Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Nội dung tương tác”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Không có tóm lược sửa đổi
Dòng 81: Dòng 81:
Hình thức nội dung tương tác này bao gồm lấy đầu vào của người dùng và dựa trên một công thức, tạo ra một câu trả lời (thường là bằng số).
Hình thức nội dung tương tác này bao gồm lấy đầu vào của người dùng và dựa trên một công thức, tạo ra một câu trả lời (thường là bằng số).


* [[KOL]]<ref>[https://influencermarketinghub.com/kols-key-opinion-leader/ KOLs | Key Opinion Leaders – What Are They And Why Should You Care?]. ''Influencer Marketing Hub''. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.</ref>
* [[KOL]]


KOL ({{lang|en|key opinion leader}}) hay còn gọi là "người ảnh hưởng", một nhân hay tổ chức kiến thức sản phẩm chuyên môn tầm ảnh hưởng trong lĩnh vực của họ. Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng.
KOL (Key opinion leader) hay còn gọi là “Người dẫn dắt quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người am hiểu về một chủ đề, một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó. Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng.


* Assessment
* Assessment

Phiên bản lúc 17:42, ngày 26 tháng 5 năm 2020

Nội dung tương tác (tiếng Anh: interactive content): Là một hình thức của marketing nội dung (content marketing), đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng và khuyến khích họ thực hiện tương tác. Những tương tác này có thể đơn giản như nhấp chuột, thích, chia sẻ bài viết đến những hành động như tham gia khảo sát hoặc làm bài quiz, test tính cách,...

Để hiểu nội dung tương tác và lý do sử dụng chúng thì cần xem xét các hình thức và phương tiện khác nhau. Bất cứ điều gì đòi hỏi sự tham gia tích cực của người dùng đều có thể được phân loại thành nội dung tương tác.

Lịch sử hình thành

Khi mà hành vi người dùng thay đổi liên tục, chúng ta mỗi ngày phải tiếp nhận hàng nghìn thông tin khác nhau[1]. Nội dung sẽ dễ dàng bị người dùng quên lãng, thậm chí chúng sẽ bị chặn trước khi họ có thể nhìn thấy chúng. Để không bỏ lỡ, hoặc mất đi cơ hội tiếp cận người dùng, thì buộc phải cập nhật những xu hướng mới về Marketing nội dung.

Nội dung tương tác ra đời từ năm 1978, bởi sự ghét bỏ của người dùng đối với việc bị ép buộc tiếp nhận thông tin[1]. Đầu tiên, nó là mẫu email cho phép người dùng dừng theo dõi để từ chối nhận các thư tương tự. Sự ghét bỏ tăng nhanh theo thời gian và lượng thông tin không ngừng trở nên quá tải. Lượng nội dung đưa lên mạng năm 2016 tăng gấp 1.5 lần so với năm 2015, càng làm người dùng ghét bỏ và dừng theo dõi mọi thứ, trừ nội dung do chính họ tạo ra.

Tiến sĩ Dino Levy làm việc ở Khoa thần kinh học và Khoa quản lý thuộc trường đại học Tel Aviv (Israel) nhận định rằng mọi người có xu hướng thích tham gia vào các nội dung tương tác và họ sẽ khó quên các nội dung này[2]. Đồng thời, nó khuyến khích một người thực hiện các hành động theo kiểu động cơ. Vấn đề thực sự là khoảng chú ý của người dùng là cực kỳ hạn chế. Theo tạp chí Time, một người trung bình mất tập trung sau 8 giây, điều đó có nghĩa là các nhà tiếp thị cần thu hút được độc giả trong tám giây hoặc ít hơn[3]. Về mặt này, nội dung thông thường có thể có những hạn chế đáng kể.

