Khác biệt giữa bản sửa đổi của “Bình phong”

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Nội dung được xóa Nội dung được thêm vào
n Tôi thêm nội dung nguồn gốc của bình phong
Dòng 1: Dòng 1:
[[Tập tin:Folding screen at Musée Guimet, Paris.jpg|Một tấm bình phong được trưng bày bảo tàng [[Musée Guimet]], Paris|300px|thumb]]
[[Tập tin:Binh phong.jpg|thế=Một tấm bình phong được được sản xuất tại Việt Nam|nhỏ|Một tấm bình phong được [https://vachmythuat.com sản xuất tại Việt Nam]]]


== '''Nguồn gốc của bình phong''' ==
'''Bình phong''' là một loại đồ dùng được đặt đứng, nó bao gồm nhiều tấm bảng được kết nối với nhau bằng [[bản lề]] hay một phương tiện nào đó. Bình phong có nhiều dạng thiết kế và được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau, chủ yếu dùng để trang trí. Nó có xuất xứ từ [[Trung Hoa cổ đại]], sau đó được du nhập vào các nước [[Đông Á]], [[châu Âu]] và những nơi khác trên thế giới.
Bình phong có từ bao giờ? Thật khó trả lời chính xác câu hỏi này, chỉ biết rằng, ở phương Đông, từ khi con người biết xây dựng nhà cửa thì các quan niệm về phong thuỷ cũng dần dần xuất hiện và từng bước hoàn thiện; chiếc bình phong ra đời cũng từ các nguyên lý của phong thuỷ học.

Theo các nhà nghiên cứu về phong thuỷ Trung Quốc, việc sử dụng bình phong cho gia trạch cũng như mộ phần bắt nguồn từ lý thuyết về ''Triều'' và ''án'' trong Phong thuỷ. Triều có nghĩa là “quay về, hướng về”, viết tắt của chữ ''Triều sơn'', tức chỉ núi quay về, chầu về nhà cửa hay mộ phần-tựa như sự đối ứng giữa chủ và khách. Núi chầu về trong nghĩa ''triều sơn'' chỉ những ngọn núi ở phía xa và ở mặt trước.''Triều sơn'' có nhiều loại, có loại đỉnh nhọn, đỉnh bằng, đỉnh tròn.... Trong Phong thuỷ thường chỉ chuộng loại núi tròn đều hay ngang bằng bởi cho rằng loại núi nhọn hay có góc cạnh thường phát ra khí chẳng lành.

Còn “án” vốn nguyên có nghĩa gốc là cái bàn, bàn đương nhiên là đặt trước mặt của người ngồi. Án sơn là để chỉ ngọn núi nhỏ ở phía trước gia trạch hay mộ phần (2).

Nói chung, ''triều'' và ''án'' hết sức cần thiết cho gia trạch và mộ phần, tác dụng của chúng là ngăn cản những ảnh hưởng xấu (theo quan niệm dân gian) hay Hỏa khí (theo thuyết âm dương Ngũ hành) xâm nhập trực diện từ phía trước. Nhưng không phải lúc nào ''triều'' và ''án'' cũng mang lại những điều tốt lành mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn phù hợp nhưng việc lựa chọn này lại hoàn toàn không dễ dàng.

Thường thì mộ phần đặt ở vùng núi non nên việc chọn ''triều án'' khá thuận tiện, nhưng nhà cửa gia trạch lại chủ yếu nằm ở miền đồng bằng nên rất khó tìm triều và án. Trừ trường hợp cung điện đồ sộ của nhà vua thì đương nhiên phải tìm ra triều và án, còn thì đa số quan lại, thường dân chỉ mong tìm được án đã là tốt lắm rồi. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngắn... Chiếc bình phong ra đời từ đây.

Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.

Người Việt vốn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của văn minh Trung Hoa và các học thuyết Phong thuỷ nên cũng từ rất sớm, chiếc bình phong đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Còn hơn cả người Hán, người Việt đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều.


==Lịch sử==
==Lịch sử==

Phiên bản lúc 03:47, ngày 13 tháng 4 năm 2019

Một tấm bình phong được được sản xuất tại Việt Nam
Một tấm bình phong được sản xuất tại Việt Nam

Nguồn gốc của bình phong

Bình phong có từ bao giờ? Thật khó trả lời chính xác câu hỏi này, chỉ biết rằng, ở phương Đông, từ khi con người biết xây dựng nhà cửa thì các quan niệm về phong thuỷ cũng dần dần xuất hiện và từng bước hoàn thiện; chiếc bình phong ra đời cũng từ các nguyên lý của phong thuỷ học.

Theo các nhà nghiên cứu về phong thuỷ Trung Quốc, việc sử dụng bình phong cho gia trạch cũng như mộ phần bắt nguồn từ lý thuyết về Triềuán trong Phong thuỷ. Triều có nghĩa là “quay về, hướng về”, viết tắt của chữ Triều sơn, tức chỉ núi quay về, chầu về nhà cửa hay mộ phần-tựa như sự đối ứng giữa chủ và khách. Núi chầu về trong nghĩa triều sơn chỉ những ngọn núi ở phía xa và ở mặt trước.Triều sơn có nhiều loại, có loại đỉnh nhọn, đỉnh bằng, đỉnh tròn.... Trong Phong thuỷ thường chỉ chuộng loại núi tròn đều hay ngang bằng bởi cho rằng loại núi nhọn hay có góc cạnh thường phát ra khí chẳng lành.

