếu Ti thấy việc nói chuyện riêng với Hector mà có được kết quả tốt cho hai phe thì cứ thực hiện. Về phần Hector, anh ấy cũng đã nói là nếu quả thật cái tên Osman tương đối phổ biến và nó tương đương với cái tên Ottoman thì anh ấy cũng sẽ chấp nhận thôi. Tôi thì tin cả 2 điều kiện ấy thì Osman đều đạt được. Nói chung là bạn thấy thế nào ? Tôi đang chờ ý kiến của bạn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:23, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Nhắc mới nhớ, sách Thập đại Tùng thư gọi ông Osman GhaziOttoman đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:33, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi đến lúc đó thì tôi xem luôn. Nói chung là Do what you want, but make sure don't create havoc.:D Mà bạn vẫn chưa cho tôi ý kiến về chữ Osman đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:22, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chỉ có Murad (bố của Mehmed) và Mehmed được đề cập kỹ đến thôi. Các vị khác chỉ nói 1, 2 dòng, ví dụ về Osman Ghazi chỉ nói là:có một thanh niên tên là Ottoman lên chỉ huy bộ tộc, rồi lấn chiếm đất của đế quốc Byzantine blah blah blah... không quá 3 dòng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:25, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy có lẽ cái tên Osman được rồi đấy, anh Hector nói là sẽ không phản đối nó nếu cái tên này có độ nổi bật tương đối chút, và tên này tương đương với tên Ottoman. Cả hai điều kiện đều được cả. Bạn có xem cuốn Lịch sử Trung Cận Đông chưa, sách này dùng chữ "Osman" đấy. Tôi thấy cái tên Osman chắc là không sao đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:29, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đi méc bác Saheed đây.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:34, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không nên, vì cái tên Đế quốc Osman khá thông dụng ở VN và thế giới. Và ngay tại wiki Anh họ có bài Đế quốc Osman riêng và Nhà Osman riêng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:43, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không có chi, tôi cũng hơi lăn tăn là nếu wiki Anh có bài riêng về dòng họ của Osman thì không biết có bài riêng về dòng họ Lý Đường không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:49, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Sẵn đây cũng làm dứt luôn, nếu bạn đã đồng ý với Osman thì bạn có đồng ý với Kayani, Seleukus,... như tôi vừa đề xuất ? Chúng ta nên thống nhất sớm sẽ tiện cho việc viết bài sau này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:11, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Attila[sửa mã nguồn]

Tôi vừa nhận thấy Wikipedia tiếng Việt chưa có bài về Attila (Attila the Hun). Ti2008 viết giúp được không? Xin cám ơn trước!--Paris (thảo luận) 18:09, ngày 15 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ặc ặc, đến cả Giáo hoàng cũng bị gọi là Đại đế à ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:40, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thú thật là lâu nay tôi cứ lăn tăn có phải The Great luôn luôn phải được dịch là Đại đế hay không ? Gọi cho vua chúa thì Đại đế nghe hợp lý chứ mà gọi cho các cụ như Leo hay Pompey thì nghe kỳ quá. Ngay cả ông Gwanggaeto the Great gọi đúng ra không phải là Gwanggaeto Đại đế mà là Quảng Khai Thổ Thái Vương. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:58, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Có cảm giác cái chữ Đế này hơi bị nhiều nghĩa hơn tôi nghĩ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:04, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không, tôi điếc về các ông này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:10, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Trên mạng thì từ điển Việt - Hán thiếu gì đâu ? Tôi lâu nay vật lộn với đám kanji, hanzihanja ở mấy bài truyện tranh, thấy có cái gì khó thì hỏi các anh Việt Hà, Bình Giang hoặc là lên trên mạng tra từ điển. Riết thành cái thói nghiện phiên âm Hán Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận)

Osman[sửa mã nguồn]