Khái niệm

Nội dung tương tác là nội dung mà trong đó người dùng có thể tham gia, tương tác, trải nghiệm thay vì họ chỉ đọc, xem hoặc nghe một cách thụ động. Ở dạng đơn giản nhất, nội dung tương tác là nội dung được tạo ra với mục đích thu hút sự chú ý của người dùng và khuyến khích họ hành động. Những hành động này có thể đơn giản là một cú nhấp chuột để tiết lộ và tìm hiểu thêm về một chủ đề nào đó hoặc có thể phức tạp hơn là đưa ra lựa chọn, trả lời một loạt câu hỏi để tính điểm hoặc kết quả khác[4]. Đó là một cách tuyệt vời để thu hút sự chú ý từ người xem ngay từ đầu. Các cá nhân phải suy nghĩ và trả lời vì thế họ không thể bỏ qua nó. Đổi lại cho sự tham gia đó, những người tham gia sẽ nhận được kết quả liên quan theo thời gian thực mà họ quan tâm. Chính vì vậy, nội dung tương tác tạo ra hiệu quả khác biệt rõ rệt và trở thành tiêu chí KPI mới được các marketer theo đuổi.

Chức năng

Tỷ lệ tham gia cao hơn[5]

  • Nội dung tương tác là một trong những cách tốt nhất để dễ dàng thu hút sự tham gia của người tiêu dùng. Sử dụng nội dung tương tác, các nhà tiếp thị có thể tạo ra những trải nghiệm độc đáo, thú vị, vừa hấp dẫn, trực quan vừa được tối ưu hóa để cung cấp những thông tin hữu ích[6].
  • Nội dung tương tác thường mang lại cho mọi người nhiều giá trị hơn và do đó họ có xu hướng trao đổi địa chỉ email của họ để trải nghiệm và chia sẻ nội dung trên phương tiện truyền thông xã hội của họ - nơi ảnh được thích gấp đôi so với bài đăng văn bản thông thường và video được chia sẻ nhiều gấp 12 lần so với văn bản chỉ cập nhật trạng thái[7].
  • Một nghiên cứu của Socialbakers - một công ty tiếp thị truyền thông xã hội được hỗ trợ bởi AI toàn cầu, cho thấy nội dung tương tác dẫn đến khoảng 87% sự tương tác. Trong một nghiên cứu khác của 3M Corporation and Zabisco, đã nhận thấy 90% thông tin được truyền đến não là hình ảnh. Hơn nữa, hình ảnh được não bộ xử lý nhanh hơn 60.000 lần so với văn bản. Do đó, 40% mọi người sẽ phản hồi với các nội dung trực quan tốt hơn so với văn bản thuần túy[8].
  • Nội dung tương tác giúp người đọc ghi nhớ thông tin dễ dàng hơn gấp 7 lần[9].
  • Hơn 80% người dùng hứng thú với Nội dung tương tác[9].

Thu thập thêm nhiều dữ liệu và thông tin liên quan[5]

  • Nội dung tương tác cũng giúp thu thập dữ liệu. Rõ ràng, dữ liệu rất quan trọng đối với các nhà tiếp thị vì nó cho phép họ biết được và đánh giá chính xác hơn những gì khách hàng muốn và cần[10].
  • Thông qua các câu trả lời đánh giá, câu đố, cuộc thăm dò,... các nhà tiếp thị có thể thu thập dữ liệu cực kỳ quan trọng để xây dựng hồ sơ khách hàng chuyên sâu. Dữ liệu sau đó sẽ rất cần thiết trong việc xây dựng các sản phẩm hoặc dịch vụ tốt hơn và cải thiện nội dung để phù hợp hơn với khách hàng. Nếu sử dụng tiếp thị tương tác, sẽ có nhiều khả năng khách hàng sẽ cung cấp những thông tin phản hồi quan trọng, giúp các nhà tiếp thị thay đổi chiến lược tiếp thị nhanh chóng và hiệu quả hơn.
  • Trái ngược hoàn toàn với nội dung thông thường khác dày đặc và khó đo lường, nội dung tương tác cho phép các nhà tiếp thị phân tích hiệu quả của nội dung để đánh giá giá trị trực tiếp của nó đối với khán giả của họ.