Còn “án” vốn nguyên có nghĩa gốc là cái bàn, bàn đương nhiên là đặt trước mặt của người ngồi. Án sơn là để chỉ ngọn núi nhỏ ở phía trước gia trạch hay mộ phần (2).

Nói chung, triềuán hết sức cần thiết cho gia trạch và mộ phần, tác dụng của chúng là ngăn cản những ảnh hưởng xấu (theo quan niệm dân gian) hay Hỏa khí (theo thuyết âm dương Ngũ hành) xâm nhập trực diện từ phía trước. Nhưng không phải lúc nào triềuán cũng mang lại những điều tốt lành mà đòi hỏi phải có sự lựa chọn phù hợp nhưng việc lựa chọn này lại hoàn toàn không dễ dàng.

Thường thì mộ phần đặt ở vùng núi non nên việc chọn triều án khá thuận tiện, nhưng nhà cửa gia trạch lại chủ yếu nằm ở miền đồng bằng nên rất khó tìm triều và án. Trừ trường hợp cung điện đồ sộ của nhà vua thì đương nhiên phải tìm ra triều và án, còn thì đa số quan lại, thường dân chỉ mong tìm được án đã là tốt lắm rồi. Nếu không có án, người ta thường tạo nên những vật thay thế như đắp non bộ, trồng hàng rào hay xây bức tường ngắn... Chiếc bình phong ra đời từ đây.

Thuở ban đầu bình phong được làm rất đơn giản bằng các vật liệu dễ kiếm như tre nứa, gỗ, phiến đá, thậm chí bụi cây cũng được. Nhưng càng về sau, bình phong càng ngày càng được chú trọng làm bằng vật liệu bền vững như xây gạch, đắp đá; hình thức của bình phong cũng ngày càng cầu kỳ và phong phú.

Người Việt vốn chịu ảnh hưởng rất sâu sắc của văn minh Trung Hoa và các học thuyết Phong thuỷ nên cũng từ rất sớm, chiếc bình phong đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong ngôi nhà của họ. Còn hơn cả người Hán, người Việt đã phát triển quan niệm về chiếc bình phong trở nên phong phú, đa dạng lên nhiều.

Lịch sử

Một bức bình phong Trung Hoa trong tranh sơn dầu Chopin (1873) của Albert von Keller. Tiêu biểu cho phong cách của bình phong, mặt trước được trang trí cầu kỳ, trong khi mặt sau chỉ trang trí hình vẽ hoa lá đơn giản.

Từ Trung Hoa

Những tấm màn che đầu tiên đã có từ thời nhà Đông Chu (năm 771-256 trước Công Nguyên).[1][2] Nhưng bình phong xuất hiện chính thức từ thời nhà Hán (năm 206 trước Công Nguyên – 220 sau Công Nguyên).

Bình phong ban đầu được làm bằng gỗ, sau đó vẽ thêm lên những bức tranh về những câu chuyện thần thoại, phong cảnh hay những cảnh sinh hoạt trong cung đình. Cũng có loại bình phong được làm từ lụa bọc ngoài khung gỗ. Bản lề có thể được làm bằng bạc đính đá quí.

Du nhập vào Đông Á

Triều Tiên

Bình phong được quan tâm nhiều trong thời kỳ Tân La Triều Tiên thống nhất. Nó được gọi là irworobongdo, là một phần quan trọng thường được đặt sau ngai vàng của vua trong thời Nhà Triều Tiên.

Nhật Bản

Bình phong với hình trang trí hổ và rồng của Kanō Sanraku, thế kỷ 17, cỡ 1.78 x 3.56 mét.

Bình phong được du nhập vào Nhật từ thế kỷ thứ 8, trong thời kỳ thiên hoàng Thiên Vũ.

Du nhập vào châu Âu

Bình phong Trung Hoa dùng trong tòa án đế quốc Áo, thế kỷ 18, bộ sư tập hoàng gia

Bình phong được du nhập vào châu Âu vào cuối thời Trung Cổ.[1] Vào thế kỷ 17 và 18, nhiều bức bình phong đã được châu Âu mua về từ Trung Hoa, có bức có tới 32 mảnh ghép.

Sử dụng

Mặc dù có xuất xứ từ Trung Hoa, hiện nay bình phong có thể được nhìn thấy trong nhiều bản thiết kế nội thất khắp thế giới.[3] Một trong những công dụng của bình phong là che chắn cho không gian trong gia đình,[3] như tên của nó trong ký tự Trung Hoa ( bình; che chắn) và ( phong, gió). Nó cũng được dùng để tạo không gian riêng tư; như vào thời xưa, bức bình phong thường đặt trong phòng thay đồ của nữ.[3] Bình phong có thể được dùng để phân chia một căn phòng lớn thành nhiều phần hay tạo ra một lối đi ngay tại cửa ra vào, tạo một không gian trầm mặc, hay che đi lối vào nhà bếp, nó cũng có thể dùng như một vật trang trí tô điểm thêm cho không gian.

Xem thêm

Tham khảo

  1. ^ a b Handler, Sarah (2007). Austere luminosity of Chinese classical furniture. University of California Press. tr. 268–271, 275, 277. ISBN 978-0-520-21484-2.
  2. ^ Mazurkewich, Karen; Ong, A. Chester (2006). Chinese Furniture: A Guide to Collecting Antiques. Tuttle Publishing. tr. 144–146. ISBN 978-0-8048-3573-2.
  3. ^ a b c Cooper, Dan (1999). “Folding Grandeur”. Old House Interiors. 5 (1): 30–36. ISSN 1079-3941.