Theo tôi tình hình không đến nỗi như vậy. Đó là do tính cách và cách nói của anh Rotceh như vậy, với lại thành viên IP có "châm" anh ta một chút. Cứ bình tĩnh đi, từ từ đã. Bạn cũng thấy là anh Rotceh trao đổi khá điềm tĩnh với tôi, nếu như chúng ta không "châm" anh Rotceh thì chắc cũng không sao cả. Nhắc đến Osman, anh Rotceh chưa hồi âm nên tôi không rõ là anh ấy nghĩ thế nào về cái tên Osman, nhưng tôi khá tự tin về triển vọng của cái tên này. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:30, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy cứ đổi thành Đế quốc Osman. Tên này không sai và cũng không phải ít nổi bật. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:40, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi không có ý kiến, tùy bạn thôi. Bạn muốn đổi ngay hoặc đợi ý kiến của bác Saheed cũng được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:48, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thì nói là tùy mà. Nhưng mà thế này, nhớ là đổi hết những "osmanli" trong bài Mehmet II và Suleyman I thành "Osman" nhé. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:51, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mách làm quái gì, tôi vẫn bảo lưu ý kiến của mình là anh Rotceh chỉ hơi nóng nảy, thẳng tính chứ đâu có phải có ý gì đâu ? Mà tôi thấy chuyện như vậy cũng méc thì hơi kỳ quá. Thôi, chuyện tên gọi mình lo trước đi, tính gì thì sau tính. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:58, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

<đập đầu vào tường>Trời ơi, câu chuyện nhỏ xíu như con kiến à, bạn đâu cần thiết phải làm căng như vậy, gây ra xích mích không đáng có. Tôi tưởng bạn nói thế thôi hóa ra bạn làm thật. Làm thế có lợi gì đâu nào ? Mà thú thật cách nói của bạn với anh Hector hơi gay gắt, rất dễ bị hiểu nhầm là trịch thượng và khoa trương đấy. Tôi nghĩ đó là lý do tại sao mà trước kia anh Ledinhthang và anh Hector đều hiểu nhầm là bạn kiêu căng, tự cao tự đại. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:06, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Về Suleyman, tôi sẽ xem thử bài này coi sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:06, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thụy hiệu và miếu hiệu[sửa mã nguồn]

Về các chúa Nguyễn và chúa Trịnh: có sự khác nhau. Đương thời đa số các chúa đều đã Trịnh xưng vương (trừ Trịnh Kiểm), thụy hiệu và miếu hiệu của họ do người kế tiếp tôn. Mặt khác, tôi thường nghe các chúa Trịnh được gọi bằng "Thịnh vương", "Ân vương"; nếu có miếu hiệu thường được gọi chung cả với thụy hiệu luôn như "Nghị Tổ Ân vương" nhằm phân biệt rõ ngôi của họ là "vương" chưa không phải "đế". Trường hợp các chúa Nguyễn đa số là tước công (trừ Phúc KHoát và Phúc Thuần). Các miếu hiệu "Tông, Tổ" đều do con cháu "ăn nên làm ra" (tới ngôi hoàng đế) sau này truy tôn. Xếp các "đế" giả với "đế thật" thiết tưởng không tương đồng.

Bây giờ là những bài về "Thánh Tổ", "Thái Tông"vv... Sau này nếu mở rộng tới tước vương (hoàn toàn hợp lý vì các thiên tử nhà Chu cũng chỉ có tước này), sẽ thật "nguy hiểm" nếu hàng loạt công thần các triều đại được truy tôn (đơn cử tận năm 1484, Lê Thánh Tông truy tôn hàng loạt công thần Lam Sơn tước vương) cùng đứng với các "vua xịn" thì không ổn.--Trungda (thảo luận) 22:57, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

p/s: chữ viết tắt hoặc không dấu thì có nhiều cách đọc. Đó là cách đọc của bác Tâm.--Trungda (thảo luận) 22:59, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thời điểm tạo các bài cha con chúa Trịnh chưa đặt ra yêu cầu về tài liệu nhiều như hiện nay. Mặt khác, các nhân vật này không thuộc diện "gây tranh cãi". Việc bổ sung tài liệu chắc cũng không có vấn đề gì lớn.--Trungda (thảo luận) 23:11, ngày 16 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Quan Vũ trong tiếng Anh không phải en:Guanxu mà là en:Guan Yu. Danh hiệu Quan Đế được người đời tôn xưng khi thờ ông tỏ lòng kính trọng. Tên gọi này mang tính "dân dã" hơn là "chính thống". Bài Quan Vũ tôi cũng đã kê các danh hiệu Quan Vũ được tôn, như Quan Thánh nữa.
Tôi từng đọc có sách ghi chép thần phả đền thờ Triệu Quang Phục gọi ông là Triệu Việt Vương hoàng đế. Đó là những trường hợp người đời quá yêu quý mà tôn một người chưa từng làm đế lên ngôi đế (không loại trừ khả năng thần phả này do 1 ông đồ nho nào đó không thật hiểu nguyên lý danh hiệu vua chúa).
Tương tự, còn một trường hợp khác tôi gặp cách đây chừng hơn 10 năm, trong 1 vở cải lương, kể 1 điển tích thời Xuân Thu, câu chuyện "đứa con côi họ Triệu" ở nước Tấn. Tác giả đã gọi Tấn Lệ công là Tấn Lệ công hoàng đế (kiểu như Đại tá Trung úy Nguyễn Văn A - 2 chức 1 lúc!).--Trungda (thảo luận) 17:05, ngày 17 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Gọi Suleyman Vĩ đại hoặc Đại đế thì chính xác hơn. Tôi thì thích Vĩ đại hơn, để Magnificent nó khác với Great tí, nhưng mà nếu là Đại đế cũng chẳng sao. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 08:13, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Gặp mặt[sửa mã nguồn]