Tăng lòng trung thành với thương hiệu[7]

  • Các loại nội dung thông thường khiến mọi người cảm thấy thương hiệu của bạn giống với nhiều thương hiệu khác, không có sự khác biệt hoặc nổi bật so với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, với nội dung tương tác thì khác, nó tạo ra một trải nghiệm đáng chú ý hơn với khách hàng, giúp họ phát triển lòng trung thành sâu sắc hơn với thương hiệu[7].
  • Ở mức cơ bản nhất, nội dung tương tác giúp xây dựng lòng tin. Người tiêu dùng sẽ biết đến thương hiệu ở mức độ sâu hơn và những trải nghiệm tích cực mà bạn tạo ra sẽ định hình nhận thức của họ về bạn là ai và bạn đại diện cho điều gì[11]. Một khi mọi người tin tưởng bạn, họ có nhiều khả năng chuyển đổi hơn.

Giáo dục khách hàng một cách hiệu quả thay vì thuyết phục họ mua hàng[5]

  • Người tiêu dùng rất thông thái, họ nhận biết được những chiêu trò nhằm thuyết phục mua hàng và hầu hết họ không thích điều đó[7]. Người tiêu dùng có xu hướng tự tìm hiểu thông tin trên Internet, hoặc tham khảo ý kiến từ người khác trước khi quyết định mua hàng. Đôi khi, họ chỉ tìm kiếm thông tin để giúp họ quyết định xem họ có thực sự cần sản phẩm của bạn hay không và liệu đó có phải là lựa chọn tốt nhất cho họ hay không. Họ không cần cũng như không muốn tốn thời gian để bị thuyết phục mua hàng trước khi họ chưa sẵn sàng. Vì vậy, khi nội dung của bạn có vẻ giống như một lời thuyết phục mua hàng hơn là một lời giải thích trung thực về những gì khách hàng mong đợi thì họ có thể không hài lòng.
  • Thông qua các video tương tác, infographics và các sách trắng tương tác, nội dung tương tác có thể là cách hoàn hảo để giáo dục người tiêu dùng thay vì nói thẳng cho họ các sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn khiến họ cảm thấy mình bị thuyết phục mua hàng. Người tiêu dùng thường thích nghiên cứu trước khi mua và việc cho phép họ làm điều đó sẽ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp của bạn[10].

Remarketing[5]

  • Nội dung tương tác giúp thu thập dữ liệu để đánh giá sở thích và ý định của người dùng, xác định được những gì người dùng thấy hứng thú. Từ đó, có thể tạo ra nội dung mới khiến họ quan tâm hơn, liên tục thu hút khách hàng của mình theo cách được cá nhân hóa. Điển hình là việc gửi email tiếp thị lại đã được cá nhân hóa đến từng khách hàng bằng cách sử dụng nhiều hơn các thông tin thông thường như tên của họ hay món hàng cuối cùng họ đã mua mà thêm vào đó là các thông tin đa dạng hơn như nơi họ rời đi, những trải nghiệm họ đã tham gia và sở thích của họ.
  • Nội dung tương tác cho phép các nhà tiếp thị tiếp thị lại, hay nói cách khác họ có thể tiếp cận với những người tiêu dùng đã từng truy cập trang web hoặc ứng dụng của bạn trước đó bằng cách sử dụng các sở thích và ý kiến ​​được bày tỏ của khách hàng để gửi cho họ các đề nghị, cập nhật và đề xuất được cá nhân hóa.

