Bước tới nội dung

Aprion virescens

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Aprion virescens
Tình trạng bảo tồn
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Actinopterygii
Bộ (ordo)Lutjaniformes
Họ (familia)Lutjanidae
Phân họ (subfamilia)Etelinae
Chi (genus)Aprion
Valenciennes, 1830
Loài (species)A. virescens
Danh pháp hai phần
Aprion virescens
Valenciennes, 1830
Danh pháp đồng nghĩa
Danh sách
    • Mesoprion microchir Bleeker, 1853
    • Sparopsis latifrons Kner, 1868
    • Sparopsis elongatus Kner, 1868
    • Aprion kanekonis Tanaka, 1914

Aprion virescens là loài cá biển duy nhất thuộc chi Aprion trong họ Cá hồng. Loài này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1830.

Từ nguyên

[sửa | sửa mã nguồn]

Tên chi được ghép bởi hai âm tiết trong tiếng Hy Lạp cổ đại: a (ἀ; "không có") và prī́ōn (πρίων; "cái cưa"), hàm ý đề cập đến xương trước nắp mang nhẵn mịn, không có răng cưa; từ định danh virescens trong tiếng Latinh có nghĩa là "màu xanh lục", hàm ý đề cập đến màu xanh lục sẫm đến phớt xanh lam ở loài cá này.[2]

Phân bố và môi trường sống

[sửa | sửa mã nguồn]

Từ Biển Đỏ dọc theo Đông Phi, A. virescens được phân bố trải dài về phía đông đến quần đảo Hawaiiquần đảo Marquises, ngược lên phía bắc tới bờ nam Nhật Bảnđảo Jeju,[3] xa về phía nam đến Úc (gồm cả đảo Lord Howe) và Tonga.[1][4] A. virescens cũng được ghi nhận tại vùng biển Việt Nam,[5] bao gồm cả quần đảo Hoàng Saquần đảo Trường Sa.[6]

A. virescens sống trên các rạn san hô viền bờđầm phá ở độ sâu đến ít nhất là 180 m.[7]

Chiều dài cơ thể lớn nhất được ghi nhận ở A. virescens là 112 cm.[7] Cá có màu lục sẫm hoặc phớt lam nhạt. Răng nanh ở hai hàm chắc khỏe, hướng ra trước.

Số gai ở vây lưng: 10; Số tia vây ở vây lưng: 11; Số gai ở vây hậu môn: 3; Số tia vây ở vây hậu môn: 8; Số tia vây ở vây ngực: 16–18; Số vảy đường bên: 48–50.[8]

Sinh thái

[sửa | sửa mã nguồn]

Thức ăn của A. virescens chủ yếu là cá, nhưng cũng ăn động vật giáp xác, động vật chân đầusinh vật phù du.[8] Tuổi thọ lớn nhất được ghi nhận ở A. virescens là 32 năm tuổi.[9]

Những cá thể lớn có thể bị nhiễm độc ciguatera.[7]

Thương mại

[sửa | sửa mã nguồn]

A. virescens được đánh giá là một loại cá thực phẩm chất lượng. Loài này chủ yếu được bán tươi sống, nhưng cũng được bán ở dạng khô cáướp muối.[8]

A. virescens là loài được nhắm mục tiêu ở các rạn san hô Nam Phi. Loài này nằm trong số bốn loài cá hồng có giá trị thương mại cao nhất ở Hawaii, và cũng là loài cá tầng đáy thường xuất hiện trong nghề đánh bắt xa bờ ở đó. Đây cũng là một trong hai loài chiếm ưu thế trong sản lượng đánh bắt ở Palau.[1]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Russell, B.; Smith-Vaniz, W. F.; Lawrence, A.; Carpenter, K. E.; Myers, R. & Thaman, R. Aprion virescens. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2016: e.T194379A2326417. doi:10.2305/IUCN.UK.2016-3.RLTS.T194379A2326417.en. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  2. ^ Christopher Scharpf (2022). “Order Lutjaniformes: Families Haemulidae and Lutjanidae”. The ETYFish Project Fish Name Etymology Database. Bản gốc lưu trữ ngày 12 tháng 4 năm 2021. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.
  3. ^ Kim, Joon Sang; Kim, Byung Yeob; Song, Choon Bok (2011). “First Record of the Green Jobfish, Aprion virescens (Perciformes: Lutjanidae) from Korea” (PDF). Korean Journal of Ichthyology. 23 (4): 310–313. ISSN 1225-8598.
  4. ^ R. Fricke; W. N. Eschmeyer; R. van der Laan biên tập (2023). Aprion virescens. Catalog of Fishes. Viện Hàn lâm Khoa học California. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.
  5. ^ Lê Thị Thu Thảo (2011). “Danh sách các loài thuộc họ cá Hồng Lutjanidae ở vùng biển Việt Nam” (PDF). Hội nghị khoa học toàn quốc về Sinh thái và Tài nguyên sinh vật lần thứ 4: 362–368. Bản gốc (PDF) lưu trữ ngày 7 tháng 12 năm 2022. Truy cập ngày 6 tháng 3 năm 2023.
  6. ^ Nguyễn Hữu Phụng (2004). “Thành phần cá rạn san hô biển Việt Nam” (PDF). Tuyển tập Báo cáo Khoa học Hội nghị Khoa học "Biển Đông-2002": 275–308.
  7. ^ a b c Ranier Froese và Daniel Pauly (chủ biên). Thông tin Aprion virescens trên FishBase. Phiên bản tháng 6 năm 2024.
  8. ^ a b c W. D. Anderson & G. R. Allen (2001). “Lutjanidae” (PDF). Trong Kent E. Carpenter & Volker H. Niem (biên tập). The living marine resources of the Western Central Pacific. Volume 5. Roma: FAO. tr. 2856. ISBN 92-5-104587-9.Quản lý CS1: sử dụng tham số tác giả (liên kết)
  9. ^ O’Malley, Joseph; Wakefield, Corey B.; Kinney, Michael J.; Newman, Stephen J. (tháng 6 năm 2021). “Markedly Similar Growth and Longevity of Green Jobfish Aprion virescens over an Expansive Geographic Range between the Hawaiian Archipelago and the Eastern Indian Ocean”. Marine and Coastal Fisheries. 13 (3): 253–262. doi:10.1002/mcf2.10155. ISSN 1942-5120.