Mời bạn xem cuộc hẹn của các thành viên ở Hà Nội ở đây và cùng tham dự.--222.252.121.242 (thảo luận) 13:46, ngày 18 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên triều đại[sửa mã nguồn]

Tôi mới được một người Ba Tư giải thích ý nghĩa của chữ Safavi và chữ Safaviyan, tuy thấy người đáng tin cậy, nhưng có lẽ cũng cần thêm nguồn khác xác định lại.

Về Seleukos và Seleukid, với tôi thì sao cũng được, vì đó đều là tên theo dạng nguyên gốc.MohamedSaheed (thảo luận) 09:18, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã ghé qua xem các thảo luận mới của anh bên trang anh Dụng. Tôi đồng ý với anh.MohamedSaheed (thảo luận) 13:37, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC).Trả lời
Về tên đq Ottoman, tôi đã nói với bạn Rotceh là tôi hy vọng bạn ấy đồng ý với đề nghị "Osman" (của bác Sholokhov và của bác Cao xuân Kiên).MohamedSaheed (thảo luận) 13:37, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC).Trả lời
Tôi thấy các chữ Safawi, Safavi khá thịnh hành, mình dùng cũng tiện. Nếu có ai quen được một người Ba Tư khác hoặc đọc được tài liệu nào khác và cho ý kiến thì hẵn hay. Hiện thời mình dùng gọn cũng tốt.MohamedSaheed (thảo luận) 14:53, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi vừa khơi mào bài triều đại, mời Long và các bạn nào quan tâm ghé qua viết góp sức.MohamedSaheed (thảo luận) 14:59, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

:re[sửa mã nguồn]

OK lah, tôi hiểu:D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:21, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Đế[sửa mã nguồn]

Không phải đâu. Hán Hoàn Đế là vì tôi bận quá chưa viết được thôi, chứ mấy ông này cũng như mấy ông "làng nhàng" trước đó. Chỉ có Hán Hiến Đế trong tay Tào Tháo mới nhiều chuyện. Ông Hoàn tôi có thể làm luôn, còn ông Hiến thì cứ tạm để lại.

Các bài sử, nhất là cổ sử, bị 1 yếu điểm (đặc thù khó khắc phục) là thiếu hoặc không có nhiều hình, nếu không thì chẳng những Hán Quang Vũ ĐếNgụy Vũ Đế đều đã được "đầu tư" nhiều về nội dung...--Trungda (thảo luận) 17:28, ngày 19 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kayani[sửa mã nguồn]

Tôi tham gia vi.wiki từ tháng 4 năm 2009 và tôi chỉ biết Kâyni là một thành viên đã bị cấm trên vi.wiki cùng với mấy con rối của anh ta. Còn về thụ giáo thì từ năm chục năm nay tôi đã học qua gần trăm thầy nhưng chắc chắn không có ai như Kayani. --Двина-C75MT 02:20, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đông Đế gặp Tây Đế[sửa mã nguồn]

Tôi đã bổ sung cho Hán Hoàn Đế, nhưng tài liệu tôi có không nói việc gặp gỡ này.--Trungda (thảo luận) 09:30, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