Tăng lượt nhấp chuột và lượt chuyển đổi[5]

  • Vấn đề mà các loại nội dung thông thường hay gặp phải đó là khách hàng tiềm năng ghé thăm trang web, họ chỉ xem qua nhưng không thực hiện nhấp chuột vào bất cứ thứ gì. Điều này đã khiến cho thương hiệu mất đi nhiều cơ hội để tiếp cận khách hàng. Tuy nhiên, nội dung tương tác lại có khả năng khắc phục được vấn đề đó.
  • Nghiên cứu nhận thấy rằng nội dung tương tác như các ứng dụng, câu hỏi trắc nghiệm, trả lời đáng giá, máy tính,... tạo ra lượt chuyển đổi ở mức vừa phải hoặc rất cao là 70% so với chỉ 36% cho các nội dung thụ động.
  • Một nghiên cứu khác của Oracle - một hãng phần mềm, một hệ quản trị cơ sở dữ liệu phổ biến trên thế giới, cho thấy các doanh nghiệp tận dụng nội dung tương tác luôn đạt tỷ lệ nhấp (CTR) trung bình lên đến 50% và tỷ lệ gửi biểu mẫu hơn 80%.

Các hình thức của nội dung tương tác

Snack content có nội dung ngắn, xúc tích, ấn tượng và đánh mạnh yếu tố hình ảnh, vì vậy, nó đáp ứng việc thu hút sự chú ý của một người dùng. Các dạng snack content thường dùng là meme, nội dung do người dùng tạo,...

  • Quiz article

Quiz article là bài báo trong đó sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm để các độc giả có thể tương tác bằng việc lựa chọn các đáp án phù hợp, qua đó cung cấp kiến thức và truyền tải thông điệp.

  • Long-form content

Long-form content là nội dung chuyên sâu, từ 800 chữ trở lên. Long-form content được xem như “làn gió mới” của báo chí bởi các ưu điểm vượt trội đến từ: Lợi ích SEO, tỉ lệ time-on-site, tỉ lệ viral cao, xu hướng “đọc chậm” của thế giới.

Information graphics là nghĩa là hình thức đồ họa trực quan sử dụng hình ảnh để trình bày thông tin, dữ liệu hoặc kiến thức thể hiện những thông tin phức tạp một cách nhanh và rõ ràng.

Video lan truyền nhanh (viral cideo) là video trở nên phổ biến thông qua quá trình chia sẻ trên mạng Internet, thông thường thông qua các trang web chia sẻ video như YouTube cũng như phương tiện truyền thông xã hội và email.

  • Poll and survey

Một cuộc thăm dò ý kiến, thường được gọi đơn giản là một cuộc thăm dò hoặc khảo sát, là một cuộc khảo sát nghiên cứu của con người về dư luận từ một mẫu cụ thể. Các cuộc thăm dò ý kiến thường được thiết kế để đại diện cho ý kiến của người dân bằng cách thực hiện một loạt các câu hỏi và sau đó ngoại suy tổng quát theo tỷ lệ hoặc trong khoảng tin cậy.

  • Calculators

Hình thức nội dung tương tác này bao gồm lấy đầu vào của người dùng và dựa trên một công thức, tạo ra một câu trả lời (thường là bằng số).

KOL (Key opinion leader) hay còn gọi là “Người dẫn dắt quan điểm chính” để chỉ những chuyên gia hoặc những người có am hiểu về một chủ đề, một lĩnh vực, ngành nghề nhất định nào đó. Họ được tín nhiệm bởi các nhóm lợi ích có liên quan và có sức ảnh hưởng đáng kể đối với hành vi người tiêu dùng.

  • Assessment

Assessment là một phần nội dung tương tác trong đó người dùng cung cấp câu trả lời cho một vài câu hỏi để nhận được thông tin chi tiết dựa trên chúng. Nó là một hình thức khách quan để có được thông tin phản hồi chất lượng thường gặp như test tính cách.

Sách trắng ({{lang|en|white|paper) là một tài liệu cung cấp thông tin thường được phát hành bởi một công ty hoặc tổ chức phi lợi nhuận để quảng bá hoặc làm nổi bật các tính năng của sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp cho vấn đề.

Sách điện tử viết tắt: e-book hay eBook, là một quyển sách được xuất bản và phát hành cho các thiết bị kỹ thuật số,bao gồm văn bản, hình ảnh hoặc cả hai, có thể đọc được trên màn hình phẳng của máy tính hoặc các thiết bị điện tử khác.

