141 Lumen

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
141 Lumen
Khám phá[1]
Khám phá bởiPaul-Pierre Henry
Ngày phát hiện13 tháng 1 năm 1875
Tên định danh
(141) Lumen
Phiên âm/ˈlmən/,[2] /ˈlmɛn/[3]
A875 AA
vành đai chính · (ở giữa)
Eunomian interloper
Đặc trưng quỹ đạo[1]
Kỷ nguyên 25 tháng 2 năm 2023
(JD 2.460.000,5)
Tham số bất định 0
Cung quan sát52.844 ngày (144,68 năm)
Điểm viễn nhật3,23723 AU (484,283 Gm)
Điểm cận nhật2,09253 AU (313,038 Gm)
2,66488 AU (398,660 Gm)
Độ lệch tâm0,214 77
4,35 năm (1589,0 ngày)
292,477°
0° 13m 35.623s / ngày
Độ nghiêng quỹ đạo11,8967°
318,504°
58,1076°
Trái Đất MOID1,12248 AU (167,921 Gm)
Sao Mộc MOID2,35027 AU (351,595 Gm)
TJupiter3,320
Đặc trưng vật lý
Kích thước131,03±2,9 km[1]
130 km[4]
131,35 ± 5,21 km[5]
Khối lượng(8,25 ± 5,77) × 1018 kg[5]
Mật độ trung bình
1,4 g/cm³ (ước tính)[6]
6,95 ± 4,93 g/cm³[5]
19,87 giờ (0,828 ngày)[1]
0,820 d (19,67 h)[7]
0,0540±0,002 [1]
0,054[4]
8,4

Lumen /ˈlmən/ (định danh hành tinh vi hình: 141 Lumen) là một tiểu hành tinh kiểu C, bằng đá, lớn, và tối ở vành đai chính. Nó có đường kính 130 km, di chuyển ở quỹ đạo gần nhóm tiểu hành tinh Eunomia, nhưng không thuộc nhóm này. Tuy vậy, NASA vẫn tiếp tục phân loại nó như một tiểu hành tinh vành đai chính.[8]

Ngày 13 tháng 01 năm 1875, anh em nhà thiên văn học người Pháp Paul HenryProsper Henry phát hiện tiểu hành tinh Lumen khi họ thực hiện quan sát tại Đài thiên văn Paris, nhưng chỉ Paul được cho là người đã phát hiện. Nó được đặt tên theo quyển Lumen: Récits de l'infini, một quyển sách của nhà thiên văn học Camille Flammarion.[9]

Richard P. BinzelSchelte J. Bus đã cho thêm sự hiểu biết về tiểu hành tinh này trong một khảo sát sóng ánh sáng phát hành năm 2003. Dự án này có tên là Small Main-belt Asteroid Spectroscopic Survey, Phase II (SMASSII), xây dựng trên một khảo sát các tiểu hành tinh vành đai chính trước kia. Dữ liệu quang phổ bước sóng có thể thấy được (0,435-0,925 micromét) đã được thu thập từ tháng 8 năm 1993 tới tháng 3 năm 1999.[10]

Dữ liệu đường cong ánh sáng cũng đã được các nhà quan sát ở đài thiên văn Antelope Hill ghi lại, đài này được Trung tâm tiểu hành tinh chỉ định là đài thiên văn chính thức.[11]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “141 Lumen”. JPL Small-Body Database. NASA/Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực. Truy cập ngày 12 tháng 5 năm 2016.
  2. ^ “lumen”. Merriam-Webster Dictionary.
  3. ^ “lumen”. Từ điển tiếng Anh Oxford . Nhà xuất bản Đại học Oxford. (Subscription or participating institution membership required.)
  4. ^ a b Supplemental IRAS Minor Planet Survey Lưu trữ 2006-06-23 tại Archive.today
  5. ^ a b c Carry, B. (tháng 12 năm 2012). “Density of asteroids”. Planetary and Space Science. 73 (1): 98–118. arXiv:1203.4336. Bibcode:2012P&SS...73...98C. doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  6. ^ See Georgij A. Krasinsky và cộng sự. Hidden Mass in the Asteroid Belt, Icarus, Vol. 158, p. 98 (2002), để ước tính mật độ
  7. ^ PDS lightcurve derived data
  8. ^ JPL Small-Body Database Browser
  9. ^ Schmadel Lutz D. Dictionary of Minor Planet Têns (fifth edition), Springer, 2003. ISBN 3-540-00238-3.
  10. ^ Bus, S., Binzel, R. P. Small tiểu hành tinh vành đai chính Spectroscopic Survey, Phase II. EAR-A-I0028-4-SBN0001/SMASSII-V1.0. NASA Planetary Data System, 2003.
  11. ^ “Lightcurve Results”. Bản gốc lưu trữ ngày 25 tháng 7 năm 2011. Truy cập ngày 21 tháng 3 năm 2010.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]