À, cũng không thấy sách ông Phúc nhắc tới. Đúng là phải có Hậu Hán thư rồi, tiếc rằng chưa được dịch.--Trungda (thảo luận) 09:48, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngày xưa sứ giả mà đi từ Tầu sang La Mã, kể cũng siêu phàm. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:00, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chu Thái vương[sửa mã nguồn]

Là ông nội Chu Văn Vương, thụy hiệu này được Vũ vương Cơ Phát truy tôn. Bạn xem phần đầu bài Ngô (nước) sẽ rõ hơn.--Trungda (thảo luận) 09:52, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hán Hoàn Đế[sửa mã nguồn]

Thời Đông Hán từ khi vua suy yếu thì hoạn quan và ngoại thích thay nhau. "Thập thường thị" trong Tam Quốc diễn nghĩa chính là kế tục hội này, còn anh hàng thịt Hà Tiến cũng là 1 Lương Ký mới. Nhưng khi đó "vật cùng tất biến", cuộc đấu tay đôi giữa hoạn quan và ngoại thích không diễn ra mãi. Trương Giác nổi dậy khiến các quân phiệt có cớ chiêu binh mãi mã vào cuộc, và hậu quả là dẹp xong Khăn Vàng thì cả hoạn quan lẫn ngoại thích đều bị lật nhào. Đổng Thừa trong Tam quốc diễn nghĩa chính là đại diện cho lực lượng ngoại thích sót lại cuối cùng, và đã thất bại trước cuộc đối đầu không cân sức với họ Tào. Đó là lý do vì sao tôi muốn viết nhiều về những người sống trong giai đoạn Hán mạt tiền Tam Quốc như Hiến Đế và Đổng Thừa...--Trungda (thảo luận) 10:04, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Di chuyển[sửa mã nguồn]

Tôi đã di chuyển, và thay đổi một số chỗ trong "ruột" những bài này nữa mà tôi nghĩ là cho tương ứng khi tên bài thay đổi. Không rõ việc đổi ruột này có sai gì không, bạn rà soát lại và chỉnh nốt nhé.--Trungda (thảo luận) 11:15, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Oai, trong bản kê ở chỗ thỉnh cầu tôi thấy bạn ghi tên kia bên cạnh và cho đó là tên bạn muốn đổi.--Trungda (thảo luận) 11:23, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cầu khẩn[sửa mã nguồn]

Nhờ bạn cứu giúp mục từ Kayani đi. Có người định đổi hướng đến thành viên Kay lão sư mới chết chứ. Người Iran mà biết bọn ta đánh đồng vua của họ với thày Askan (tên mới nhất) này thì có khi họ sang vi.wiki phá hoại mấy mẻ để trả đũa thì gay go. Tôi để hiện thời là trang đổi hướng, chỉ biết thêm ông tướng Ashfaq Parvez Kayani của Pakistan thôi. Bạn viết luôn về ông tướng nha, có bên en.wiki đấy.--222.252.81.91 (thảo luận) 18:48, ngày 20 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đề nghị đồng chí thông báo với bác Saheed gấp, để bác Saheed khuyên can mấy người bạn Ba Tư, nếu muộn quá mà bạn của bác Saheed kéo quân tới đánh wikipedia tiếng Việt thì nguy to. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:07, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Dunno, nhưng thày từng nói thày là giáo viên dạy sử, chắc là thày cũng phải thường xuyên tiếp xúc với mấy tài liệu lịch sử. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 05:20, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Who knows, chuyện chính trị bạn hỏi bác Minh Tâm ấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:57, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Minh Thành Tổ[sửa mã nguồn]

Bạn đã nói đủ rồi, tôi không cần giải thích thêm. Tôi chỉ không hiểu là đầu óc anh Trương Hoàng Phong này chứa não hay chứa tau foo mà phát biểu ra cái câu như vậy ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:42, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đậu phụ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:44, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời bạn xem Lịch sử thế giới Trung đại xem họ viết Cao Vũ, Cao Tạng hay là Yeoungu và Bojang. Đối với người Triều Tiên hiện đại thì tôi không lăn tăn, nhưng đây là người Triều Tiên cổ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:47, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Phim Jumong làm về người Triểu cổ, sao nhà mình không chịu bỏ tý công sức dịch cổ Choson thành Cổ Triều Tiên nhỉ ? Hay là sợ làm mất lòng các bố bên Hàn vì đám Hàn Xẻng nó không thích chữ Triều Tiên ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:55, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

