Cầu Rạch Chiếc

Cầu Rạch Chiếc
Cầu Rạch Chiếc nhìn từ phía Thành phố Thủ Đức
Quốc gia Việt Nam
Vị tríThành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Tuyến đườngXa lộ Hà Nội
Bắc quaRạch Chiếc
Tọa độ10°48′48″B 106°45′25″Đ / 10,813284°B 106,757004°Đ / 10.813284; 106.757004 (Cầu Rạch Chiếc)
Thông số kỹ thuật
Tổng chiều dài736 m[1]
Rộng48 m[1]
Lịch sử
Khởi công19 tháng 9 năm 2009[1]
Đã thông xe10 tháng 7 năm 2012[2]
Vị trí
Map

Cầu Rạch Chiếc là một cây cầu bắc qua Rạch Chiếc trên tuyến đường Võ Nguyên Giáp ở thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.

Lịch sử[sửa | sửa mã nguồn]

Cầu Rạch Chiếc được xây dựng dưới thời Việt Nam Cộng hòa, cùng với cầu Sài Gòn và tuyến xa lộ Biên Hòa và được đưa vào sử dụng từ năm 1961. Cầu có chiều dài 148 m, chiều rộng 16,5 m.[3]

Từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975, tại cầu đã diễn ra một trong những trận đánh cuối cùng của chiến dịch Hồ Chí Minh, mở đường cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.[4]

Sau nhiều năm sử dụng, cầu đã xuống cấp, không còn đáp ứng được lưu lượng phương tiện ngày càng tăng trên xa lộ Hà Nội nên vào ngày 19 tháng 9 năm 2009, cầu Rạch Chiếc mới đã được khởi công xây dựng để thay thế cầu cũ.[1]

Cầu mới có chiều dài 736 m, chiều rộng là 48 m với 10 làn xe, gồm 3 nhánh cầu riêng biệt với hai nhánh biên mỗi bên rộng 9,8 m, nhánh giữa rộng 26,5 m[1]. Công trình hoàn thành vào ngày 10 tháng 7 năm 2012.[2]

Hình ảnh[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ a b c d e “Khởi công xây dựng cầu Rạch Chiếc”. Cổng thông tin điện tử Bộ Giao thông vận tải. 21 tháng 9 năm 2009.
  2. ^ a b “Chính thức thông xe cầu Rạch Chiếc mới”. Báo điện tử Pháp Luật Thành phố Hồ Chí Minh. 11 tháng 7 năm 2012.
  3. ^ “TP HCM họp khẩn cứu cầu Rạch Chiếc”. Báo điện tử VnExpress. 25 tháng 10 năm 2006.
  4. ^ “Ký ức nóng bỏng về trận chiến đấu lịch sử ở cầu Rạch Chiếc”. Cổng Thông tin điện tử Chính phủ - Thành phố Hồ Chí Minh. 30 tháng 4 năm 2015.

Xem thêm[sửa | sửa mã nguồn]