A-tu-la

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
A -tu -la

A-tu-la hay Asura (Tiếng Phạn: असुर Asura) hay các thần (Ác Thần) ở đình miếu trong tín ngưỡng Ấn Độ, đặc biệt được nhắc đến nhiều trong Phật giáo. Những vị thần này vẫn ở trong tam giới, phúc hơn cõi người, bằng trời nhưng đức kém hơn. Thân hình cũng xấu hơn. Vua thần thì ở lưng chừng núi Tu di. Khác còn thần cấp dưới thì ở đình miếu. Những vị này lúc tu hay bực tức hoặc chẳng có tu hành mà có công giúp dân. Nên được làm thần để hưởng phúc. Đến khi phúc hết thì thần lại đi đầu thai nơi khác.

Tên gọi[sửa | sửa mã nguồn]

Tên A-tu-la trong tiếng Việt là âm Hán Việt của 阿修羅 (a tu la) mà người Trung Quốc phiên âm từ "Asura" bằng tiếng Hán trung cổʔɑ sɨu lɑ, tiếng Quan thoại đọc là "Ā xiū luó" rồi viết ra chữ Hán.

Một số lập luận khác[sửa | sửa mã nguồn]

A Tu La và có nhiều tên gọi khác nhau: A tác la, A tô la, A tố la, A tố lạc, A tu luân. Trong Kinh thường nêu ra ba loại A Tu La: 1/ A Tu La thiên đạo. 2/ A Tu La quỷ đạo. 3/ A Tu La súc đạo.

Theo Từ điển Phật học Huệ Quang, quyển 1, trang 84 giải thích: "A Tu La là một trong 6 đường, một trong 8 bộ chúng, một trong 10 giới, một trong những vị thần xưa nhất ở Ấn Độ, Một loại quỷ thần hiếu chiến, thường bị coi là ác thần và thường tranh đấu với trời Đế Thích không ngừng nên có danh từ A Tu La trường, A Tu La chiến v.v…

Theo phẩm A Tu La Luân trong Kinh Tăng Nhất A Hàm 3: Thân hình của A Tu La cao 84.000 do tuần, miệng rộng mỗi bề 1.000 do tuần. Còn phẩm A tu La Luân trong Kinh Trường A Hàm 20, phẩm A tu luân trong Kinh Đại Lâu Thán 2. Kinh Khởi Thế Nhân Bản 5 v.v…đều ghi rõ chỗ ở và sự tích của A Tu La. Về nghiệp nhân của A tu la, các Kinh thường nêu ra 3 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loại nầy: Sân, mạn, nghi.

Theo Kinh Phật Vị Thủ Ca Trưởng Giả Thuyết Nghiệp Báo Sai Biệt thì liệt kê ra 10 thứ nhân làm cho chúng sanh sanh trong loài A tu la.

  • 1. Thân làm việc ác nhỏ.
  • 2. Miệng nói lời ác nhỏ.
  • 3. Ý nghĩ điều ác nhỏ.
  • 4. Lòng nảy kiêu mạn.
  • 5. Lòng nảy ngã mạn.
  • 6. Lòng nảy tăng thượng mạn.
  • 7. Lòng nảy đại mạn.
  • 8. Lòng nảy tà mạn.
  • 9. Lòng nảy mạn mạn.
  • 10. Hướng đến các căn lành.

Hình tượng của A tu la có nhiều thuyết khác nhau. Có chỗ cho rằng: A tu la có 9 đầu, 1000 mắt, miệng phun lửa, có 990 tay, 6 chân, thân to gấp 4 lần núi Tu di. Có chỗ cho rằng: A tu la có 1000 đầu, 2000 tay; 10.000 đầu, 20.000 tay; 3 đầu, 6 tay. Có chỗ cho rằng: A tu la có 3 mặt màu xanh đen, giận dữ, mình trụi và có 6 cánh tay.

Nhưng có thể chưa có nguồn nào đáng tin cậy. Nên các điều trên nay chỉ là giả thuyết.


- A Tu La trong súc sanh thì rất thích chèn ép những kẻ đồng loại, hay ăn thịt những chúng sanh khác như: cọp, beo, sư tử, chó sói, cáo, rắn, chim ưng, cá sấu, cá mập....

- A Tu La trong loài quỷ thì cũng có loại thiện, loại ác. Bọn ác quỷ thì không điếm xỉa đến phải trái gì cả, tuy rằng loài quỷ xưa nay không nói đến phải trái, thế nhưng bọn ác quỷ thì càng hung tợn, dữ dằn, càng không nói đến phải trái hơn cả.

Đây là điều mà bất cứ người tu hành nào cũng cần phải lưu tâm cảnh giác. Chúng ta phải nên nhớ rằng, phàm là người tu hành thì chớ có đi tranh, đi đấu với kẻ khác, càng không nên háo chiến háo thắng hơn thua với người khác, càng không nên a dua nịnh hót người, không nên vì chút lợi ích nhỏ nhoi của thế gian mà bất chấp thủ đoạn hại người.

Chúng ta cần phải thời thời khắc khắc kiểm thảo lấy chính mình, nếu chính mình có tập khí phiền não này thì hãy mau mau mà sửa lỗi, còn như vẫn ương ngạnh ngang bướng thì đời sau tất không tránh khỏi phải đi vào A Tu La đạo mà đầu thai.

Tuy rằng A Tu La ở cõi Trời, hay ở Nhân gian, hoặc trong ngạ quỷ và súc sanh họ cũng có phước báo rất lớn, có thể tha hồ mà hưởng phước thế nhưng bên cạnh việc hưởng phước này lại tạo không ít tội nghiệp.

Bởi vì tập khí ganh ghét, nịnh hót, sân hận, háo thắng của họ còn rất nặng, nên hễ ai làm họ không vừa ý thì liền tìm cách trả thù, gây oán ngay.

Cho nên, sau khi thọ mạng của A Tu La hết rồi thì liền lập tức đi thẳng vào tam ác đạo để thọ ác báo. Mà cái khổ trong tam ác đạo kể không hết, do đó con đường A Tu La này nhất định không thể đi !

H.T. TỊNH KHÔNG !

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]