Wikipedia:Bài viết chọn lọc/2010/04

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023 2024
Bài viết chọn lọc
tháng 4 năm 2010
Tháng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12

Chiến dịch Mãn Châu (1945)

Hạm đội Cờ đỏ Sông Amur ăn mừng sau chiến thắng.

Chiến dịch Mãn Châu là một chiến dịch quân sự của Quân đội Liên Xô nhằm vào đạo quân Quan Đông của Nhật tại khu vực Mãn Châu. Đây cũng là chiến dịch trên bộ lớn nhất trong Chiến tranh Thái Bình Dương được thực hiện theo sự thỏa thuận giữa Tam cường Đồng MinhTrung Hoa dân quốc trong tuyên bố cuối cùng của Hội nghị YaltaTuyên bố Potsdam về việc Liên Xô tham gia cùng Hoa Kỳ, Anh và Trung Quốc đánh bại phát xít Nhật ở Viễn Đông, bắt đầu vào ngày 9 tháng 8 năm 1945 và kết thúc ngày 2 tháng 9 với sự thắng lợi của Hồng quân.

Chiến dịch Mãn Châu được thực hiện 3 tháng sau khi nước Đức Quốc xã bị đánh bại, kết thúc chiến sự tại châu Âu theo đúng cam kết của Liên Xô với các đồng minh của mình tại các Hội nghị Yalta và Postdam. Vào thời điểm đó, Phát xít Nhật đã bị các nước Đồng Minh Hoa Kỳ, Anh, Úc đánh bật khỏi nhiều vùng biển quan trọng trên Thái Bình Dương. Các hạm đội của Nhật Bản cũng chịu những thiệt hại nghiêm trọng. Hải quân Hoa Kỳ đã có mặt tại vùng biển gần Nhật Bản. Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ đã chiếm được một số đảo nhỏ quan trọng gần các đảo lớn của Nhật Bản. Không lực Hoa Kỳ đã tiến hành nhiều trận ném bom chiến lược vào các thành phố lớn trên đất Nhật. Quân đội Hoa Kỳ cũng chuẩn bị "Kế hoạch Downfall", dự kiến tiến hành hai chiến dịch Olympic và Koronet để đánh chiếm toàn bộ các đảo của Nhật Bản. Tuy nhiên, lục quân Nhật Bản vẫn còn đóng giữ nhiều vùng đất đã chiếm được tại Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên và Đông Nam Á. Trong đó, đạo quân Quan Đông, bao gồm hai phương diện quân và một tập đoàn quân độc lập chiếm giữ Mãn Châu là vùng công nghiệp quan trọng tại Đông Bắc Trong Quốc. Ngay khi chiến dịch mở màn, Phương diện quân 17 của Nhật Bản tại Triều Tiên cũng được nhập vào biên chế của đạo quân này. [ Đọc tiếp ]

Vệ tinh Titan

Titan được quan sát từ tàu vũ trụ Cassini–Huygens.

Titanvệ tinh lớn nhất của Sao Thổ, vệ tinh duy nhất được biết có một khí quyển đặc, và vật thể duy nhất trừ Trái Đất có bằng chứng rõ ràng về các vật thể nước bề mặt ổn định đã được khám phá.

Titan là vệ tinh ở khoảng cách xa thứ hai mươi của Sao Thổ và xa thứ sáu trong nhóm những vệ tinh có kích thước đủ lớn để có hình cầu. Thường được miêu tả như một vệ tinh có những đặc điểm giống hành tinh, Titan có đường kính lớn hơn khoảng 50% so với Mặt Trăng của Trái Đất và có khối lượng lớn hơn 80%. Nó là vệ tinh lớn thứ hai trong Hệ Mặt Trời, sau vệ tinh Ganymede của Sao Mộc, và nếu tính theo đường kính nó còn lớn hơn hành tinh nhỏ nhất, Sao Thuỷ, (dù chỉ có khối lượng bằng một nửa). Titan là vệ tinh được phát hiện đầu tiên của Sao Thổ, nó được khám phá năm 1655 bởi nhà thiên văn học người Hà Lan Christiaan Huygens.

