Điện gió Bình Thạnh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Điện gió Bình Thạnh
Điện gió Tuy Phong
Điện gió Bình Thạnh Điện gió Bình Thạnh (Việt Nam)
Điện gió Bình Thạnh
Map
Quốc gia Việt Nam
Địa điểmBình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận
Tình trạngĐang hoạt động
Bắt đầu thi công2008 (2008)
Bắt đầu vận hành18 tháng 4 năm 2012 (2012-04-18)
Chi phí xây dựng~ 2.000 tỷ đồng
  • Giai đoạn 1: gần 820 tỷ đồng
Sở hữuCông ty cổ phần Năng lượng tái tạo Việt Nam (REVN)
Vận hànhGiai đoạn 1: Tháng 4 năm 2012 (2012-04)
Nhà máy điện gió
LoạiĐất liền
Chiều cao cột85 m
Đường kính rôtơ77 m
Tốc độ gió~8 – 14 m/s
Phát điện
Công suất lắp đặt120 MW với 80 trụ tua bin
  • Giai đoạn 1: 30 MW với 20 trụ tua bin
  • Giai đoạn 2: 90 MW với 60 trụ tua bin
Hệ số năng suất1,5 MW/trụ tua bin
Điện năng thực hàng năm85 triệu kWh

Điện gió Bình Thạnh, trước đây gọi là Điện gió Tuy Phong, là nhà máy điện gió xây dựng tại vùng đất xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, Việt Nam.[1][2][3][4]

Điện gió Bình Thạnh khởi công năm 2008. Tháng 4 năm 2012 đã hoàn thành giai đoạn 1 dự án có 20 turbine gió với tổng công suất lắp máy 30 MW. Mỗi năm dự án sản xuất 85 triệu kWh điện và giảm phát thải hàng năm 58.000 tấn CO2 [3].

Toàn bộ dự án có 80 tua-bin với tổng công suất lắp máy 120 MW. Vào năm 2012, là nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á.[4]

Công trình liên quan[sửa | sửa mã nguồn]

Tại huyện Tuy Phong còn có Điện gió Phú Lạc 11°13′34″B 108°41′41″Đ / 11,226099°B 108,69478°Đ / 11.226099; 108.694780 (Phú Lạc) ở thôn Lạc Trị xã Phú Lạc, có công suất lắp máy 24 MW, khởi công ngày 27 tháng 7 năm 2015, đã hoàn thành ngày 19 tháng 9 năm 2016.[5]

Điện gió Bình Thạnh là nhà máy được xây dựng đầu huyện Tuy Phong, nên tên ban đầu là Điện gió Tuy Phong. Khi xuất hiện Điện gió Phú Lạc thì Điện gió Tuy Phong được gọi là Điện gió Bình Thạnh.

Sự cố[sửa | sửa mã nguồn]

Lúc 7 giờ sáng ngày 5/1/2020 đã xảy ra sự cố làm một trụ điện gió trị giá 70 tỉ đồng cháy rụi,[6] là sự cố đầu tiên dạng này xảy ra ở Việt Nam nên cơ quan điều tra chỉ khám nghiệm hiện trường.[7]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ Tập bản đồ hành chính Việt Nam. Nhà xuất bản Tài nguyên – Môi trường và Bản đồ Việt Nam. Hà Nội, 2013.
  2. ^ Bản đồ tỷ lệ 1:50.000 tờ C-49-14-D. Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, 2004.
  3. ^ a b Điện gió Tuy Phong hoàn thành hòa lưới điện quốc gia giai đoạn 1. Chương trình MTQG về Sử dụng NL TK & HQ - Bộ Công Thương, 2012. Truy cập 11/02/2019.
  4. ^ a b Bình Thuận: Khánh thành nhà máy điện gió lớn nhất Đông Nam Á. Vietnamnet, 19/04/2012. Truy cập 11/02/2019.
  5. ^ Thông cáo báo chí khánh thành Dự án Nhà máy điện gió Phú Lạc - giai đoạn 1. Bản tin EVN, 25/11/2016. Truy cập 11/02/2019.
  6. ^ Tuôcbin điện gió đầu tiên bị cháy ở Việt Nam, thiệt hại lớn thế nào?. Tuổi Trẻ, 5/1/2020. Truy cập 11/01/2020.
  7. ^ Vì sao trụ điện gió 70 tỉ đồng ở Bình Thuận cháy rụi?. Thanh Niên, 5/1/2020. Truy cập 11/01/2020.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]