Bước tới nội dung

Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
Không có tóm lược sửa đổi
Syan1211 (thảo luận | đóng góp)
Không có tóm lược sửa đổi
Thẻ: Soạn thảo trực quan Sửa đổi di động Sửa đổi từ trang di động Sửa đổi di động nâng cao
Dòng 26: Dòng 26:
}}
}}
'''Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp''' là trường công lập chuyên đào tạo [[Mỹ thuật công nghiệp]] tại [[hà Nội|thành phố Hà Nội]], trực thuộc [[Bộ Giáo dục và Đào tạo]].
'''Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp''' là trường công lập chuyên đào tạo [[Mỹ thuật công nghiệp]] tại [[hà Nội|thành phố Hà Nội]], trực thuộc [[Bộ Giáo dục và Đào tạo]].
Lịch sử trường:


Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia.
Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia.

Phiên bản lúc 13:45, ngày 31 tháng 10 năm 2023

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp
Địa chỉ
360 đường La Thành, Ô Chợ Dừa, Đống Đa
, ,
Thông tin
Thành lập1949 (74–75 năm trước)

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp là trường công lập chuyên đào tạo Mỹ thuật công nghiệp tại thành phố Hà Nội, trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp ra đời năm 1949 (khi đó là trường Quốc gia Mỹ nghệ) đánh dấu một mốc son trong sự nghiệp đào tạo Mỹ thuật Công nghiệp nước nhà. Từ một cơ sở đào tạo Mỹ nghệ có quy mô nhỏ bé, đến nay trường đã trở thành một trung tâm đào tạo đại học, sau đại học và phát triển mỹ thuật công nghiệp lớn của Quốc gia.

Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp có quá trình xây dựng và phát triển từ Sơ cấp - Trung cấp - Cao đẳng và Đại học trải qua nhiều mốc lịch sử:

- Giai đoạn 1949 - 1954 Trường Quốc gia Mỹ nghệ.

- Giai đoạn 1954 - 1958 Trường Mỹ nghệ Việt Nam.

- Giai đoạn 1958 - 1965 Trường Trung cấp Mỹ nghệ.

- Giai đoạn 1965 - 1984 Trường Cao đẳng Mỹ thuật Công nghiệp.

- Giai đoạn từ 1984 đến nay Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp.

Hơn nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Trường đại học Mỹ thuật Công nghiệp đã từng bước khẳng định được thương hiệu và đạt được nhiều thành tựu rất tự hào. Nhiều công trình mỹ thuật lớn của nước nhà mang dấu ấn của Mỹ thuật Công nghiệp. Đây là thành quả, công sức của nhiều thế hệ họa sỹ, giảng viên, sinh viên… nhà trường đã và đang kế tiếp nhau chung tay xây dựng.

Cơ sở của trường tọa lạc tại số 360 đường La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội.

Lĩnh vực đào tạo

Trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp có 8 khoa gồm:

1-Thời trang

  • Ngành Thiết kế thời trang
  • Ngành Trang sức

2- Đồ họa

  • Ngành Đồ họa Công thương: đào tạo họa sĩ thiết kế logo, thương hiệu hàng hóa, bao bì sản phẩm, trình bày sách báo, tạp chí, các ấn phẩm khác,thiết kế nhân vật game,...
  • Ngành thảm: thiết kế tranh đồ họa trên thảm

3- Trang trí nội thất

  • Ngành Trang trí nội thất
  • Ngành Điêu khắc: đào tạo các họa sĩ thiết kế và thực hiện các công trình điêu khắc công cộng như tượng đài, tượng ngoài trời, phù điêu và tượng trang trí các công trình kiến trúc;
  • Ngành Hoành tráng: thiết kế và thi công tranh tường khổ lớn thường ở những nơi công cộng.

4- Mỹ thuật truyền thống

  • Ngành Gốm: đào tạo họa sĩ thiết kế các sản phẩm gốm;
  • Ngành Sơn mài: đào tạo họa sĩ thiết kế thiết kế tranh sơn mài và các sản phẩm sơn mài khác;
  • Ngành Trang sức: đào tạo họa sĩ thiết kế thiết kế đồ trang sức từ vật liệu quý như vàng, bạc,....

5- Tạo dáng công nghiệp

  • Ngành Tạo dáng Công nghiệp: đào tạo họa sĩ thiết kế thiết kế vỏ máy, các đồ dùng vật dụng có tính chất sản xuất hàng loạt;
  • Ngành Tạo dáng thủy tinh;
  • Ngành Đồ chơi;
  • Ngành Trang trí kim loại.

6- Mỹ thuật Cơ Sở

I- Chức năng: Khoa chuyên môn - Đào tạo cơ bản về Mỹ thuật. Tổ chức giảng dạy (một trong ba khối kiến thức: GD đại cương, Cơ bản về Mỹ thuật và Chuyên ngành).

II- Nhiệm vụ: Tổ chức triển khai giảng dạy các môn Cơ sở Mỹ thuật (8 môn) cho 3 hệ: Đại học, Cao đẳng và Đại học liên thông.

- Trang bị kiến thức nền tảng cho sinh viên các hệ trên;

7- Khoa học cơ bản

8- Tại chức

Xem thêm

Tham khảo

Liên kết ngoài