  • Interactive Email

Một email tương tác là một email cung cấp các chức năng cần thiết để người nhận thực hiện các hành động mà người gửi mong muốn. Email này kết hợp các yếu tố cho phép người đăng ký thêm các mặt hàng vào giỏ hàng của họ, đặt phòng, làm bài kiểm tra, xem video trực tiếp trong hộp thư đến của họ.

Đo lường hiệu quả sử dụng nội dung tương tác[15]

Việc đánh giá hiệu quả hiệu suất sử dụng Nội dung tương tác được thực hiện thông qua đánh giá, đo lường các số liệu liên quan sau[15][16]:

Lượt thích trang (Page Views)[17]

Để mọi loại nội dung (tương tác hoặc tĩnh) trở nên thành công, bạn cần có lưu lượng truy cập (traffic). Khách truy cập một lần có thể trở thành khách truy cập thường xuyên nếu nội dung cung cấp đủ thú vị. Số liệu của Lượt xem trang sẽ phản ánh nội dung tương tác được thực hiện tốt như thế nào và có bao nhiêu người dùng đã xem nó.

Giới thiệu (Referrals)[18]

Cung cấp cái nhìn sâu sắc về các nguồn đang nhận được lưu lượng truy cập tối đa. Khi sử dụng kết hợp các kênh để hướng lưu lượng truy cập đến nội dung tương tác thì số liệu này sẽ giúp xác định kênh nào hiệu quả nhất và lập kế hoạch chiến lược cho các kênh phổ biến: lưu lượng tối đa từ công cụ tìm kiếm, trang web của bên thứ ba, hoặc các trang mạng xã hội.

Hành vi gắn thẻ (Behavioral tagging)[19]

Tổ chức và phân tích dữ liệu về cách người dùng sử dụng nội dung tương tác. Với việc người dùng gắn thẻ sẽ giúp phân đoạn khách truy cập dựa trên hành động của họ. Chẳng hạn, ai đã mua, ai bỏ, ai dành nhiều thời gian nhất, v.v. Việc gắn thẻ có thể cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách người dùng tương tác với nội dung, cách họ chuyển đổi, cách họ tiếp cận với nội dung, v.v., có thể giúp xây dựng một bức chân dung chi tiết của một người dùng thông thường từ mỗi phân khúc.

Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng (Lead Conversion Rate)[20]

Khi mục tiêu của nội dung tương tác là nắm bắt khách hàng tiềm năng, số liệu này sẽ xác định mức độ thành công của nội dung. Tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng sẽ giúp xác định hình thức của nội dung tương tác.

Việc nhấp qua liên kết ngoài cho biết số lượng người dùng đã nhấp vào các liên kết được nhúng trong nội dung tương tác, tức là nội dung dẫn đến các trang đích nào, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng của CTR. Điều này giúp lập kế hoạch để khách truy cập chuyển hướng từ nội dung tương tác đến các phần khác của trang web.

Số lần nhấp cho mỗi đối tượng (Clicks Per Object)[16]

Nội dung tương tác cho phép chia sẻ nội dung ở dạng câu chuyện và số lần nhấp cho mỗi đối tượng (clicks-per-object) - xác định có bao nhiêu người nhấp vào các yếu tố cụ thể của nội dung tương tác. Điều này sẽ phân tích cách khách truy cập tương tác với các yếu tố điều hướng khác nhau. Nếu một đối tượng nhận được ít nhấp chuột hơn thì cần thiết kế lại vị trí của nó trong kiến trúc. Nếu một đối tượng có nhu cầu, điều chỉnh CTR xung quanh nó để có được kết quả tốt nhất.

Cách thức tạo nội dung tương tác

Dựa trên Communication Process Model

  • Bước 1: Attention

Nội dung tương tác giúp tạo sự chú ý, tương tác 2 chiều, đa chiều giữa người tiêu dùng với doanh nghiệp. Ví dụ, những bài PR hay quảng cáo hiển thị để giới thiệu sản phẩm cho phép khách hàng để lại ý kiến đánh giá, thảo luận. Các biển quảng cáo áp dụng nền tảng công nghệ số có thể chuyển động tạo được sự chú ý, kích thích tò mò của đối tượng mục tiêu.

