Bước tới nội dung

Alăng Bảy

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Alăng Bảy
Sinh1930
A Tiêng, Đông Giang, Quảng Nam
Mất1 tháng 10, 2024(2024-10-01) (93–94 tuổi)
Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam
Quốc tịch Việt Nam
Thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam
Năm tại ngũ1960 – 1995
Cấp bậc
Tham chiếnChiến tranh Việt Nam
Tặng thưởngAnh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân
Huân chương Kháng chiến Huân chương Kháng chiến hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ giải phóng Huân chương Chiến sĩ giải phóng hạng Nhất
Huân chương Chiến công giải phóng Huân chương Chiến công giải phóng hạng Ba
Huân chương Chiến thắng Huân chương Chiến thắng hạng Nhất
Huân chương Quyết thắng Huân chương Quyết thắng hạng Nhất
Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Huân chương Chiến sĩ vẻ vang hạng Nhất, Nhì, Ba
Phối ngẫuBríu Thị Lee

Alăng Bảy (1930 – 1 tháng 10 năm 2024) là một sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.[1]

Cuộc đời

[sửa | sửa mã nguồn]

Alăng Bảy sinh năm 1930 tại xã A Tiêng, huyện Hiên (nay là huyện Đông Giang), tỉnh Quảng Nam, trong một gia đình người Cơ-tu. Năm 1958, ông thoát ly theo cách mạng.[2] Đến năm 1960, Alăng Bảy nhập ngũ và được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam. Năm 1963, khi chiến tranh nổ ra trên dọc dãy Trường Sơn, bộ Chỉ huy quân sự của tỉnh Quảng Nam đã điều động ông về Huyện đội Tây Giang và để ông đảm nhiệm chức vụ trợ lý tác chiến cho huyện đội. Cũng trong giai đoạn này, để thực hiện chủ trương tăng cường cán bộ chủ chốt, huyện đội đã điều Alăng Bảy về giữ chức chính trị viên kiêm xã đội trưởng và đồng thời là Chủ tịch ủy ban nhân dân xã Atiêng, sau đó là Bí thư xã Atiêng trong giai đoạn 1968–1975.[3][4]

Từ năm 1959 cho đến ngày thống nhất đất nước, Alăng Bảy đã tham gia chiến đấu cho hơn 90 trận đánh lớn nhỏ và lập được nhiều thành tích, nổi bật là việc dùng súng trường bắn rơi 5 máy bay của Không quân Hoa Kỳ vào năm 1962.[5][6] Đồng thời, ông cũng tham gia dân công hỏa tuyến, vận chuyển vũ khí và lương thực để phục vụ cho kháng chiến. Năm 1995, Alăng Bảy về hưu với quân hàm đại úy và được bầu làm Chủ tịch Hội Nông dân kiêm Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã Sông Kôn cho đến năm 2005.[7] Ông còn là người tiên phong trong việc tuyên truyền và vận động thanh thiếu niên học tập các làn điệu dân ca của người Cơ-tu, sử dụng các loại nhạc cụ dân tộc truyền thống.[8]

Alăng Bảy đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen, kỷ niệm chương và danh hiệu thi đua các cấp vì các thành tích trong kháng chiến, bảo tồn văn hóa truyền thống.[9] Ông cũng được tặng thưởng nhiều huân, huy chương. Năm 2015, ông được nhà nước Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân. Ông còn là nhân vật chính trong bức ảnh "Ngày trở về" của nhiếp ảnh gia Lê Vấn.[10][11] Tác phẩm đã đoạt nhiều giải thưởng trước khi trở thành tác phẩm được xét tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2022.[12] Ngày 1 tháng 10 năm 2024, Alăng Bảy qua đời tại xã Sông Kôn, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam, thọ 94 tuổi.[13]

Khen thưởng

[sửa | sửa mã nguồn]

Danh hiệu

[sửa | sửa mã nguồn]

Huân, huy chương

[sửa | sửa mã nguồn]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ Đăng Nguyên (1 tháng 10 năm 2024). “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Alăng Bảy - nhân vật bức ảnh nổi tiếng "Ngày trở về" từ trần”. Báo Quảng Nam. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2024.
  2. ^ Nguyễn Cường (25 tháng 7 năm 2010). “Huyền thoại anh hùng Cơtu Alăng Bảy”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  3. ^ Phan Tiến Dũng (2 tháng 10 năm 2024). “Chuyện về anh hùng Alăng Bảy bên dòng sông Kôn”. Báo Quân đội nhân dân. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  4. ^ Bùi Hữu Cường (1 tháng 10 năm 2011). “Người anh hùng bình dị bên dòng sông Kôn”. Đài Tiếng nói Việt Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  5. ^ Nguyễn Quang (6 tháng 9 năm 2020). “Nơi ấy Trường Sơn”. Báo công an Đà Nẵng. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  6. ^ Nguyễn Quang (6 tháng 9 năm 2020). “Những anh hùng huyền thoại giữa đại ngàn Trường Sơn”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 22 tháng 12 năm 2011.
  7. ^ Nguyễn Cường (26 tháng 7 năm 2010). “Huyền thoại anh hùng Cơtu Alăng Bảy (kỳ 2)”. Dân Trí. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  8. ^ Tiên Sa (10 tháng 11 năm 2018). “Già làng Alăng Bảy tích cực bảo tồn văn hóa Cơ Tu”. Dân tộc và Miền núi. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  9. ^ Tiên Sa (25 tháng 3 năm 2020). “Già làng Alăng Bảy với văn hóa Cơ-tu”. Dân tộc và Phát triển. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  10. ^ Hà An (20 tháng 3 năm 2017). “Nghệ sĩ Lê Vấn đoạt giải C nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam 30 năm đồng hành cùng đất nước đổi mới”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  11. ^ Xuân Hiền (11 tháng 12 năm 2022). “Mắt ảnh của nghệ sĩ Lê Vấn”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  12. ^ “87 tác giả, đồng tác giả được tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật năm 2022”. Thông tấn xã Việt Nam. 19 tháng 5 năm 2023. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.
  13. ^ Đăng Nguyên (1 tháng 10 năm 2024). “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Alăng Bảy - nhân vật bức ảnh nổi tiếng "Ngày trở về" từ trần”. Báo Quảng Nam. Bản gốc lưu trữ ngày 2 tháng 10 năm 2024. Truy cập ngày 2 tháng 10 năm 2024.