No biết, cái này chắc chúng ta đi hỏi đài truyền hình quá. Có thể đây là phim làm về người Tầu. Chắc là mấy phim kia các là do các bác bên Hàn làm nên bên mình phiên âm hết thành romaja, tránh làm mất lòng các bác Hàn chăng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:00, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi, hỏi đài truyền hình cho chắc ăn. Biết đâu sau khi hỏi xong đài truyền hình rút kinh nghiệm, dùng romaji thì sao nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:05, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Về phong cách dịch, thường các đài trong Nam (HTV, BTV) vẫn chuộng dùng tên Hán Việt, các đài ngoài Bắc (VTV, HTV) mới hay dùng romaja (cho tiếng Hàn), romaji (cho tiếng Nhật), đại sứ quán Hàn Quốc thì đương nhiên cổ động cho việc dùng romaja để thể hiện họ không còn chịu ảnh hưởng của Trung Quốc. GV (thảo luận) 12:16, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi có coi phim đó được mấy tập đầu, nhưng có dạo bận quá, bỏ hết mấy tập, thế là không coi nữa vì tôi sợ sau khi mình bỏ hết mấy tập thì xem lại sẽ không hiểu gì. Mà ông diễn viên chính nhìn mặt giống người thật í chứ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:44, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

He he, hôm nay mới qua xem bài viết của GV trên trang thảo thuận của bác Trương Hoàng Phong, thì ra đồng chí Phong là 1 con rối của 1 thành viên có truyền thống paste đoạn tiếng Anh mà chả thèm dịch sang tiếng Việt. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:49, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hè hè, nói chung là nếu không phạm luật, không trái với lương tâm thì việc ta ta cứ làm, người khác chửi thì cứ kệ. Nếu nói mà anh ta không nghe thì nên bắt chước châm ngôn của Livy: tránh cho xa, đừng thèm đoái hoài. Nhưng tôi cũng hy vọng sau lần góp ý này thì anh bạn Phong này sẽ làm việc tốt hơn. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:50, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tranh luận thì đúng hơn, thật tình lâu nay tôi vốn nể anh GV nên không có gan cãi anh í, chả qua lúc nãy đầu tôi nó đang bốc hỏa nên nói năng thiếu kềm chế. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:52, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tất nhiên vì anh Hector lập luận điềm tĩnh và chững chạc hơn Livy rất nhiều. "Nội công" của Livy cũng ko tầm thường đâu, tiếc là Livy vẫn còn rơi rớt mấy điểm "bụi đời" từ các loại forum và DotA, sau 1 thời gian quen với wiki rồi sẽ thấy 1 Livy khác hẳn:D. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 14:56, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Kayani[sửa mã nguồn]

Kayani làm thầy của ai? Và từ bao giờ? Ai phong cho Kayani làm thầy thế nhỉ? Đối với tôi, cậu ta chỉ là đáng là một anh học trò lười và hư. --Двина-C75MT 12:18, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)--Trả lời

Đính chính với Ti chút là thày hổng có ra khỏi wikipedia như đã tuyên bố đâu, thày chỉ dùng bí danh khác để tiếp tục hoạt động cách mạng thôi, bí danh cũ dù bị khóa vẫn có thể nhận tin nhắn đc mà ?:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:16, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Người Ba Tư[sửa mã nguồn]

Người bạn (quen sơ) Ba Tư của tôi có vẻ không biết gì về tiếng Việt. Ông ấy có giả vờ hay không tôi cũng không biết. Còn về chuyện tình nghi những người Iran kia tấn công, anh Ti và bác Sholokhov nếu ở Hà Nội thử liên hệ với tòa đại sứ Iran xem sao:).

Cho rõ thêm một chút, để tôi ngưng đóng góp cho loạt bài về lịch sử Iran. Và "xí xóa" về tiêu bản vua Ba Tư, nhà Arsacid, xứ Parthia, v.v... tôi khỏi soạn/dịch tiếp nhé. Bác Sholokhov cũng vậy, tôi khỏi nhớ đến việc đóng góp vào bài Eumenes của Cardia nhé.

Cũng xin mời anh Ti và bác Sholokhov xem thảo luận mới nhất của tôi tại trang Ottoman, để thấy rõ hơn quan điểm của tôi.

