46 Leonis Minoris
Dữ liệu quan sát Kỷ nguyên J2000 Xuân phân J2000 | |
---|---|
Chòm sao | Tiểu Sư |
Xích kinh | 10h 53m 18,70487s[1] |
Xích vĩ | +34° 12′ 53,5375″[1] |
Cấp sao biểu kiến (V) | 3,83[2] (3,79–3,84[3]) |
Các đặc trưng | |
Kiểu quang phổ | K0+ III-IV[4] |
Trắc lượng học thiên thể | |
Chuyển động riêng (μ) | RA: +92,02[1] mas/năm Dec.: –285,82[1] mas/năm |
Thị sai (π) | 34.38 ± 0.21[1] mas |
Khoảng cách | 94,9 ± 0,6 ly (29,1 ± 0,2 pc) |
Cấp sao tuyệt đối (MV) | +1,45[5] |
Chi tiết | |
Khối lượng | 1,69[6] M☉ |
Bán kính | 8,22 ± 0,22[2] R☉ |
Độ sáng | 34 ± 2[2] L☉ |
Hấp dẫn bề mặt (log g) | 2,96[2] cgs |
Nhiệt độ | 4.670[2] K |
Độ kim loại | −0,20[7] |
Tốc độ tự quay (v sin i) | 1,81[8] km/s |
Tuổi | 6,76 tỷ[9] năm |
Tên gọi khác | |
Cơ sở dữ liệu tham chiếu | |
SIMBAD | dữ liệu |
46 Leonis Minoris (viết tắt 46 LMI), tên chính thức Praecipua /prɪˈsɪpjʊə/,[10] là ngôi sao sáng nhất trong chòm sao Tiểu Sư, thuộc lớp quang phổ K0+III-IV, có cấp sao biểu kiến 3,83 và được xếp vào loại sao khổng lồ đỏ.[9] Dựa trên các đo đạc thị sai, khoảng cách của nó với Mặt Trời là khoảng 95 năm ánh sáng. Người ta cũng đặt ra nghi vấn rằng nó là một sao biến quang với biên độ khoảng 0,05.[3]
Danh pháp
[sửa | sửa mã nguồn]46 Leonis Minoris là định danh Flamsteed của ngôi sao này. Nó đôi khi được định danh là "o LMI" (không phải "ο LMI"), từ danh lục Bode năm 1801. Người ta cho rằng nó lẽ ra có định danh là α, do Francis Baily quyết định viết kèm mỗi chữ cái Hy Lạp cho các sao sáng hơn cấp 4,5, nhưng định danh này đã bị bỏ sót trong danh lục của ông, mặc dù nó bao gồm cả sao β mờ hơn.[11]
Nó có tên gọi truyền thống Praecipua, bắt nguồn từ tiếng Latin có nghĩa là "Thủ lĩnh (sao của Tiểu Sư").[12] Tên gọi này nguyên ban đầu có thể là của 37 Leonis Minoris, nhưng sau đó bị chuyển nhầm sang ngôi sao này.[13] Năm 2016, Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) đã tổ chức một Nhóm công tác về Tên sao (WGSN)[14] để lập danh lục và chuẩn hóa tên riêng cho các ngôi sao. WGSN đã phê duyệt tên Praecipua cho ngôi sao này vào ngày 30 tháng 6 năm 2017 và hiện tại nó đã được đưa vào Danh sách Tên Sao được IAU phê duyệt.[10]
Nó còn được gọi là 勢四 (Thế Tứ), nghĩa là "Ngôi sao thứ tư của hoạn quan" trong thiên văn học truyền thống Trung Quốc.
Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ a b c d e van Leeuwen, F. (tháng 11 năm 2007), “Validation of the new Hipparcos reduction”, Astronomy and Astrophysics, 474 (2): 653–664, arXiv:0708.1752, Bibcode:2007A&A...474..653V, doi:10.1051/0004-6361:20078357
- ^ a b c d e Piau, L.; và đồng nghiệp (tháng 2 năm 2011), “Surface convection and red-giant radius measurements”, Astronomy and Astrophysics, 526: A100, arXiv:1010.3649, Bibcode:2011A&A...526A.100P, doi:10.1051/0004-6361/201014442
- ^ a b Samus, N. N.; Durlevich, O. V.; và đồng nghiệp (2009). “VizieR Online Data Catalog: General Catalogue of Variable Stars (Samus+ 2007–2013)”. VizieR On-line Data Catalog: B/gcvs. Originally Published in: 2009yCat....102025S. 1. Bibcode:2009yCat....102025S.
- ^ Keenan, Philip C.; McNeil, Raymond C. (1989). “The Perkins catalog of revised MK types for the cooler stars”. Astrophysical Journal Supplement Series. 71: 245. Bibcode:1989ApJS...71..245K. doi:10.1086/191373.
- ^ Mullan, D. J.; MacDonald, J. (2003). “Onset of Mass Loss in Red Giants: Association with an Evolutionary Event”. The Astrophysical Journal. 591 (2): 1203. Bibcode:2003ApJ...591.1203M. doi:10.1086/375446.
- ^ Lyubimkov, L. S.; Poklad, D. B. (2014). “Determining the effective temperatures of G- and K-type giants and supergiants based on observed photometric indices”. Kinematics and Physics of Celestial Bodies. 30 (5): 244. arXiv:1412.6950. Bibcode:2014KPCB...30..244L. doi:10.3103/S0884591314050055.
- ^ Wittenmyer, Robert A.; Gao, Dongyang; Hu, Shao Ming; Villaver, Eva; Endl, Michael; Wright, Duncan (2015). “The Weihai Observatory Search for Close-in Planets Orbiting Giant Stars”. Publications of the Astronomical Society of the Pacific. 127 (956): 1021. arXiv:1507.06051. Bibcode:2015PASP..127.1021W. doi:10.1086/683258.
- ^ Hekker, S.; Meléndez, J. (2007). “Precise radial velocities of giant stars. III. Spectroscopic stellar parameters”. Astronomy and Astrophysics. 475 (3): 1003. arXiv:0709.1145. Bibcode:2007A&A...475.1003H. doi:10.1051/0004-6361:20078233.
- ^ a b Soubiran, C.; Bienaymé, O.; Mishenina, T. V.; Kovtyukh, V. V. (2008). “Vertical distribution of Galactic disk stars. IV. AMR and AVR from clump giants”. Astronomy and Astrophysics. 480: 91. arXiv:0712.1370. Bibcode:2008A&A...480...91S. doi:10.1051/0004-6361:20078788.
- ^ a b “Naming Stars”. IAU.org. Truy cập ngày 16 tháng 12 năm 2017.
- ^ Wagman Morton (2003). Lost Stars. Blacksburg, Virginia: McDonald & Woodward. ISBN 0-939923-78-5.
- ^ Allen R. H. (1963). Star Names: Their Lore and Meaning . New York, NY: Dover Publications Inc. tr. 264. ISBN 0-486-21079-0.
- ^ Leo Minor: The little lion- Ian Ridpath's Star Tales
- ^ “IAU Working Group on Star Names (WGSN)”. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2016.