Titan được cấu tạo chủ yếu gồm các vật liệu băng nước và đá. Mật độ khí quyển dày đặc khiến chúng ta khó tìm hiểm về bề mặt của Titan cho tới khi các thông tin mới được thu thập với phi vụ Cassini–Huygens năm 2004, gồm cả việc phát hiện các hồ hydrocarbon lỏng tại các vùng cực của vệ tinh này. Chúng là những vật thể lỏng lớn, ổn định duy nhất tồn tại trên bề mặt của bất kỳ một vật thể từng biết nào ngoài Trái Đất. Về địa chất, bề mặt vệ tinh này còn trẻ; dù các ngọn núi và nhiều núi lửa băng (dạng phun trào giống núi lửa nhưng thành phần chủ yếu là băng) có thể có đã được phát hiện, bề mặt khá phẳng với chỉ một ít hố va chạm. [ Đọc tiếp ]

John Terry

John George Terry

John George Terry (sinh ngày 7 tháng 12, 1980) là cầu thủ bóng đá người Anh hiện đang thi đấu cho câu lạc bộ Chelsea FCđội tuyển bóng đá quốc gia Anh. Anh thi đấu ở vị trí trung vệ, là đội trưởng của câu lạc bộ Chelsea từ mùa giải 2003-04 cho đến nay và là đội trưởng đội tuyển Anh từ tháng 8 năm 2006 đến tháng 2 năm 2010. Terry cũng là cầu thủ trưởng thành từ lò đào tạo trẻ của Chelsea.

Terry được bầu là Hậu vệ xuất sắc nhất năm của Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu hai lần vào năm 2005 và 2008, Cầu thủ xuất sắc nhất năm của Hiệp hội cầu thủ nhà nghề Anh (PFA Players' Player of the Year) năm 2005, và có tên trong danh sách FIFPro World XI 5 mùa giải liên tiếp, từ 2005 đến 2009. Ngoài ra, anh còn là cầu thủ đội tuyển Anh duy nhất có mặt trong đội hình tiêu biểu của Giải vô địch bóng đá thế giới 2006.

Năm 2007, Terry trở thành đội trưởng đầu tiên nâng cao chiếc cúp FA trên sân vận động Wembley mới sau khi Chelsea giành chiến thắng 1-0 trước Manchester United trong trận chung kết, và anh cũng là cầu thủ đầu tiên ghi bàn thắng trên sân vận động này khi đánh đầu gỡ hòa 1-1 trong trận giao hữu quốc tế với Brazil. Mùa giải 2007-08, Terry đã đá hỏng quả phạt đền trong trận chung kết Cúp các đội vô địch bóng đá quốc gia châu Âu, làm mất cơ hội giành chiến thắng cho Chelsea và sau đó Manchester United đã giành danh hiệu vô địch. [ Đọc tiếp ]

Trận chiến Đông Solomon

Hàng không mẫu hạm USS Enterprise đang sử dụng hỏa lực phòng không chống lại cuộc tấn công của các oanh tạc cơ bổ nhào Nhật Bản vào ngày 24 tháng 8, 1942 (góc nhìn từ tuần dương hạm USS Portland).

Trận chiến Đông Solomon diễn ra từ ngày 24 tháng 8 đến ngày 25 tháng 8 năm 1942, là trận hải chiến hàng không mẫu hạm thứ ba trên mặt trận Thái Bình Dương trong Thế chiến thứ hai và là trận hải chiến lớn thứ hai giữa Hải quân Hoa KỳHải quân Đế quốc Nhật Bản trong chiến dịch Guadalcanal. Giống như trong các trận chiến tại biển San hôMidway, các chiến hạm của cả hai bên đã không nhìn thấy nhau và các đợt tấn công của cả hai bên đều được tiến hành bằng các máy bay xuất phát từ hàng không mẫu hạm hay các căn cứ trên đất liền.