Vua Quang Trung đối với tôi luôn luôn vẫn là một người anh hùng đáng kính mến.MohamedSaheed (thảo luận) 22:01, ngày 21 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tước hiệu trong Vương triều Triều Tiên[sửa mã nguồn]

He he, giờ mới thấy triều đình của Quốc Vương nó khác với triều đình của Hoàng Đế như thế nào. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 09:46, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cơ bản là vì triều đình bên Tây họ không hoàn toàn tương đương như bên Tầu, vì vậy nên đôi khi họ không tìm được chức vụ hoàn toàn tương đương cho hai bên vậy thôi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:12, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Osman[sửa mã nguồn]

Thế thì đề nghị Ti đổi Constantinople thành Constantinopolis luôn, như Ti đã nói, nhìn cái tên Constantinopolis ta biết ngay đó là Constantinople. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:14, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy tôi đổi Constantinople lại thành polis đây, tôi thấy nếu Pyotr Đại đế đứng vững được thì Constantinopolis không có lý gì mà không vững được. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:17, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cái này hỏi Đà ấy (trungda), mình rất dốt sử TQ vào thời kì xa xưa, lúc mà người ta chưa biết chép sử là gì. Mà nếu Ti đã quyết định đổi tên Const... thì đổi luôn bây giờ là hay nhất. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:25, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ko, nhưng nghe Dongsonvn nói tên ảnh là Đà. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:28, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì phải chờ số phận run rủi rồi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:29, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc tên ko có xấu vậy đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:31, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ok, lúc đó nhớ rủ mình theo cho vui. Chỉ sợ là sau vài hiệp là tôi đuối rồi, dân nghiệp dư mà, nội công sao bằng các cụ Hector, Trungda, GV hay Saheed chứ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:33, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Hè hè, mình phải mở sòng cá cược mới được. Thôi mình out, sắp có hẹn òi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 10:45, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Re: Nhà Achaemenid hay nhà Achaemenes[sửa mã nguồn]

Xin lỗi tôi ko biết về nhà trên nên ko có ý kiến, nhưng theo hiểu biết của tôi thì làm gì có nhà trên trong lịch sử Iran?. ASM (thảo luận) 10:34, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo tài liệu tôi có thì: Trong các tộc người Aryan thì Medes và Anshan là hai tộc lập nhà nước sớm nhất, người Medes lập vương quốc Medes vào năm 612TCN. Người Anshan lập vương quốc Perse muộn hơn, tôi chỉ biết người Anshan chinh phạt người Medes mở đầu cho thời kỳ đế quốc Ba Tư chứ không biết nhà Acha...gì đó. Xin hỏi tất cả các bài về lịch sử Iran bạn dịch từ en phải không, ASM (thảo luận) 10:54, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Wong Jack Man[sửa mã nguồn]

Phiên âm Hán Việt thì đúng là như thế. Mà ở VN có ông HT Dân trùng tên nào nổi tiếng à ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:11, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

IP[sửa mã nguồn]

Who knows ? Hy vọng là không có đổ máu xảy ra:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:58, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Đọc rồi, yêu cầu thả ngư dân và nói CNC là đồ con gì đó đúng ko ? Mà này, bác Minh to nghỉ hưu từ lâu rồi, để bác TH Phong lên thay nên đừng nắm kẻ nghỉ hưu làm chi, nắm kẻ đang làm việc đã.:D Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:01, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên[sửa mã nguồn]

Tôi vẫn kiên định ý kiến của mình. Mặc dù ý kiến của mình yếu thế hơn nhưng ko vì thế mà chúng ta mất lòng tin. (chết sặc, sao mình sến thế nhỉ ?) Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:23, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Giờ đồng chí mới biết à ? Tôi bảo thủ mà lại còn lì lợm nữa chứ. May đời là tôi chưa bị đuổi khỏi wiki đấy. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:53, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

