Bể than Sông Hồng
Bài viết này là một bài mồ côi vì không có bài viết khác liên kết đến nó. Vui lòng tạo liên kết đến bài này từ các bài viết liên quan; có thể thử dùng công cụ tìm liên kết. (tháng 8 năm 2020) |
Bể than Đồng Bằng sông Hồng | |
---|---|
Địa điểm | |
Tỉnh | Thái Bình, Hưng Yên, Nam Định |
Quốc gia | Việt Nam |
Sở hữu | |
Công ty | Vinacomin |
Sản xuất | |
Sản xuất | Than mỡ, than nâu |
Bể than đồng Bằng Sông Hồng là một bể than có trữ lượng lớn nằm ở bắc Việt Nam thuộc đồng bằng sông Hồng, ước tính khoảng 210 tỉ tấn than.[1] 90% trữ lượng than tập trung ở tỉnh Thái Bình. Theo các điều kiện kiến tạo và tự nhiên, toàn bộ bể than được chia thành 8 vỉa trong đó 3 ở Hưng Yên, 4 ở Thái Bình, và 1 ở Nam Định.[2] Theo tính toán của nhà chức trách Việt Nam, bể than sông Hồng có trữ lượng khoảng 42 tỷ tấn, nếu đưa vào khai thác công nghiệp còn có thể khai thác thêm vài trăm năm nữa (tính từ 2016).[3]
Bể than Sông Hồng có thành phần than chủ yếu là bán bitum (than mỡ) và các than có năng lượng thấp như than nâu (lignit) và than bùn. Than mỡ có năng lượng khoảng 6000–6200 kcal/kg, và có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,6% S), thích hợp cho phát điện và luyện kim. Bể than sông Hồng trải rộng trên diện tích 3500 km2 (MTM, 2008). Độ sâu các vỉa than để khai thác được phân nửa trữ lượng bằng phương pháp lộ thiên, phần còn lại bằng phương pháp hầm lò, với độ sâu 300–1000 m.[4] Khai thác ở độ sâu lớn với địa tầng đá phủ yếu của vỉa có thể gây ra các vấn đề nguy hiểm cho vùng này.[5]
Thử nghiệm khai thác
[sửa | sửa mã nguồn]Việc khai thác ở độ sâu lớn có khả năng gây ra những vấn đề môi trường nghiêm trọng như sụt lún bề mặt đất. Tậo đoàn Than-Khoáng sản Việt Nam đang thử nghiệm khai thác ở 3 mỏ tại Hưng Yên và 1 mỏ tại Thái Bình, nếu có những vấn đề về sụt lún dự án sẽ ngưng lại. Các dự án thí điểm này dùng công công nghệ khai thác hầm lò phần nông (mức -450/-600 m), phần sâu (-600/-1.200 m) và khí hóa than ngầm nông (mức ---9=\']-[300/-450m) và sâu (-450/-900 m). Tổng chi phí thử nghiệm khoảng 6,5 triệu USD. Trong đó hai đối tác nước ngoài là Úc và Nhật Bản chịu 40%, TKV chịu 60%.[6]
Thành tạo than của đồng bằng Sông Hồng nằm trong các trầm tích Neogen, phía bên trên là các trầm tích Đệ Tứ mềm xống.[6]
Xem thêm
[sửa | sửa mã nguồn]Tham khảo
[sửa | sửa mã nguồn]- ^ “Mineral deposits of Vietnam” (PDF). actamont.tuke.sk. 2012. Truy cập ngày 26 tháng 7 năm 2013.
- ^ “Vietnam to evaluate real reserves of 210”. VietNamNet. Bản gốc lưu trữ ngày 3 tháng 12 năm 2016. Truy cập 6 tháng 9 năm 2016.
- ^ Nguyễn Hoài (ngày 1 tháng 9 năm 2016). “Bộ Công Thương: Việt Nam có thể khai thác than vài trăm năm nữa”. VnExpress. Truy cập ngày 1 tháng 9 năm 2016.
- ^ “Khí hóa than: Triển vọng khai thác bể than sông Hồng”. Báo em đẹp. Bản gốc lưu trữ ngày 11 tháng 9 năm 2016. Truy cập 6 tháng 9 năm 2016.
- ^ Paul Baruya, 2000, Prospects for coal and clean coal technologies in Vietnam, IEA Clean Coal Centre, ISBN 978-92-9029-484-9
- ^ a b “Mở bể than 210 tỷ tấn, sụt lún là đáng lo ngại”. Bản gốc lưu trữ ngày 21 tháng 8 năm 2016. Truy cập 6 tháng 9 năm 2016.