Với mục tiêu tái chiếm sân bay Henderson và đẩy lùi quân Đồng Minh khỏi Guadalcanal, Lục quân Đế quốc Nhật Bản đã quyết định đưa thêm quân đổ bộ lên Guadalcanal. Để yểm trợ cho cuộc đổ bộ này cũng như để tiêu diệt Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, đô đốc Isoroku Yamamoto đã quyết định gửi đến vùng quần đảo Solomon một lực lượng lớn thuộc Hạm đội Liên hợp bao gồm ba hàng không mẫu hạm và nhiều chiến hạm khác do phó đô đốc Nagumo Chūichi chỉ huy. Cùng lúc đó, nhận được tin hạm đội Nhật tiến về phía quần đảo Solomon, ba Lực lượng đặc nhiệm hàng không mẫu hạm Mỹ của Đô đốc Frank Jack Fletcher cũng tiến đến Guadalcanal để đối phó các nỗ lực tấn công của quân Nhật.

Kết thúc trận đánh, cả hai hạm đội Nhật và Hoa Kỳ đều lần lượt rút lui sau khi chịu một số thiệt hại mặc dù cả hai đều không đạt được một thắng lợi rõ ràng. Tuy nhiên, Hoa Kỳ và các đồng minh đã giành được một lợi thế lớn hơn cả về chiến thuật lẫn chiến lược trong trận đánh này vì phía Đồng Minh tổn thất ít hơn phía Nhật, đặc biệt là việc hải quân Nhật đã mất một số lượng đáng kể các máy bay và phi hành đoàn có kinh nghiệm. Ngoài ra người Nhật còn phải đình chỉ việc tăng quân cho Guadalcanal và từ đó trở đi buộc phải dùng các khu trục hạm thay thế các chuyển vận hạm vào nhiệm vụ chở quân, giúp cho Đồng Minh có thêm thời gian chuẩn bị chống lại các cuộc phản công của quân Nhật và ngăn chặn người Nhật đổ bộ được pháo hạng nặng, cung cấp đạn dược và hàng tiếp liệu cho lính Nhật đang chiến đấu ở trên đảo. [ Đọc tiếp ]

Tinh vân Con Cua

Tinh vân Con Cua. Ảnh của kính viễn vọng không gian Hubble.

Tinh vân Con Cua là một tàn tích siêu tân tinh và tinh vân gió sao xung trong chòm sao Kim Ngưu. Tinh vân này được John Bevis quan sát năm 1731; nó tương ứng với siêu tân tinh sáng chói được các nhà thiên văn Trung Hoa và Ả Rập ghi nhận năm 1054. Với năng lượng tia Xtia gamma trên 30 KeV, tinh vân Con Cua nói chung là nguồn sáng bền vững mạnh nhất trên bầu trời, với thông lượng đã đo đạc trải rộng tới trên 1012 eV. Nằm ở khoảng cách khoảng 6.500 năm ánh sáng từ Trái Đất, tinh vân này có đường kính 11 năm ánh sáng và giãn nở với tốc độ khoảng 1.500 kilômét mỗi giây. Tại trung tâm của tinh vân này là sao xung Con Cua, một sao neutron quay, phát xạ các xung của bức xạ với bước sóng từ tia gamma tới sóng radio và với tốc độ quay khoảng 30,2 lần mỗi giây. Tinh vân này là thiên thể đầu tiên được nhận dạng bằng vụ nổ siêu tân tinh lịch sử. Tinh vân này đóng vai trò như là một nguồn bức xạ để nghiên cứu các thiên thể che khuất nó. Trong thập niên 1950 và 1960, vành nhật hoa của Mặt Trời đã được xạ ảnh từ các quan sát sóng radio của tinh vân Con Cua vượt ngang qua nó, và trong năm 2003, độ dày của khí quyển của vệ tinh Sao ThổTitan đã được đo đạc khi nó chặn các tia X từ tinh vân này. [ Đọc tiếp ]