  • Bước 2: Untertain

Sự phát triển của các nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp và khách hàng có thể tương tác ở mọi nơi, mọi lúc. Nhưng để kéo khách hàng vào cuộc hội thoại cần một nội dung tương tác tốt. Nội dung tương tác có thể xây dựng bằng một cuộc thi kể chuyện về thương hiệu, viral video hay livestream trên báo chí, social network.

  • Bước 3: Persuade

Nội dung tương tác giúp khách hàng tự nguyện tham gia vào cuộc hội thoại với nhãn hàng. Nhãn hàng từ đó xây dựng được niềm tin, cảm xúc tích cực của khách hàng với thương hiệu, vẫn thường được gọi là "brand love". Mà cảm xúc là yếu tố quan trọng trong quá trình quyết định mua hàng của khách hàng.

Dựa trên Consumer Journey Model

  • Bước 1: Nhận thức về thương hiệu
  • Bước 2: Quan tâm, yêu thích thương hiệu
  • Bước 3: Mong muốn được trải nghiệm sản phẩm dịch vụ
  • Bước 4: Mua hàng.

Toàn bộ những hoạt động này là quá trình diễn ra sự giao tiếp và marketing tham gia hầu hết các hoạt động này, người làm nội dung tương tác cũng tham gia hầu hết các hoạt động này. Trong đó, quá trình này liên quan rất nhiều đến ngành quảng cáo, bởi vì lúc này đây là truyền thông tạo ra sự nhận thức của người dùng đối với sản phẩm, sau đó sử dụng các kênh khác như PR, Banner có thể kết hợp với nhau để tạo ra sự quan tâm, thu hút khách hàng rồi dẫn đến hành vi mua hàng.

Tham khảo

  1. ^ a b Câu chuyện về “nội dung tương tác”.Seotot. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  2. ^ Sự lựa chọn cho content marketing tương lai.Spress. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  3. ^ You Now Have a Shorter Attention Span Than a Goldfish.Time. Truy cập ngày 27 tháng 4 năm 2020.
  4. ^ What is Interactive Content?. Ioninteractive. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  5. ^ a b c d e 5 Compelling Benefits of Interactive Content. Zembula. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  6. ^ Interactive Content Engages Your Audience. Rockcontent. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  7. ^ a b c d 7 Types of Interactive Content - Why & How to Use Them. Single Grain. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  8. ^ Top 5 Benefits of Interactive Content. Weld. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  9. ^ a b Nội dung tương tác tiếp tục là xu hướng thịnh hành trong năm 2020. The7 Media. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  10. ^ a b The Benefits of Interactive Content Marketing. Search Marketing Australia. Truy cập ngày 2 tháng 5 năm 2020.
  11. ^ Why Create Interactive Content? Examples and Benefits to Guide Your Strategy. Kapost. Truy cập ngày 5 tháng 5 năm 2020.
  12. ^ Interactive Content - Đi trước đón đầu xu hướng mới. Medium. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  13. ^ Infographic là gì?. Designs. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  14. ^ KOLs | Key Opinion Leaders – What Are They And Why Should You Care?. Influencer Marketing Hub. Truy cập ngày 8 tháng 5 năm 2020.
  15. ^ a b How to Measure Performance for a Successful Content Marketing Strategy.Grazitti.Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  16. ^ a b How to Measure Your Interactive Content Marketing Efforts.Martechadvisor.Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  17. ^ Page Views.Google Analytics.Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  18. ^ What Is Referral Marketing?.Business 2 Community. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  19. ^ Behavior tagging. Theinformr.Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  20. ^ How to Calculate Lead Conversion Rate.Brainshark.Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.
  21. ^ Click through rate (CTR).Sproutsocial. Truy cập ngày 10 tháng 5 năm 2020.