An Tây (xã)
An Tây
|
|||
---|---|---|---|
Xã | |||
Xã An Tây | |||
![]() Chợ Thùng Thơ | |||
Hành chính | |||
Quốc gia | Việt Nam | ||
Vùng | Đông Nam Bộ | ||
Tỉnh | Bình Dương | ||
Thị xã | Bến Cát | ||
Trụ sở UBND | Đường ĐT. 744, ấp Lồ Ồ | ||
Thành lập | 1979[1] | ||
Địa lý | |||
Tọa độ: 11°6′0″B 106°32′20″Đ / 11,1°B 106,53889°Đ | |||
| |||
Diện tích | 44,01 km² | ||
Dân số (2021) | |||
Tổng cộng | 41.394 người[2] | ||
Mật độ | 940 người/km² | ||
Khác | |||
Mã hành chính | 25843[3] | ||
Mã bưu chính | 75908 | ||
An Tây là một xã thuộc thị xã Bến Cát, tỉnh Bình Dương, Việt Nam.
Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]
Xã An Tây nằm ở phía tây nam của thị xã Bến Cát, thuộc tả ngạn sông Sài Gòn, có vị trí địa lý:
- Phía bắc giáp huyện Dầu Tiếng và xã An Điền
- Phía đông giáp xã An Điền
- Phía nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh và xã Phú An
- Phía tây giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Xã An Tây có diện tích 44,01 km², dân số năm 2021 là 36.907 người[4], mật độ dân số đạt 839 người/km².
Hành chính[sửa | sửa mã nguồn]
Xã An Tây được chia thành 4 ấp: An Thành, Đồng Sỏi, Lô Ồ, Rạch Bắp.
Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]
Địa bàn xã An Tây hiện nay xưa thuộc một thôn của tổng Bình Thạnh Thượng, tỉnh Gia Định; tổng Bình Thạnh Thượng bao gồm 12 thôn; An Sơn, An Thành Tây, An Thuận, An Thành, Định Thành, Kiến An, Kiến Điền, Phú Thứ, Phú Thuận, Thanh Điền, Thanh An, Thành Trị (Bến Súc). (Thôn Định Thành sau này trở thành thị trấn là huyện lỵ của huyện Dầu Tiếng như hiện nay)[5]
Năm 1867 - Pháp chia Nam Kỳ thành 24 hạt thanh tra, tổng Bình Thạnh Thượng thuộc về hạt thanh tra Sài Gòn (bao gồm 12 thôn như cũ).
Năm 1871 - Thống đốc Nam Kỳ ban nghị định điều chỉnh 24 hạt thanh tra xuống còn 18 hạt, hạt Thủ Dầu Một vẫn tồn tại và được nhận thêm Tổng BTT được tách ra từ hạt Sài Gòn.
Năm 1916 trên địa bàn tỉnh Thủ Dầu Một, thành lập quận Tương An gồm 4 tổng người Kinh ở xa tỉnh lỵ, trong đó có tổng BTT gồm có 11 làng : An Sơn, Kiến Điền, An Thành Tây, Định Thành, Phú Thứ, An Thành thôn, Kiến An, Phú Thuận, Thanh An, Thanh Điền (không có làng Thành Trị tức Bến Súc).
Ngày 30 tháng 07 năm 1926 quận Tương An giải thể và thành lập hai quận mới là Châu Thành và Bến Cát. Quận lỵ Châu Thành đặt ở làng Phú Cường, tỉnh Thủ Dầu Một. Quận lỵ Bến Cát đặt ở xã Mỹ Phước gồm có hai tổng là Bình Hưng và Bình Thạnh Thượng. Ở Tổng BTT có một số thay đổi như sau; nhập làng Phú Thuận với làng Phú Thứ thành làng An Tây Thôn. Nhập làng An Sơn với làng Kiến Điền thành làng An Điền xã. Nhập làng Thanh Điền và làng Thanh Trì thành làng Thanh Tuyền. Các làng Định Thành, Kiến An, Thanh Sơn vẫn giữ nguyên không thay đổi.
Từ năm 1955 - 1975 chính phủ Việt Nam Cộng Hoà chia tỉnh Thủ Dầu Một ra làm 3 tỉnh Phước Long, Bình Long & Bình Dương, tổng Bình Thạnh Thượng thuộc về tỉnh Bình Dương, trong tỉnh chia ra làm 6 quận, trong đó có quận Bến Cát và quận Dầu Tiếng. Quận Dầu Tiếng gồm một phần tổng BTT với 4 thôn : Định Thành, Thanh An, Thanh Tuyền, Kiến An. Phần còn lại của tổng BTT thuộc về quận Bến Cát gồm có : An Điền xã, Phú An thôn, An Tây thôn.
Tháng 02/1976 hợp nhất 3 tỉnh Bình Dương, Bình Long và Phước Long thành tỉnh Sông Bé, sáp nhập 3 xã An Điền, An Tây và Phú An thuộc quận Bến Cát cũ thành xã Tây Nam thuộc huyện Bến Cát tỉnh Sông Bé.
Xã An Tây cùng với các xã An Điền và Phú An, được thành lập năm 1979 trên cơ sở chia tách từ xã Tây Nam.[1]
Giao thông[sửa | sửa mã nguồn]
Xã An Tây có tỉnh lộ 744 chạy qua theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ a b “Quyết định 180-CP về việc điều chỉnh địa giới xã, thành lập xã ở vùng kinh tế mới thuộc các huyện Bến Cát, Tân Uyên, Bình Long, tỉnh Sông Bé”.
- ^ Công văn số 157/TB-SYT: Đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến 18g00’ ngày 03 tháng 11 năm 2021). “Dân số đến 03 tháng 11 năm 2021 - tỉnh Bình Dương” (PDF).
- ^ Tổng cục Thống kê
- ^ Công văn số 136/TB-SYT: Đánh giá cấp độ dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Bình Dương (tính đến 18g00’ ngày 17 tháng 10 năm 2021). “Dân số đến 17 tháng 10 năm 2021 - tỉnh Bình Dương” (PDF). Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2021.
- ^ “DẦU TIẾNG: ĐỊA DANH MỘT VÙNG ĐẤT NỔI TIẾNG, ĐẦY ẤN TƯỢNG”. ĐẤT, NGƯỜI BÌNH DƯƠNG (HỘI KHOA HỌC LỊCH SỬ BÌNH DƯƠNG). 25 tháng 7 năm 2012.