Aphareus rutilans

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aphareus rutilans
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Chi (genus)Aphareus
Loài (species)A. rutilans
Danh pháp hai phần
Aphareus rutilans
Cuvier, 1830
Danh pháp đồng nghĩa
  • Aphareus thompsoni Fowler, 1923

Aphareus rutilans là một loài cá biển thuộc chi Aphareus trong họ Cá hồng. Loài cá này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên[sửa | sửa mã nguồn]

Tính từ định danh rutilans trong tiếng Latinh có nghĩa là “ửng đỏ”, hàm ý đề cập đến màu đỏ trên đầu và lưng của loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống[sửa | sửa mã nguồn]

A. rutilans có phân bố rộng rãi trên vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaii, ngược lên phía bắc đến quần đảo Ryukyuquần đảo Ogasawara, giới hạn phía nam đến Úc, Nouvelle-CalédonieTonga.[3] Loài này cũng xuất hiện tại vùng biển Việt Nam, bao gồm quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[4]

A. rutilans sống gần các rạn san hô và đá ngầm ở độ sâu trong khoảng 10–330 m, nhưng thường được tìm thấy ở độ sâu từ 100 đến 250 m.[1]

Mô tả[sửa | sửa mã nguồn]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A. rutilans là 110 cm,[5] nhưng thường bắt gặp với kích thước khoảng 50–80 cm.[6]

A. rutilans có màu xanh lam xám, tím nhạt đến phớt đỏ. Viền hàm trên màu đen. Ở một số mẫu vật, ít nhất bên trong miệng, khoang mang và mang ánh màu bạc. Các vây có màu vàng nhạt đến phớt đỏ, trừ vây bụng và vây hậu môn đôi khi có màu trắng.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 10–11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 15–16; Số vảy đường bên: 69–75.[6]

Sinh thái[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn chủ yếu của A. rutilans là cá nhỏ, mực và động vật giáp xác.[5]Vanuatu, A. rutilans sinh sản tập trung vào mùa xuânmùa hè, đỉnh điểm là vào tháng 11 và tháng 12.[6] Số tuổi lớn nhất được biết đến ở A. rutilans là 18 năm.[1]

Thương mại[sửa | sửa mã nguồn]

A. rutilans từ lâu đã là loài chiếm ưu thế trong nghề đánh bắt ở vùng biển sâu tại Micronesia, còn ở Hawaii thì đây là một trong những loài cá nước sâu có tầm quan trọng về thương mại cũng như ngành câu cá giải trí.[1] Đây là loài thành phần được quản lý bởi Đơn vị Quản lý Cá tầng đáy (Bottomfish Management Unit) ở Guam, Bắc Mariana, Samoa thuộc MỹLiên bang Micronesia.[7][8]

Tham khảo[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. & Thaman, R. (2016). Aphareus rutilans. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194360A2321168. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194360A2321168.en. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  3. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Aphareus rutilans. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 12 tháng 6 năm 2023.
  4. ^ Osman Muda; Mansor Mat Isa; Chu Tien Vinh; Mohd Taupek Mohd Nasir & Aznan Zaina (2001). “Fish Taxonomic Studies in the South China Sea, Area IV: Vietnamese Waters” (PDF). Proceedings of the Fourth Technical Seminar on Marine Fishery Resources Survey in the South China Sea, Area IV: Vietnamese Waters, 18-20 September 2000. tr. 41–54.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  5. ^ a b Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Aphareus rutilans trên FishBase. Phiên bản tháng 10 năm 2023.
  6. ^ a b c William D. Anderson & Gerald R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Vol. 5. Bony fishes part 3. Roma: FAO. tr. 2855. ISBN 92-5-104302-7.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  7. ^ Brodziak, Jon K. T.; O'Malley, Joseph M.; Richards, Benjamin; DiNardo, Gerard (2012). “Stock assessment update of the status of the bottomfish resource of American Samoa, the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, and Guam, 2012”. Pacific Islands Fisheries Science Center administrative report H: 22.
  8. ^ Langseth, Brian; Syslo, John; Yau, Annie; Carvalho, Felipe (2019). “Stock Assessments of the Bottomfish Management Unit Species of Guam, the Commonwealth of the Northern Mariana Islands, and American Samoa, 2019”. NOAA technical memorandum NMFS-PIFSC: 71–72.