I know it. But you mean... ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:56, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã đọc rồi. Ý bạn muốn nói gì qua thảo luận của anh Hector ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 11:58, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Chắc là đọc được. Thú thật tôi hơi buồn khi thấy một số tên gốc như Constantinopolis, Konstantinos, Seleukus không được dùng. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:02, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tội quá, thày làm liên lụy đến tên mấy triều đại Ba Tư hết. Không khéo lại có thánh chiến ở wiki ta thì khổ. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:06, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Pi-ốt đi, ở VN có khối sách dùng Pi-ốt. Thêm nữa ổng là người Gấu mà phỏng ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:18, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Ngày xưa VN ta có mối quan hệ ngoại giao tương đối gần gũi với anh Hai Gấu và anh Ba Tầu, còn anh Cả Mẽo thì chỉ có miền Nam xưa và cả nước Vn gần đây mới làm thân thôi. Vì vậy không ngạc nhiên khi nhiều tên Tầu và Nga khá phổ biến ở VN. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:23, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Từ từ thôi, làm cái gì mà làm láng vậy. Nhỡ đụng đến tên Quảng Khai Thổ thì sao ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:26, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng được nhưng mà đánh nhiều mặt quá đuối đấy, Ti không đuối nhưng mà mình đuối. Dứt cái Osman này đã. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:30, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Cũng không hiểu sao cái sông Danube thì 1 đằng gọi Đa Nu đằng kia gọi Đu Na nhỉ ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:35, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tôi đã có sắn trang QKT mà không có đuôi "của" ở đó. Vì vậy tôi ko đổi theo cách của "dân thường" được, và ko biết thủ thuật của BQV để đổi. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 12:51, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Góp ý[sửa mã nguồn]

Tôi xin nhận lời góp ý của bạn. Tôi dạo này khá bận nên ít có dịp vào wikipedia nên không trả lời nhanh chóng được. Rotceh (thảo luận) 22:48, ngày 22 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Mời tham gia Ngày này năm xưa[sửa mã nguồn]

Mời anh tham gia viết về Ngày này năm xưa để đưa lên Trang chính giống như bên wiki Tiếng Anh. Liên hệ mxn để biết thêm chi tiết.--Prof MK (thảo luận) 00:13, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Việt Nam dân quốc ? (ối trời ơi iem cười chết mất)[sửa mã nguồn]

Sản phẩm của 1 thành viên người Đài, ko biết tiếng Việt lẫn tiếng Anh, chuyên đi nhét thông tin vớ vẩn về trng web "văn phòng cô dâu Việt tại Đài Loan". Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:37, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Link đây. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 13:37, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên bài (tập 2)[sửa mã nguồn]

Thôi đừng đi hỏi nữa, GV giận mắng cho 1 trận rồi kìa. Lo cái Osman đã. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:14, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Thôi, đừng để mình đập đầu vào tường lần 2. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:18, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Vậy thì đừng đánh là khỏi phải ai bị thương. Tránh voi chả xấu mặt nào cả. Những người dạng "Voi" có công lực quá mạnh, mình tự nhận thua và né đi thì không ai nói gì mình đâu. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 15:23, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Theo bài thì đúng là Thế Tổ có thể có lập ra 1 vương triều mới, nhưng mà v.triều này là sự nối tiếp của 1 dòng họ đã nắm quyền thống trị trc đó (nhà Nguyễn chả hạn). Nói chung là tôi chủ trương tránh tranh cãi, có lẽ tôi thuộc dạng dĩ hòa vi quý. Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 16:02, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Thấy bạn băn khoăn về Thế Tổ, bạn hãy đọc điều tôi thảo luận với Sholokhov. Đơn cử thực tế: Bắc Chu Vũ Đế chỉ là vua thứ 3 của Bắc Chu nhưng lại là Cao Tổ, còn 2 ông trước chỉ là Tông. Quang Trung cũng chỉ là vua thứ 2 nhà Tây Sơn vẫn là Thái Tổ. --Trungda (thảo luận) 16:21, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời
Còn "Thế" hay "Thái" hay "Thành", "Hưng"... chỉ là chữ con cháu chọn cho đẹp, không cố định chữ nào (chắc ko phải các chữ "xấu" như Lệ Tổ/ U Tổ/ Đái Tổ/ Tĩnh Tổ...)--Trungda (thảo luận) 16:39, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Tên xấu[sửa mã nguồn]

Chưa thấy ông nào mang "tên xấu" là Tĩnh Tổ, nhưng có Tĩnh Tông ở đây. Không biết có phải là "tĩnh" xấu mà Trungda đề cập không ? Михаил Александрович Шолохов (thảo luận) 17:02, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời

Không, đã để trong ngoặc kép rồi còn gì.--Trungda (thảo luận) 17:09, ngày 23 tháng 9 năm 2009 (UTC)Trả lời