Cóc
Bài này không có nguồn tham khảo nào. |
Cóc nhà | |
---|---|
![]() Cóc nhà (Duttaphrynus melanostictus), một loài cóc phổ biến ở Việt Nam. | |
Tình trạng bảo tồn | |
Phân loại khoa học | |
Giới (regnum) | Animalia |
Ngành (phylum) | Chordata |
Lớp (class) | Amphibia |
Cóc trong tiếng Việt khi đề cập tới một nhóm động vật thuộc bộ Ếch nhái hay bộ Không đuôi (Anura) thì nói chung là các động vật có lớp da sần sùi, khi trưởng thành chủ yếu sống trên cạn. Tuy nhiên, nó không là sự phân loại khoa học chính xác do cóc có thể là tên gọi chung cho các loài trong các họ khác nhau, ví dụ họ Cóc hay họ Cóc rừng (Bufonidae), họ Cóc tía (Bombinatoridae), họ Cóc lưỡi tròn (Discoglossidae), họ Cóc đào hang Mexico (Rhinophrynidae), họ Cóc chân mai (Scaphiopodidae) v.v hay một số loài trong họ Ếch nhái thực (Dicroglossidae), chẳng hạn cóc nước sần (Occidozyga lima) hay cóc nước nhẵn (Occidozyga laevis).
Một số loài cóc ở Việt Nam[sửa | sửa mã nguồn]
- Họ Bufonidae: Họ Cóc/họ Cóc rừng
- Họ Bombinatoridae: Họ Cóc tía
- Bombina maxima, syn. B. microdeladigitora: Cóc tía
- Họ Megophryidae: Họ Cóc bùn
- Brachytarsophrys feae: Cóc mày phê
- Brachytarsophrys intermedia: Cóc mắt trung gian
- Leptobrachium chapaense: Cóc mày sapa
- Leptobrachium leucops: Cóc mày mắt trắng
- Leptobrachium ngoclinhense: Cóc mày Ngọc Linh/Ếch gai hàm Ngọc Linh
- Leptobrachium promustache: Cóc mắt xanh
- Leptobrachium pullum: Cóc mắt đỏ
- Leptolalax aereus: Cóc mày aereus
- Leptolalax applebyi: Cóc mày applebyi
- Leptolalax bidoupensis: Cóc mày Bidoup
- Leptolalax firthi: Cóc mày firthi
- Leptolalax nahangensis: Cóc mày Na Hang
- Leptolalax sungi: Cóc mày Sung
- Megophrys longipes: Cóc gai mắt
- Megophrys major, syn. Xenophrys major: Cóc mắt lớn
- Megophrys palpebralespinosa, syn. Xenophrys palpebralespinosa: Cóc mày gai mí
- Ophryophryne gerti: Cóc núi gert
- Ophryophryne pachyproctus: Cóc núi
- Oreolalax sterlingae: Cóc núi sterling
- Họ Dicroglossidae: Họ Ếch nhái thực
Trong văn hóa[sửa | sửa mã nguồn]
Cóc được nhắc đến trong văn hóa dân gian. Ở Việt Nam có câu chuyện "Cóc kiện trời" đề cao trí thông minh của chú cóc và dân gian có câu: "Con cóc là cậu ông trời, hễ ai đánh nó thì trời đánh cho". Ngoài ra còn có câu chuyện "Gan cóc tía", ca ngợi sự dũng cảm của cóc.
Ngoài ra còn có câu: "Cóc ghẻ đòi ăn thịt thiên nga", ám chỉ những người con trai không biết thân phận, tơ tưởng và đòi cưới những cô gái xinh đẹp, đài các hay câu "Nôm na là cha cóc nhái".
Trong tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung có nhắc đến con cóc có tên là Chu Cáp, đây là con cóc cực độc, sau bị Đoàn Dự ăn và gia tăng công lực. Ngoài ra còn có một môn võ công lợi hại mô phỏng thế của loài cóc là Hàm mô công hay Cáp mô công của Âu Dương Phong.
Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]
- ^ Arvin Diesmos; Peter Paul van Dijk; Robert Inger; Djoko Iskandar; Michael Wai Neng Lau; Zhao Ermi; Lu Shunqing; Geng Baorong; Lue Kuangyang; Yuan Zhigang; và đồng nghiệp (2004). “Hoplobatrachus rugulosus”. Sách đỏ IUCN về các loài bị đe dọa. 2004: e.T58300A11760194. doi:10.2305/IUCN.UK.2004.RLTS.T58300A11760194.en.