Barbourofelidae

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Barbourofelidae
Thời điểm hóa thạch: Thế Miocen, 16.9–9 triệu năm trước đây
Khung xương giả lập Barbourofelis loveorumBảo tàng Khoa học Tự nhiên Florida
Phân loại khoa học
Giới (regnum)Animalia
Ngành (phylum)Chordata
Lớp (class)Mammalia
Bộ (ordo)Carnivora
Phân bộ (subordo)Feliformia
Họ (familia)Barborofelidae
Schultz, et al., 1970[1]

Barbourofelidae là một họ thú có vú ăn thịt thuộc phân họ Feliformia từng sống ở Bắc Mỹ, lục địa Á-Âuchâu Phi vào thế Miocen (16,9-9,0 triệu năm trước), sinh tồn trong 7,9 triệu năm.[2]

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

Họ Barbourofelinae do Schultz et al. (1970) đặt tên. Chi điển hình là Barbourofelis. Bryant (1991);[3] coi nó là một phân họ trong họ Nimravidae.

Tuy từng bị coi là một phân họ của Nimravidae, ngày nay Barbourofelinae hay được nhìn nhận là gần với Felidae (họ Mèo) hơn với Nimravidae;[4] Morlo et al. (2004) cất nhấc nhóm này lên bậc họ.[2] Họ Barbourofelidae góp mặt trong hóa thạch từ thời Miocen sớm, tại châu Phi. Đến cuối Miocen sớm, một cây cầu đất xuất hiện nối châu Phi với lục địa Á-Âu, cho phép động vật hai bên di chuyển qua lại. Các loài Barbourofelide thực hiện ba chuyến di cư từ châu Phi sang châu Âu.[5] Barbourofelide lan ra khắp lục địa Á-Âu (ví dụ, chi Sansanosmilus hình thành ở châu Âu) và cho đến cuối thế Miocen đã lan đến Bắc Mỹ nhờ chi Barbourofelis.

Phân loại[sửa | sửa mã nguồn]

  • Họ †Barbourofelidae
    • Chi †Ginsburgsmilus
      • Ginsburgsmilus napakensis
    • Chi †Afrosmilus
      • Afrosmilus turkanae
      • Afrosmilus africanus
      • Afrosmilus hispanicus
    • Chi †Prosansanosmilus
      • Prosansanosmilus peregrinus
      • Prosansanosmilus eggeri
    • Chi †Sansanosmilus
      • Sansanosmilus palmidens
      • Sansanosmilus vallesiensis
      • Sansanosmilus piveteaui
    • Chi †Syrtosmilus
      • Syrtosmilus syrtensis
    • Chi †Vampyrictis
      • Vampyrictis vipera
    • Chi †Barbourofelis
      • Barbourofelis loveorum
      • Barbourofelis morrisi
      • Barbourofelis fricki
    • Chi †Albanosmilus
      • Albanosmilus jourdani
      • Albanosmilus whitfordi

Cây phát sinh loài[sửa | sửa mã nguồn]

Cây phát sinh dưới đây dựa trên Robles et al. (2013).[6]

Nimravidae

Eofelis edwardsii

Nimravus intermedius

Pseudaelurus spp.

Proailurus lemanensis

Barbourofelidae

Prosansanosmilus eggeri

Prosansanosmilus peregrinus

Afrosmilus turkanae

 Afrosmilini

Afrosmilus africanus

Afrosmilus hispanicus

 

Sansanosmilus palmidens

Albanosmilus

Albanosmilus jourdani

Albanosmilus whitfordi

Barbourofelis

Barbourofelis loveorum

Barbourofelis morrisi

Barbourofelis fricki

Barbourofelis piveteaui

 Barbourofelini

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Paleobiology Database (Barbourofelidae)”. Truy cập ngày 19 tháng 10 năm 2012.
  2. ^ a b Michale Morlo; Stéphane Peigné & Doris Nagel (tháng 1 năm 2004). “A new species of Prosansanosmilus: implications for the systematic relationships of the family Barbourofelidae new rank (Carnivora, Mammalia)”. Zoological Journal of the Linnean Society. 140 (1): 43. doi:10.1111/j.1096-3642.2004.00087.x.
  3. ^ H. N. Bryant. 1991. Phylogenetic relationships and systematics of the Nimravidae (Carnivora). Journal of Mammalogy.
  4. ^ Lars W. van den Hoek Ostende; Michael Morlo & Doris Nagel (tháng 7 năm 2006). “Fossils explained 52 Majestic killers: the sabre-toothed cats”. Geology Today. 22 (4): 150. doi:10.1111/j.1365-2451.2006.00572.x.
  5. ^ Michael Morlo (2006). “New remains of Barbourofelidae from the Miocene of Southern Germany: implications for the history of barbourid migrations”. Beiträge zur Paläontologie, Wien. 30: 339–346.
  6. ^ Josep M. Robles, David M. Alba, Josep Fortuny, Soledad De Esteban-Trivigno, Cheyenn Rotgers, Jordi Balaguer, Raül Carmona, Jordi Galindo, Sergio Almécija, Juan V. Bertó & Salvador Moyà-Solà, Journal of Systematic Palaeontology (2013): New craniodental remains of the barbourofelid Albanosmilus jourdani (Filhol,) from the Miocene of the Vallès-Penedès Basin (NE Iberian Peninsula) and the phylogeny of the Barbourofelini, Journal of Systematic Palaeontology, DOI:10.1080/14772019.2012.724090