51 Nemausa

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
51 Nemausa
Khám phá
Khám phá bởiJoseph J. P. Laurent
Nơi khám pháNîmes
Ngày phát hiện22 tháng 1 năm 1858
Tên định danh
(51) Nemausa
Phiên âm/nɛˈmɔːsə/[1]
Đặt tên theo
Nemausus
A858 BA
Vành đai chính
Tính từNemausian /nɛˈmɔːsiən/
Đặc trưng quỹ đạo
Kỷ nguyên 31 tháng 12 năm 2006
(JD 2.454.100,5)
Điểm viễn nhật2,523 AU (377,381 Gm)
Điểm cận nhật2,208 AU (330.360 Gm)
2,365 AU (353.871 Gm)
Độ lệch tâm0,066
3,64 năm
(1328,853 ngày)
316,668°
Độ nghiêng quỹ đạo9,972°
176,168°
2,820°
Đặc trưng vật lý
Kích thướcc/a = 0,77±0,04[2]
170 × 136 km[3]
Đường kính trung bình
150±3 km[2]
Khối lượng(3,9±1,6)×1018 kg[2]
(2,48±0,86)×1018 kg[4]
Mật độ trung bình
2,2±0,9 g/cm3[2]
1,43±0,50 g/cm3[4]
0,09 (tính toán)[2]
0,093 [5]
G
7,35

Nemausa /nɛˈmɔːsə/ (định danh hành tinh vi hình: 51 Nemausa) là một tiểu hành tinh lớn ở vành đai chính có thành phần cấu tạo tương tự như tiểu hành tinh 1 Ceres. Nó được phát hiện vào ngày 22 tháng 1 năm 1858 bởi Joseph Jean Pierre Laurent ở một đài thiên văn tư nhân ở thành phố Nîmes, Pháp. Do đó tiểu hành tinh này được đặt tên theo thành phố này (theo tên tiếng Latinh). Người phát hiện ra nó là một người mang tên "J. Laurent" nào đó, và người này cũng không có phát hiện thêm một tiểu hành tinh nào nên chẳng ai biết về ông. Việc phát hiện tiểu hành tinh này diễn ra ở một đài thiên văn tư nhân trong ngôi nhà trước đây thuộc sở hữu của Benjamin Valz, người đã rời bỏ nơi đây để tới làm giám đốc đài thiên văn Marseille. Ông ta giao đài thiên văn cũ của mình cho L. Laurent - người sau đó đã phát hiện ra "51 Nemausa". Ngôi nhà này tọa lạc ở số 32 phố Nationale ở Nîmes, hiện có một tấm biển tưởng niệm việc phát hiện tiểu hành tinh này.

Một vệ tinh nhỏ của tiểu hành tinh này, được cho là có thể có, căn cứ trên các dữ liệu đường cong ánh sáng của nó.[6]

Nemausa có thể có dung lượng nước khoảng 14%.[7]

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ John Craig (1869) The Universal English Dictionary
  2. ^ a b c d e P. Vernazza et al. (2021) VLT/SPHERE imaging survey of the largest main-belt asteroids: Final results and synthesis. Astronomy & Astrophysics 54, A56
  3. ^ “Diameters”. Astronomical Applications Department of the U.S. Naval Observatory. Bản gốc lưu trữ ngày 27 tháng 9 năm 2011. Truy cập ngày 23 tháng 5 năm 2008.
  4. ^ a b Carry, B. (tháng 12 năm 2012), “Density of asteroids”, Planetary and Space Science, 73, tr. 98–118, arXiv:1203.4336, Bibcode:2012P&SS...73...98C, doi:10.1016/j.pss.2012.03.009. See Table 1.
  5. ^ Asteroid Data Sets Lưu trữ 2009-12-17 tại Wayback Machine
  6. ^ Other reports of asteroid/TNO companions
  7. ^ A. S. Rivkin (2002). “CALCULATED WATER CONCENTRATIONS ON C CLASS ASTEROIDS” (PDF). Lunar và Planetary Institute. Truy cập ngày 22 tháng 5 năm 2008.

Liên kết ngoài[sửa | sửa mã nguồn]