Bước tới nội dung

Bánh chuối

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Bánh cupcake chuối

Bánh chuối là một loại bánh được chế biến bằng cách sử dụng chuối làm thành phần chính, cùng với những nguyên liệu làm bánh thông thường. Món ăn có thể được chế biến dưới nhiều hình dạng khác nhau, chẳng hạn như bánh nhiều lớp, như bánh muffincupcake. Bánh chuối hấp có thể được tìm thấy trong ẩm thực Trung Quốc, IndonesiaViệt Nam.[1][2][3]

Chế biến

[sửa | sửa mã nguồn]

Bánh chuối được chế biến bằng cách sử dụng chuối làm nguyên liệu chính và các nguyên liệu làm bánh thông thường như bột mì, đường, trứng, , bơ thực vật hoặc dầumuối nở.[4][5][6][7] Chuối có thể được nghiền nhừ hoặc xay nhuyễn bằng cách sử dụng máy xay thực phẩm hoặc máy trộn điện rồi trộn vào hỗn hợp làm bánh.[4][5] Có thể sử dụng chuối cắt lát để đặt lên trên bánh hoặc trang trí bánh.[5] Để làm món bánh chuối có thể dùng chuối chín nẫu hoặc chín đen.[4][6] Cũng có thể dùng sô-cô-la[8] kết hợp với chuối để hương vị được hòa quyện, khiến một số người cảm thấy thích thú.[5] Một số loại hạt như óc chómác ca có thể trộn với hỗn hợp[9][10] hoặc đặt lên trên bánh hoặc trang trí bánh.[9]

Kem phủ hoặc tráng men có thể được sử dụng trong quá trình chế biến,[5] có thể bao gồm đồ uống có cồn như rượu bourbon.[9] Bánh chuối có thể được nướng, hoặc chế biến như một loại bánh hấp bằng nồi hấp thực phẩm.[5][6] Bánh chuối có thể có kết cấu nhão.[7] Nó có thể được chế biến thành bánh nhiều tầng,[5][9] và có thể dùng hỗn hợp bánh để làm ra bánh muffinbánh cupcake.[7][11] Nó cũng có thể được chế biến thành món chay hoặc một món ăn ít chất béo.[8]

Các loại bánh

[sửa | sửa mã nguồn]

Trong ẩm thực Trung Quốc

[sửa | sửa mã nguồn]
Bánh chuối với sốt đậu đỏ.

Trong ẩm thực Trung Quốc, bánh chuối là một loại gao (một từ để chỉ các loại bánh làm từ bột mì hấp).[1] Gao Trung Quốc thường được dùng trong bữa chính hoặc bữa xế với trà, và thường không được dùng như món tráng miệng.[1]

Trong ẩm thực Việt Nam

[sửa | sửa mã nguồn]

Bánh chuối Việt Nam là một dạng bánh mì pudding,[3] có thể được hấp, nướng[3], chiên[12] hoặc kết hợp với khoai môn cắt lát.[13]

Trong ẩm thực Indonesia

[sửa | sửa mã nguồn]

Kue nagasari là một loại bánh chuối hấp phổ biến của Indonesia có thể được chế biến bằng chuối, bột đậu xanh hoặc bột gạo, nước cốt dừa và đường.[2][14]

Tham khảo

[sửa | sửa mã nguồn]
  1. ^ a b c Tropp, B. (1982). The Modern Art of Chinese Cooking. Cookbook Library. Morrow. tr. 518. ISBN 978-0-688-00566-5.
  2. ^ a b Long, L.M. (2015). Ethnic American Food Today: A Cultural Encyclopedia. Ethnic American Food Today. Rowman & Littlefield Publishers. tr. 294. ISBN 978-1-4422-2731-6.
  3. ^ a b c Le, H. (2014). Vietnamese Food with Helen's Recipes:. Createspace Independent Pub. tr. 158–161. ISBN 978-1-5005-2971-0.
  4. ^ a b c Greenspan, D.; Richardson, A. (2006). Baking: From My Home to Yours. Houghton Mifflin. tr. 204. ISBN 978-0-618-44336-9.
  5. ^ a b c d e f g Reisman, R. (2002). The Complete Idiot's Guide to Light Desserts. Complete Idiot's Guide to. Alpha Books. tr. 38–39. ISBN 978-0-02-864446-2.
  6. ^ a b c Mahunnop, W. (2013). 25 Delicious Banana Recipes. JustZen. tr. 18.
  7. ^ a b c Paré, J. (2002). The Rookie Cook. Company's Coming. Company's Coming Publishing, Limited. tr. 146. ISBN 978-1-895455-92-2.
  8. ^ a b Moll, Lucy (tháng 1 năm 1993). “A Better Banana Cake”. Vegetarian Times (185): 22.
  9. ^ a b c d Brass, M.; Brass, S.; Ryan, A. (2015). Baking with the Brass Sisters. St. Martin's Press. tr. 64–66. ISBN 978-1-250-06435-6. Truy cập ngày 20 tháng 4 năm 2016.
  10. ^ Heldstab, Celeste (2005). The Kitchen Grimoire Volume 4. Celeste Heldstab. tr. 402. ISBN 978-0-9774722-3-9.
  11. ^ Koch, M.; Legato, S. (2012). Eat More of what You Love. Running Press. tr. 322. ISBN 978-0-7624-4589-9.
  12. ^ Vatcharin Bhumichitr, Christine (PHT) Hanscomb, Michael (PHT) Freeman Banh Chuoi Vatch's Southeast Asian Cookbook tr. 130 Macmillan, 2000 ISBN 0-312-25431-8, ISBN 978-0-312-25431-5, 192 tr.
  13. ^ Jan Dodd, Mark Lewis, Ron Emmons The Rough Guide to Vietnam Rough Guides 2003 tr. 49 ISBN 1-84353-095-3, ISBN 978-1-84353-095-4, 590 tr.
  14. ^ Von Holzen, H.; Hutton, W.; Arsana, L. (1999). The Food of Indonesia: Authentic Recipes from the Spice Islands. Periplus World Food Series. Periplus Editions. tr. 114. ISBN 978-962-593-389-4.

Đọc thêm

[sửa | sửa mã nguồn]

Liên kết ngoài

[sửa | sửa mã nguồn]